K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2017

Hàn Mặc Tử, với cuộc đời ngắn ngủi, tâm hổn đa cảm, mong manh đã để lại cho đời những bài thơ rất đặc sắc. "Mùa xuân chín" là một trong số đó. Trong không gian của buổi giao mùạ, một góc tâm tình của tác giả: Nhớ làng, nhớ quê... và một cái gì đó rất mơ hồ, gợi trong lòng ta biết bao suy nghĩ. "Mùa xuân chín" một khoảng trời riêng của cảm xúc đang "chín" trong lòng nhà thơ, trong lòng người đọc.

(chỉ là phần nhỏ bạn nên thêm ý để đoạn văn cảm nhận hoàn chỉnh hơn)

20 tháng 9 2017

thank's bạn nhìu nha nhưng mk cần một bài văn những không sao mk sẽ sữa ý của bản vào bài văn của mkhaha

MÙA XUÂN CHÍNTrong làn nắng ửng khói mơ tanĐôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.Sột soạt gió trêu tà áo biếc,Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trờiBao cô thôn nữ hát trên đồiNgày mai trong đám xuân xanh ấyCó kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,Hổn hển như lời của nước mây,Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,Nghe ra ý vị và thơ ngây... Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,Lòng trí...
Đọc tiếp
MÙA XUÂN CHÍNTrong làn nắng ửng khói mơ tanĐôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.Sột soạt gió trêu tà áo biếc,Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trờiBao cô thôn nữ hát trên đồiNgày mai trong đám xuân xanh ấyCó kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,Hổn hển như lời của nước mây,Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,Nghe ra ý vị và thơ ngây... Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:- Chị ấy, năm nay còn gánh thócDọc bờ sông trắng nắng chang chang?(Hàn Mặc Tử)Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?a. Thơ bốn chữ b. Thơ năm chữ c. Thơ sáu chữ d. Thơ bảy chữCâu 2: Khổ thơ thứ nhất gieo vần:a. vần chân vần liền. b. vần chân vần cách c. vần lưng vần liền d. Vần lưng vần cách Câu 3: Em hãy chỉ ra cách ngắt nhịp trong ba câu thơ sau:Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:- Chị ấy, năm nay còn gánh thóca. 1/2/4 b. 2/2/3 c. 3/4 d. 2/1/4Câu 4: Trong khổ thơ thứ nhất có mấy từ tượng hình, mấy từ tượng thanh.a. Không từ tượng hình và một từ tượng thanh.b. Một từ tượng hình và một từ tượng thanh.c. Hai từ tượng hình và một từ tượng thanh.d. Hai từ tượng hình và hai từ tượng thanh.Câu 5: Hai câu thơ sau sử dụng nghệ thuật gì?Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,Hổn hển như lời của nước mây,a. Biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh; nhịp điệu linh hoạt, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.b. Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh; nhịp điệu linh hoạt, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.c. Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, hoán dụ; nhịp điệu 4/3, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.d. Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa; nhịp điệu 4/3, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.Câu 6: Trong khổ thơ thứ nhất, bức tranh thiên nhiên được hiện lên qua những hình ảnh thơ:a. Làn nắng ửng, khói mơ tan, đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng, tà áo biếc, giàn thiên lí.b. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời, bao cô thôn nữ hát trên đồi, đám xuân xanh, kẻ theo chồng.c. Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, hổn hển như lời của nước mây, thầm thì với ai ngồi dưới trúc.d. Khách xa, mùa xuân chín, Chị ấy năm nay còn gánh thóc, bờ sông nắng chang chang.Câu 7: Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong khổ thơ thứ 3 và nêu tác dụng của chúng.a. Từ tượng hình: vắt vẻo, lưng chừng diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người; từ tượng thanh: thầm thì vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm xúc tha thiết.b. Từ tượng hình: vắt vẻo, lưng chừng, hổn hển diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người; từ tượng thanh: thầm thì vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm x
0
24 tháng 11 2019

Mỗi dòng thơ đều phảng phất hơi xuân, đều thấm đượm cái đẹp của tâm hồn thi sĩ. Mùa xuân bắt đầu từ cái nắng mới lạ thường:

"Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí bóng xuân sang".

