K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2021

Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Truyện Kiều”. Đây là tác phẩm mà Nguyễn Du đã thể hiện được niềm cảm thông, thương xót với số phận “hồng nhan bạc mệnh”. Cuộc đời của Thúy Kiều gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” là sự mở đầu cho những tai ương mà nàng gặp phải.

Để có tiền chuộc cha và em, Thúy Kiều đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Quyết định ấy khiến nàng vô cùng đau đớn khi mối tình với Kim Trọng bị dang dở. Để không phụ lòng người mình yêu, nàng đã trao duyên lại cho người em gái Thúy Vân để cô thay mình nối duyên với chàng Kim:

“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Ngay từ câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được sự trang trọng trong lời nói và hành động của Thúy Kiều. Phải chăng việc trao duyên là việc hệ trọng, khó nói nên cách thức trao duyên cũng trịnh trọng và khác lạ hơn bởi thông thường người ta chỉ trao những đồ vật chứ không có ai lại trao đi một thứ khó xác định, khó nắm bắt như trao duyên. 

Tuy là chị nhưng Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ, hành động rất trang trọng đối với Thúy Vân. Nàng không sử dụng từ “nhờ” mà lại dùng từ “cậy”. “Cậy” không chỉ mang nghĩa nhờ vả mà còn mang sắc thái như nài nỉ, ép buộc đồng thời cũng thể hiện sự tin tưởng vào người được nhờ cậy. Song song với lời nói là hành động “lạy”, “thưa” của Thúy Kiều. Việc nhờ cậy phải hệ trọng, khẩn thiết lắm thì Thúy Kiều mới có hành động như vậy. Thông thường chỉ những người có vai vế thấp hơn người cùng giao tiếp mới có những hành động “lạy”, “thưa” nhưng trong trường hợp này, Kiều đã hạ mình xuống để cầu mong em gái chấp nhận lời thỉnh cầu của nàng bởi lẽ nàng là người mang ơn. Đặt mình trong hoàn cảnh của Thúy Vân thì cô chỉ có thể “chịu lời” chứ không thể từ chối. Nếu Thúy Vân dùng từ “nhận lời” thì Thúy Vân có thể khước từ lời nhờ cậy, cô có thể giúp hoặc không giúp nhưng Thúy Kiều muốn em đồng ý giúp mình nên nàng đã đặt Vân vào hoàn cảnh mà cô chỉ có thể “chịu lời”. Với lời nói và lễ nghi như vậy, làm sao Thúy Vân có thể từ chối giúp đỡ.

Để em gái hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến sự nhờ cậy này, Thúy Kiều đã thuật lại câu chuyện của mình với Kim Trọng:

“Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”

Có lẽ tình yêu ấy sẽ đơm hoa kết trái nếu không bị đứt gánh giữa đường. Có lẽ tình yêu ấy sẽ có một kết thúc tốt đẹp nếu gia đình Kiều không gặp phải gia biến, Kiều không phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Hình ảnh ẩn dụ “gánh tương tư” chỉ mối tình của Thúy Kiều - Kim Trọng. Tình yêu vừa chớm nở chưa được bao lâu thì đã phải chịu sự lỡ dở. Có ai không đau xót cho sự dở dang của mối tình kim cổ đó. Tình duyên của bản thân không thành, đó có thể là “mối duyên thừa” đối với Thúy Vân nhưng Thúy Kiều vẫn “mặc em” chắp nối. “Mặc em” nhưng thực chất là nài nỉ, khẩn cầu em giúp đỡ. Biết rằng em gái sẽ khó xử nhưng nàng vẫn phó thác cho em, mong muốn em dùng keo loan để nối mối tơ duyên.

Nàng chia sẻ câu chuyện tình yêu của mình với Thúy Vân để cô có thể hiểu hơn về hoàn cảnh khó xử mà Thúy Kiều đang gặp phải. Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm. Họ đã cùng nhau thề nguyền, đính ước. Các từ ngữ chỉ thời gian như “ngày’, “đêm” cùng sự lặp lại ba lần của từ “khi”: “khi gặp”, “khi ngày”, “khi đêm” đã cho thấy đó là một mối tình gắn bó sâu đậm. Chắc hẳn bạn đọc không quên đêm thề nguyền của Thúy Kiều và Kim Trọng:

“Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song”