Đúng là nắng xuân, chẳng phải tia nắng, hạt nắng, chẳng phải giọt nắng mà là "làn nắng". Chữ "làn" như gợi một hơi thở nhẹ nhàng, nắng như mỏng tang, mềm mại trải đều trong thơ và trong không gian. Làn nắng lại "ửng" lên trong "khói mơ tan". Cảnh sắc nhẹ nhàng, đẹp dân dã mà huyền diệu. Sương khói quyện với nắng; cái "ửng" của nắng được tôn lên trong làn khói mơ màng đang "tan" ấy. Ngòi bút thi sĩ vẫn hướng đến một nét thơ truyền thống, cổ điển, cảnh như có hồn, như có tình chan chứa. Trân trọng đón lấy cái nắng mới tinh khiết ấy là "Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng'!. Sự hô ứng trong vần thơ tạo ra một cảm xúc ấm áp, cảnh vật cân xứng hài hòa, đầy thơ mộng. Vài nét chấm phá đơn sơ mà tinh tế gợi cảm, dung dị mà đáng yêu. Chỉ có "đôi mái nhà tranh" hiện lên trong "làn nắng ửng" nhưng vẫn gợi lên một sức sống đang lay động, dân dã bình yên rất thân thuộc với mọi người. Nắng như đang rắc lên "đôi mái nhà tranh" chút sắc xuân và hương xuân

Sột soạt gió trêu tà áo biếc". Cái âm thanh của gió "trêu" tà áo và cái gam màu "biếc" của, lá ây là cái tình xuân. Một chữ "trêu" đáng yêu quá, thân thương quá, có gì như mang hương sắc đồng quê từ những câu ca dao, hát ghẹo tình tứ thuở nào cứ ngân nga mãi trong lòng ta... Gió cũng chọn áo mà "trêu", phải chọn áo biếc mới thật thơ, thật đẹp. Mùa xuân là như thế, "chín" là như thế!

Từ cụ thể, từ làn nắng, từ mái nhà tranh, từ gió rồi mới khái quát: "Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang". Câu thơ có một sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương đón “bóng xuân sang", cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc. Bên giàn thiên lí, mùa xuân đã sang. Mùa xuân nhẹ nhàng bước... như có thể cầm được, có thể ngắm được ngay trước mắt mỗi chúng ta.

24 tháng 11 2019

"Mùa xuân chín " được rút ra từ trong thơ điên của Hàn Mặc Tử (đề mục Hương Thơm). Trong Thi nhân Việt Nam , Hoài Thanh có nhận xét bao quát về mảng Hương Thơm này như sau: "Ta bắt đầu bước vào một nơi ánh trăng, ánh nắng, tình yêu và cả người yêu đều như muốn biến ra hương khói". Nhưng đã xem Mùa Xuân Chín ta thấy chẳng những thơ không điên, lòng thi nhân thanh tao, cõi hồn siêu thoát, tựa thể ông đang ngồi thụ cảnh thiên thai của bậc khách tiên sa. Mạch thơ cũng tách bạch ra khỏi hẳn cõi sao trăng, ảo tình sương khói ấy:

Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

Đây hẳn là những mái nhà đã được lợp bằng rạ vẫn còn mới ở thôn quê, bởi những sắc màu của rơm rạ còn ánh lên lấm tấm vàng, dưới làn nắng sớm ban mai. Cảnh thơ như bức gấm thêu, đây đó vấn vương vài làn sương mỏng. Toát lên tấm tình của thi nhân với nơi thôn dã rất thân thiết. Đến hai câu sau đó:

Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang

"...tà áo biếc" ở đây để chỉ cái dáng xanh mềm mại của giàn thiên lý, khi gió thổi qua giàn mới phát ra tiếng kêu "sột soạt". Nếu gió thổi ngoài trời: nhẹ thì hiu hiu, vi vút... gió to sẽ rít lên ào... ào...

11 tháng 8 2019

Tham Khảo

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại trong lòng người những xao xuyến sau bao năm xa quê hương
Bác của chúng ta, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, chịu biết bao nhiêu khổ cực, vượt qua bao nhiêu khó khăn, thì năm 1941, ước nguyện được trở về quê hương của Người cũng đã trở thành hiện thực. Bên cột móc 108 biên giới Việt Trung, Bác lặng người ngắm nhìn núi rừng Cao Bằng - mảnh đất địa đầu đất nước. Người cúi xuống hôn lên nắm đất Tổ quốc mà đôi mắt rưng rưng.Cùng được sinh ra trong bọc trăm trứng của Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân, đồng bào Việt Nam, nhân dân Việt Nam từ xưa vốn đã là con một nhà, mang trong mình tình yêu nước thiêng liêng và sâu sắc, và đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Lòng yêu nước đó càng chói ngời qua tấm gương của Bác – cả cuộc đời theo đuổi lý tưởng tự do và ấm no cho nhân dân, bình yên và giàu đẹp cho Tổ quốc, như Bác đã từng nói: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”.Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước, hành trang Bác mang theo là đôi bàn tay, sự chịu khó và nặng hơn hết là ý chí cứu nước mãnh liệt. Người bôn ba khắp năm châu bốn bể, làm biết bao nhiêu công việc cực nhọc như làm bồi bàn, lao công quét tuyết, phụ bếp cho khách sạn…nhưng người chưa bao giờ lung lay ý chí, chưa bao giờ thôi nghĩ đến vận mệnh của đất nước. Sống trong cảnh lầm than, thấu hiểu nỗi đau mất nước, cảm nhận sâu sắc sự bất hạnh của kiếp nô lệ, tất cả là động lực bên trong thôi thúc Bác tìm đến lý tưởng cách mạng nhân đạo và khoa học của Mác – Lênin.Tình yêu nước nồng cháy là thế, lòng yêu thương đồng bào dân tộc tha thiết là thế, vậy mà Người phải cách xa biền biệt 30 năm trời để đi tìm con đường giải phóng dân tộc, ta có thể hiểu được tâm trạng bồi hồi, niềm xúc động của Người sau ngần ấy năm trời khổ ái mới được đặt chân về với đất mẹ. Phút giây được đặt chân lên tấc đất đầu tiên của Tổ quốc là giây phút thiêng liêng không diễn tả thành lời. Sau này Người từng kể lại răng: “Bao nhiêu năm thương nhớ, đợi chờ. Hôm nay mới bước chân về nơi non sông gấm vóc của mình. Khi bước qua cái bia giới tuyến, lòng Bác vô cùng cảm động”. Trở về đất nước đúng dịp xuân về, cả đất trời và lòng người đều rạo rực, trong lòng Bác càng trào dâng niềm hân hoan, hạnh phúc. Hình ảnh của Bác thật giản dị, gần gũi nhưng lại cao lớn lồng lộng. Lúc ấy Bác mặc trang phục của người Nùng (một dân tộc sinh sống ở Cao Bằng), quần áo chàm, đầu thì đội mũ may bằng vải màu chàm, chân đi đôi giày vải đen, quàng khăn vừa che kín râu. Hành lý mà Bác mang theo chỉ vẻn vẹn có một chiếc vali bằng mây nhỏ cũ kỹ đựng quần áo và chiếc máy đánh chữ xách tay. Hỏi trên thế giới có được mấy vị chủ tịch nước bình dị, đơn sơ như Hồ Chủ Tịch. Điều đó càng làm cho mỗi người dân Việt Nam ta càng yêu quý, kính trọng Người. Bác đã hy sinh tất cả cho ấm no, tự do của Tổ quốc. Để rồi sau cái “sáng xuân bốn mốt” đó, cái sáng chấm dứt ba mươi năm bôn ba khắp năm châu, bốn bể tìm đường cứu nước đó, Người đã trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và cùng Đảng ta đem lại những mùa xuân cho dân tộc, chấm dứt trăm năm nô lệ tăm tối.
Bác sẽ sống mãi trong lòng người dân Việt Nam như người Cha, người Mẹ của bao thế hệ!!!

10 tháng 11 2016

Bước vào khung cảnh mùa đông VB, đôi mắt ta như bị choáng ngợp bởi sắc xanh bạt ngàn của núi rừng. Đâu đó hình ảnh hoa chuối bập bùng như những bó đuốc làm cho không gian trở nên ấm áp, xua tan đi vẻ lạnh lẽo, hoang vu vốn có của mùa đông. Trong ánh nắng dàn trải khắp không gian, ta thấy ánh lên tia sáng từ chiếc dao gài thắt lưng của một người lao động. Người đứng trên đỉnh đèo cao, nắng từ trên cao chói xuống dao ở thắt lưng, lóe sáng, Nó tạo ra một dáng vẻ vững chãi và khí thế của người làm chủ núi rừng.