Tình cảm dành cho nhau phải vô cùng sâu sắc thì họ mới cùng nhau thề nguyền. Nhắc đến hình ảnh “quạt ước”, “chén thề” có lẽ Thúy Kiều đã không kìm được nỗi xót xa, tiếc nuối. Vầng trăng là chứng nhân cho lễ thề nguyền ấy vậy mà giờ đây nàng lại chính là người phụ tấm chân tình của chàng Kim. Đâu phải Thúy Kiều muốn như vậy. Đâu phải Thúy Kiều là con người bạc tình bạc nghĩa. Tai họa, sóng gió bỗng xảy đến bất ngờ, gia đình nàng bị thằng bán tơ vu oan, cha và em trai bị bắt. Để cứu cha và em thoát khỏi những đòn tra tấn tàn nhẫn của bọn sai nha, nàng đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Đọc đến dòng thơ này chúng ta mới có thể hiểu được nỗi khó xử của người con gái tài sắc ấy:

“Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.

Là người con cả trong gia đình, đứng giữa chữ “hiếu” và chữ “tình”, Thúy Kiều đã lựa chọn chữ “hiếu” để làm tròn bổn phận của một người con. Cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục chẳng lẽ bây giờ khi gia đình gặp sóng gió nàng lại chạy theo tiếng gọi của tình yêu để bỏ mặc gia đình? Là một người con hiếu thảo, nàng không thể làm như vậy. Công ơn của cha mẹ phận làm con dùng cả cuộc đời để báo đáp cũng không thể trả hết. Thúy Kiều tự nhận thấy tấm thân của mình không đáng giá bằng công ơn của cha mẹ:

“Vẻ chi một tấm hồng nhan
Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành”

Sau khi giãi bày, tâm sự với Thúy Vân về mối tình với chàng Kim cũng là lúc nàng đưa ra những lời lẽ thuyết phục:

“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”

Đối với Thúy Vân, những năm tháng tuổi trẻ của nàng vẫn còn dài rộng nhưng đối với Thúy Kiều thì những ngày xuân ngắn ngủi đã chấm dứt. Vì thế mà nàng lấy thời gian, “ngày xuân” ra để em thay mình giữ trọn lời thề non hẹn biển với chàng Kim. Để tăng thêm tính thuyết phục, Thúy Kiều còn nhắc đến tình máu mủ của chị em ruột thịt khiến Vân không thể từ chối lời khẩn cầu. Chỉ cần Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng thì dù cho Thúy Kiều ở nơi “chín suối” cũng mỉm cười vui vẻ:

“Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

Hai thành ngữ quen thuộc của dân gian “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” được tác giả sử dụng linh hoạt và tài tình. Đó đều là các thành ngữ chỉ cái chết, chỉ cõi âm phủ tăm tối. Với Thúy Kiều, mạng sống của mình không quan trọng bằng việc trả nghĩa cho chàng Kim. Chỉ cần Thúy Vân “chịu lời” thì dù có ở cõi chết nàng cũng cảm thấy mãn nguyện. Dù không còn sống trên thế gian này nữa thì ơn nghĩa của Thúy Vân nàng sẽ không bao giờ lãng quên. Không chỉ là người con gái hiếu thảo với cha mẹ, Thúy Kiều còn là một người sống có tình có nghĩa, biết hi sinh vì người khác.

Với thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển trong từng câu chữ cùng các thành ngữ, hình ảnh ẩn dụ, Nguyễn Du đã thể hiện thành công tâm trạng của Thúy Kiều khi phải trao lại mối duyên tình cho em gái ở mười hai câu thơ đầu tiên. Bằng giọng thơ xót xa đầy đau đớn, tác giả đã khơi gợi được lòng cảm thương, đồng cảm của bạn đọc bao thế hệ dành cho người con gái “hồng nhan bạc phận”.

Có thể nói mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” đã khắc họa những tâm trạng dằn vặt, những giằng xé trong nội tâm nhân vật Thúy Kiều. Qua đó cũng thể hiện tiếng nói nhân đạo của nhà thơ khi lên tiếng tố cáo chế độ xã hội vì đồng tiền nên đã đẩy người phụ nữ rơi vào những bi kịch. Vì “sóng gió bất kì” mà Thúy Kiều phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Cũng vì sóng gió bất kì” mà nàng phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Đoạn thơ trên đã góp một phần không nhỏ vào sự thành công của đoạn trích “Trao duyên” nói riêng và tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung, đồng thời nó cũng tạo nên những dư âm khó phai mờ trong lòng bạn đọc. 