Chuyển sang mùa xuân, màu xanh của cỏ cây nhường chỗ cho màu trắng tinh khiết , mơ mộng của hoa mơ. Hình ảnh mơ nở trắng xóa cả một rừng làm ta liên tưởng tới cảnh đẹp thiên nhiên khi Bác về nước:
 

” Ôi sáng xuân nay, xuân 41Trắng rừng biên giới nở hoa mơBác về …Im lặng, con chim hótThánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ”(Theo chân Bác – Tố Hữu )


Trên nền không gian trong sáng, tinh khôi đó, hình ảnh người đan nón cần mẫn, cẩn trọng chuốt từng sợi giang tạo cho ta cảm giác thật ấm áp và bình dị.

Mùa xuân đi qua, mùa hạ đến. Nhắm mắt và lắng tai nghe, ta sẽ cảm nhận được “nhạc ve”. Tác giả muốn nói đến tiếng ve kêu râm ran trong rừng phách vàng hay muốn nói chính tiếng ve kêu kéo màu vàng bao trùm lên rừng hoa phách ? Đây có thể nói là câu thơ tả cảnh thiên nhiên hay nhất của TH. Đọc câu thơ lên ta co thế cảm nhận được sự chuyển đổi từ thính giác sang thị giác trước khung cảnh thiên nhiên. Đặc biệt từ “đổ” gợi cho ta sự chuyển màu mau lẹ từ sắc trắng sang vàng , bừng sáng cả núi rừng VB. Ta chợt nhớ Khương Hữu Dụng cũng có một câu thơ có cấu trúc tương tự : “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. Nếu Khuơng Hữu Dụng nhờ vào tiếng chim để khám phá ra vẻ đẹp thiên nhiên buổi bình minh thì Tố Hữu dựa vào tiếng ve đã kéo cả một mùa hè ra khỏi lớp vỏ cũ kĩ.

Chúc bạn học tốt!

26 tháng 7 2017

a)Các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên:

+ Nhân hóa: "...trêu tà áo biếc"

+Đảo ngữ:"sột soạt gió trêu tà áo biếc"

+Từ láy tượng thanh:"sột soạt"

+Từ láy:"lấm tấm"

==) Khung cảnh mùa xuân thật huyền áo, đẹp đẽ, tạo nên sắc xuân sinh động như một bức tranh

b) Biện pháp tu từ có trong câu văn trên: so sánh"...nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi..."

==) Tác dụng: miêu tả trạng thái vui mừng, hồi hộp của tác giả khi lần đầu tiên đến trường.

26 tháng 7 2017

please help mekhocroikhocroi

29 tháng 8 2016

1. MỞ BÀI

  • Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung nổi bật của văn học Việt Nam.
  • Các nhà thơ Việt Nam hiện đại đã góp vào đề tài này bằng những nét riêng độc đáo. Người đọc sẽ cảm nhận tình yêu thiên nhiên tha thiết của hai thi nhân: Thanh Hải qua Mùa xuân nho nhỏ, Hữu Thỉnh qua Sang thu.

2. THÂN BÀI

a) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân xứ Huế của nhà thơ thể hiện thật tinh tế.

  • Nghệ thuật phối sắc thể hiện cái đẹp hài hòa của thiên nhiên: bông hoa tím biếc, dòng sông xanh.
  • Biện pháp đổi trật tự cú pháp trong câu thơ vắt dòng:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc

đã nhấn mạnh sự vươn lên trỗi dậy của thiên nhiên khi mùa xuân về; đã vẽ nên một sắc xuân riêng của thiên nhiên xứ Huế. Bông hoa tím biếc khiến bức tranh xuân trở nên bình dị, thân thiết.

  • Hai câu thơ kế tiếp đã mở rộng không gian nghệ thuật bức tranh xuân. Tín hiệu xuân còn là tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện:

Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời

  • Thành phần gọi – đáp ơi đã nhân hóa con chim chim trở thành người bạn.
  • Từ ngữ hót chi – từ ngữ địa phương tăng tính biểu cảm của câu thơ.
  • Hai câu thơ 5, 6 trong khổ thơ xuất hiện bóng dáng nhân vật trữ tình trong bài thơ:

Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

  • Từng giọt long lanh có nhiều cách hiểu:
    • giọt sương treo đầu ngọn cỏ;
    • giọt mưa xuân
    • giọt âm thanh tiếng chim
  • Theo mạch cảm xúc, người đọc có thể nhận ra đây là âm thanh tiếng chim. Phép tu từ ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) làm cho bức tranh xuân mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình với hành động đưa tay hứng âm thanh tiếng hót chim chiền chiện của nhà thơ – nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Sơ kết:

  • Đoạn thơ đẹp như bức tranh – bức tranh có dòng sông, hoa cỏ, có chim hót, có bầu trời, sương mai, có ánh xuân, có con người.
  • Bức tranh có sắc xuân, tình xuân và có cả khúc nhạc xuân đã thể hiện tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân của thi nhân!

b) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Sang thu: Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang.