18 tháng 5 2021

Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Truyện Kiều”. Đây là tác phẩm mà Nguyễn Du đã thể hiện được niềm cảm thông, thương xót với số phận “hồng nhan bạc mệnh”. Cuộc đời của Thúy Kiều gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” là sự mở đầu cho những tai ương mà nàng gặp phải.   Để có tiền chuộc cha và em, Thúy Kiều đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Quyết định ấy khiến nàng vô cùng đau đớn khi mối tình với Kim Trọng bị dang dở. Để không phụ lòng người mình yêu, nàng đã trao duyên lại cho người em gái Thúy Vân để cô thay mình nối duyên với chàng Kim:   “Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”   Ngay từ câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được sự trang trọng trong lời nói và hành động của Thúy Kiều. Phải chăng việc trao duyên là việc hệ trọng, khó nói nên cách thức trao duyên cũng trịnh trọng và khác lạ hơn bởi thông thường người ta chỉ trao những đồ vật chứ không có ai lại trao đi một thứ khó xác định, khó nắm bắt như trao duyên.    Tuy là chị nhưng Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ, hành động rất trang trọng đối với Thúy Vân. Nàng không sử dụng từ “nhờ” mà lại dùng từ “cậy”. “Cậy” không chỉ mang nghĩa nhờ vả mà còn mang sắc thái như nài nỉ, ép buộc đồng thời cũng thể hiện sự tin tưởng vào người được nhờ cậy. Song song với lời nói là hành động “lạy”, “thưa” của Thúy Kiều. Việc nhờ cậy phải hệ trọng, khẩn thiết lắm thì Thúy Kiều mới có hành động như vậy. Thông thường chỉ những người có vai vế thấp hơn người cùng giao tiếp mới có những hành động “lạy”, “thưa” nhưng trong trường hợp này, Kiều đã hạ mình xuống để cầu mong em gái chấp nhận lời thỉnh cầu của nàng bởi lẽ nàng là người mang ơn. Đặt mình trong hoàn cảnh của Thúy Vân thì cô chỉ có thể “chịu lời” chứ không thể từ chối. Nếu Thúy Vân dùng từ “nhận lời” thì Thúy Vân có thể khước từ lời nhờ cậy, cô có thể giúp hoặc không giúp nhưng Thúy Kiều muốn em đồng ý giúp mình nên nàng đã đặt Vân vào hoàn cảnh mà cô chỉ có thể “chịu lời”. Với lời nói và lễ nghi như vậy, làm sao Thúy Vân có thể từ chối giúp đỡ.   Để em gái hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến sự nhờ cậy này, Thúy Kiều đã thuật lại câu chuyện của mình với Kim Trọng:   “Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”   Có lẽ tình yêu ấy sẽ đơm hoa kết trái nếu không bị đứt gánh giữa đường. Có lẽ tình yêu ấy sẽ có một kết thúc tốt đẹp nếu gia đình Kiều không gặp phải gia biến, Kiều không phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Hình ảnh ẩn dụ “gánh tương tư” chỉ mối tình của Thúy Kiều - Kim Trọng. Tình yêu vừa chớm nở chưa được bao lâu thì đã phải chịu sự lỡ dở. Có ai không đau xót cho sự dở dang của mối tình kim cổ đó. Tình duyên của bản thân không thành, đó có thể là “mối duyên thừa” đối với Thúy Vân nhưng Thúy Kiều vẫn “mặc em” chắp nối. “Mặc em” nhưng thực chất là nài nỉ, khẩn cầu em giúp đỡ. Biết rằng em gái sẽ khó xử nhưng nàng vẫn phó thác cho em, mong muốn em dùng keo loan để nối mối tơ duyên.   Nàng chia sẻ câu chuyện tình yêu của mình với Thúy Vân để cô có thể hiểu hơn về hoàn cảnh khó xử mà Thúy Kiều đang gặp phải. Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm. Họ đã cùng nhau thề nguyền, đính ước. Các từ ngữ chỉ thời gian như “ngày’, “đêm” cùng sự lặp lại ba lần của từ “khi”: “khi gặp”, “khi ngày”, “khi đêm” đã cho thấy đó là một mối tình gắn bó sâu đậm. Chắc hẳn bạn đọc không quên đêm thề nguyền của Thúy Kiều và Kim Trọng:   “Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song”   Tình cảm dành cho nhau phải vô cùng sâu sắc thì họ mới cùng nhau thề nguyền. Nhắc đến hình ảnh “quạt ước”, “chén thề” có lẽ Thúy Kiều đã không kìm được nỗi xót xa, tiếc nuối. Vầng trăng là chứng nhân cho lễ thề nguyền ấy vậy mà giờ đây nàng lại chính là người phụ tấm chân tình của chàng Kim. Đâu phải Thúy Kiều muốn như vậy. Đâu phải Thúy Kiều là con người bạc tình bạc nghĩa. Tai họa, sóng gió bỗng xảy đến bất ngờ, gia đình nàng bị thằng bán tơ vu oan, cha và em trai bị bắt. Để cứu cha và em thoát khỏi những đòn tra tấn tàn nhẫn của bọn sai nha, nàng đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Đọc đến dòng thơ này chúng ta mới có thể hiểu được nỗi khó xử của người con gái tài sắc ấy:   “Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.   Là người con cả trong gia đình, đứng giữa chữ “hiếu” và chữ “tình”, Thúy Kiều đã lựa chọn chữ “hiếu” để làm tròn bổn phận của một người con. Cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục chẳng lẽ bây giờ khi gia đình gặp sóng gió nàng lại chạy theo tiếng gọi của tình yêu để bỏ mặc gia đình? Là một người con hiếu thảo, nàng không thể làm như vậy. Công ơn của cha mẹ phận làm con dùng cả cuộc đời để báo đáp cũng không thể trả hết. Thúy Kiều tự nhận thấy tấm thân của mình không đáng giá bằng công ơn của cha mẹ:   “Vẻ chi một tấm hồng nhan Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành”   Sau khi giãi bày, tâm sự với Thúy Vân về mối tình với chàng Kim cũng là lúc nàng đưa ra những lời lẽ thuyết phục:   “Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non”   Đối với Thúy Vân, những năm tháng tuổi trẻ của nàng vẫn còn dài rộng nhưng đối với Thúy Kiều thì những ngày xuân ngắn ngủi đã chấm dứt. Vì thế mà nàng lấy thời gian, “ngày xuân” ra để em thay mình giữ trọn lời thề non hẹn biển với chàng Kim. Để tăng thêm tính thuyết phục, Thúy Kiều còn nhắc đến tình máu mủ của chị em ruột thịt khiến Vân không thể từ chối lời khẩn cầu. Chỉ cần Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng thì dù cho Thúy Kiều ở nơi “chín suối” cũng mỉm cười vui vẻ:   “Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”   Hai thành ngữ quen thuộc của dân gian “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” được tác giả sử dụng linh hoạt và tài tình. Đó đều là các thành ngữ chỉ cái chết, chỉ cõi âm phủ tăm tối. Với Thúy Kiều, mạng sống của mình không quan trọng bằng việc trả nghĩa cho chàng Kim. Chỉ cần Thúy Vân “chịu lời” thì dù có ở cõi chết nàng cũng cảm thấy mãn nguyện. Dù không còn sống trên thế gian này nữa thì ơn nghĩa của Thúy Vân nàng sẽ không bao giờ lãng quên. Không chỉ là người con gái hiếu thảo với cha mẹ, Thúy Kiều còn là một người sống có tình có nghĩa, biết hi sinh vì người khác.   Với thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển trong từng câu chữ cùng các thành ngữ, hình ảnh ẩn dụ, Nguyễn Du đã thể hiện thành công tâm trạng của Thúy Kiều khi phải trao lại mối duyên tình cho em gái ở mười hai câu thơ đầu tiên. Bằng giọng thơ xót xa đầy đau đớn, tác giả đã khơi gợi được lòng cảm thương, đồng cảm của bạn đọc bao thế hệ dành cho người con gái “hồng nhan bạc phận”.   Có thể nói mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” đã khắc họa những tâm trạng dằn vặt, những giằng xé trong nội tâm nhân vật Thúy Kiều. Qua đó cũng thể hiện tiếng nói nhân đạo của nhà thơ khi lên tiếng tố cáo chế độ xã hội vì đồng tiền nên đã đẩy người phụ nữ rơi vào những bi kịch. Vì “sóng gió bất kì” mà Thúy Kiều phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Cũng vì sóng gió bất kì” mà nàng phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Đoạn thơ trên đã góp một phần không nhỏ vào sự thành công của đoạn trích “Trao duyên” nói riêng và tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung, đồng thời nó cũng tạo nên những dư âm khó phai mờ trong lòng bạn đọc.