  • Sự độc đáo bắt đầu bằng hương ổi – hương thu:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

    • Hai chữ phả vào vừa gợi ra cái bất chợt trong cảm nhận, vừa gợi ra một cách thực thể cái hương thơm của ổi, lại vừa gợi ra sự vận động nhẹ nhàng của gió.
    • Từ láy chùng chình đã nhân hóa sương gợi ra sự lay động của cây lá, vẻ tư lự của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu.
    • Thành phần biệt lập – thành phần tình thái hình như thể hiện một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không thật rõ ràng của bước chân mùa thu dù tín hiệu thu sang đã rõ.
  • Cảm xúc của thời điểm chuyển giao tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

    • Từ láy dềnh dàng đã nhân hóa sông dòng sông không còn chảy cuồn cuộn, gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ nữa mà trở nên chậm chạp, thong thả.
    • Đối lập với sự dềnh dàng của dòng sông là sự vội vã của những cánh chim bay «Chim bắt đầu vội vã». Từ láy vội vã đã nhân hóa những cánh chim – những cánh chim đang chuẩn bị bay về phương Nam để tránh rét.
    • Sự đối lập này đã gợi lên sự vận động của sự vật trong giây phút giao mùa.
  • Đẹp nhất, giàu sức biểu cảm nhất là hình ảnh thơ:

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

    • Phép nhân hóa được sử dụng trong câu thơ tạo nên sự bất ngờ thú vị, tinh tế Áng mây bâng khuâng là hình ảnh thực nhưng cái ranh giới mùa là hư - sản phẩm của trí tưởng tượng nhà thơ.
    • Đám mây đang trôi trên bầu trời một nửa là hạ một nửa là thu để rồi một lúc nào đó nó bỗng ngỡ ngàng nhận ra mình đang trôi trong một bầu trời thu trọn vẹn.

Sơ kết:

  • Hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm, thể thơ năm chữ vắt dòng tạo ra những liên tưởng thú vị đã thể hiện một cách đặc sắc những xúc cảm tinh tế trước bước chuyển giao của mùa; đã diễn tả cụ thể, tinh tế, nhạy cảm tình yêu thiên nhiên tha thiết của Hữu Thỉnh.
  • Cách cảm nhận và miêu tả của tác giả: tinh tế, nhạy cảm, sự liên tưởng độc đáo. Nhà thơ làm cho mùa thu trong thơ ca Việt Nam mang một hương sắc mới.

c). Đánh giá chung:

c.1) Điểm chung:

  • Cả hai thi nhân đều yêu thiên nhiên.
  • Tình yêu thiên nhiên của hai nhà thơ đều nhẹ nhàng, tinh tế nên cảnh sắc thiên nhiên trong hai bài thơ không bị hòa lẫn vào cảnh sắc thiên nhiên của các bài thơ khác.

c.2) Điểm riêng:

  • Mùa xuân nho nhỏ:
    • Đổi trật tự cú pháp, ẩn dụ;
    • Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế;
    • Xúc cảm của thi nhân nghiêng về hình ảnh đầy sắc xuân đẹp đẽ của thiên nhiên, đất trời – thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống.
  • Sang thu:
    • Hình ảnh đặc trưng, giàu sức biểu cảm; phép nhân hóa;
    • Cảnh vườn thu, ngõ xóm của đồng bằng Bắc bộ;
    • Xúc cảm của thi nhân nghiêng về cảm nhận giây phút nhẹ nhàng – tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương.

3. KẾT BÀI

  • Tình yêu thiên nhiên – mùa xuân, mùa thu của hai thi nhân thật thiết tha đã bồi đắp thêm cảm xúc, tình cảm yêu mến thiên nhiên cho mỗi người đọc.
  • Hai bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu cùng với hai hồn thơ – Thanh Hải, Hữu Thỉnh – đã làm đẹp những trang thơ – thơ hiện đại Việt Nam.