17 tháng 5 2021

câu 1 :

Nhân dân ta có rất nhiều câu ca dao hay viết về cha mẹ như:

"Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kinh́ cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con''.

Người mẹ là người cùng ta thực hiện mơ ước cuả ta mẹ luôn hy sinh bản thân minh̀ để cho con cómột cuộc sống tốt đẹp hơn 

 

 

18 tháng 5 2021

Câu 1

1. Mở bài:

- Dẫn dắt vào bài bằng các tình càm cao quý trong cuộc sống của mỗi người: tình cảm gia đình, tình anh em, tình cảm bạn bè,..

- Nhấn mạnh tình mẫu tử là loại tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng

2. Thân bài:

* Khái quát chung thế nào là tình mẫu tử:

+ Đây là một tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con

+ Tình mẫu tử thể hiện sự gắn bó, yêu thương và chăm sóc

*  Bình luận về tình mẫu tử:

+  Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người:

- Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta,….

- Mẹ là người có tấm lòng cao cả, tha thứ mọi lội lầm dù lớn đến mức nào của chúng ta

- Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa

+  Tình mẫu tử đối với mỗi người:

- Một người có tình mẫu tử sẽ có cuộc sống hạnh phúc, được yêu thương

- Ai không có tình mẫu tử thì rất bất hạnh và là một thiệt thòi

+  Vai trò của tình mẫu tử:

- Tình mẫu tử soi sáng đường cho chúng ta đi

- Giúp chúng ta thức tỉnh khi có chút vấp ngã trong cuộc sống

* Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử:

+ Chúng ta cần giữ gìn và tôn trọng tình cảm thiêng liêng này

+ Không ngừng học tập và báo đáp công ơn mẹ cha

+ Không có những hành động thiếu tình mẫu tử

3. Kết bài

Đưa ra cảm nghĩ của bản thân về tình mẫu tử

- Đây là một tình cảm rất thiêng liêng

- Chúng ta phải tự hào vì được có tình mẫu tử

- Cố gắng học tập để báo hiếu cha mẹ

Câu 2:

1.   Mở Bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích “Trao duyên”.
- Nêu nội dung chính của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.

2.   Thân Bài

a. Hai câu thơ đầu
-  Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng.
-  Lời nói, hành động trang trọng (từ “cậy”, “lạy”, “thưa”) nhưng cũng mang sắc thái nài ép Thúy Vân nhận lời giúp đỡ.

b. Sáu câu thơ tiếp theo
- Thúy Kiều giãi bày nguyên nhân dẫn đến việc nhờ cậy Thúy Vân giúp mình. Đó là sự dang dở trong tình yêu với Kim Trọng: “Giữa đường đứt gánh tương tư”.
-  Hình ảnh ẩn dụ “gánh tương tư”: Chỉ tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng.
-  Nàng chia sẻ với em gái về câu chuyện tình yêu của mình. Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm cùng thề nguyền, đính ước nhưng bỗng nhiên sóng gió xảy ra với gia đình Kiều, nàng đành hi sinh chữ “tình” để làm tròn chữ “hiếu” với cha mẹ.

c. Bốn câu cuối
- Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân bằng những lí lẽ xác đáng. Nàng nhắc đến “ngày xuân”, tuổi trẻ của Thúy Vân vẫn còn dài và nhắc đến tình nghĩa chị em máu mủ khiến Thúy Vân không thể từ chối việc nàng cậy nhờ.
-  Dù cho bản thân mình có “thịt nát xương mòn” thì Kiều vẫn vui vẻ, “ngậm cười” nơi chín suối. Nàng quả là người con gái sống tình nghĩa và có đức hi sinh.
-Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” được Nguyễn Du sử dụng tài tình và khéo léo.
- Giọng điệu xót xa, đau đớn.

3.   Kết Bài
-  Nêu cảm nhận riêng của bản thân về 12 câu thơ đầu.
- Khẳng định giá trị của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.

19 tháng 5 2021

Phân tích đoạn trích sau:

…Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

(Trao duyên - trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.104) 

Dạ đây rõ hơn ở đây ạ

 

19 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

* Câu 1, 2: Lời nhờ cậy của Thúy Kiều

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Trước khi kể chuyện tình yêu của mình, trước khi trao duyên, Kiều đặt Vân vào một tình thế không thể từ chối được.

-> Thúy Kiều đã sử dụng ngôn từ hết sức tinh tế, hết sức cẩn trọng để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, nàng cũng rất hiểu cho tình thế của Thúy Vân, đây là câu chuyện nhất mực hệ trọng, là hạnh phúc của một đời người, đây là câu chuyện rất đột ngột với Thúy Vân.

-“cậy”:

+ là nhờ giúp đỡ, nhờ người khác làm mộ việc gì đó cho mình -> nhờ

+ nghĩa hàm ẩn:

Sự gửi gắm, tin tưởng (tin cậy) Trông mog, hi vọng rất tha thiết (trông cậy)

->Thúy Kiều đã thể hiện sự gửi gắm, nương nhờ rất tha thiết.

-“chịu lời”

+ Nét nghĩa chính tương đương với nhận lời – nhận lời một cách thoải mái

+ Nhận lời làm việc gì đó mà không tự nguyện, miễn cưỡng chấp nhận

->Thúy Kiều rất hiểu cho tình thế, cảm xúc của Thúy Vân khi phải nghe lời sắp nói.

    Kim Trọng có thể là người hoàn hảo, có trí tuệ, có thể là người rất lí tưởng với Thúy Kiều nhưng chưa hẳn đã làm cho Thúy Vân rung động, nhất là khi Vân chưa hề có tình yêu với chàng Kim. -> thiệt thòi của Thúy Vân

- “lạy, thưa”:

+ Cặp từ này phi lí khi được sử dụng trong quan hệ chị em của lễ giáo phong kiến

+ Trở thành hợp lí trong quan hệ giữa người ban ơn với kẻ chịu ơn. -> thể hiện sự tôn trọng trước những gì Thúy Vân sẽ làm cho mình

ð  Cách dùng từ của Thúy Kiều đã đặt Thúy Vân vào tình thế khó có thể từ chối trước những điều éo le, nghịch cảnh sắp nói.

* Câu 3 – câu 12: Lí lẽ trao duyên

- Thúy Kiều đưa ra mâu thuẫn mà mình đang phải đối mặt, đang rất dằn vặt, suy nghĩ:

+ Thúy Kiều đã hẹn thề với Kim Trọng

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

++ Quạt ước - ngày: tặng quạt để ngỏ ý ước hẹn trăm năm

++ Chén thề - đêm: uống rượu để thề nguyền trung thủy

-> Đây là câu chuyện đã diễn ra giữa Thúy Kiều và Kim Trọng. Thúy Kiều tặng quạt cho Kim Trọng. Hai người uống rượu thề nguyền trong đêm tự tình:“Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”.

Thúy Kiều còn nhiều lần khác nói lời thề nguyền chung thủy với Kim Trọng:

-                                         Đã lòng quân tử đa mang

                             Một lòng vâng tạc đá lòng thủy chung

-                                        Cùng nhau trót ăn nặng lời

                           Dẫu thay mái tóc dám dời lòng xưa

-                                       Còn non còn nước còn dài

                           Còn về còn nhớ đến người hôm nay

->Nguyên tắc ứng xử của người xưa: đã thề thì nhất định phải thực hiện

>< Nhưng Thúy Kiều lại vi phạm lời thề, là người bội ước khi bán mình chuộc cha.

   Sự bội ước ấy được diễn giải qua một loạt những câu thơ:

+ Giải thích nguyên nhân – khách quan: dù là khách quan nhưng Thúy Kiều vẫn là người bội ước

Sự đâu sóng gió bất kì

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

->Biến cố rất lớn, rất bất ngờ, đột ngột đến mức người ta không kịp trở tay, không kịp chuẩn bị.  Đó là chuyện cha và em bị vu oan -> gia đình tan nát.

-> Thúy Kiều bị đặt vào mâu thuẫn “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn”. Cuối cùng quyết định:

Đệ lời thệ hải minh sơn

Làm con trước phải đền ơn sinh thành

Vì:   

                                        Thà rằng liều một thân con

                                 Hoa dù giã cánh, lá còn xanh cây

->Chọn chữ hiếu – tuân thủ nguyên tắc đạo lí phong kiến

=> Rơi vào mâu thuẫn khác: phụ lòng người yêu.

=> Thúy Kiều đã gửi gắm sự áy náy, dằn vặt, hối lỗi

Giữa đường đứt gánh tương tư” -> tình yêu dang dở, “đứt gánh”, thành ngữ “giữa đường đứt gánh” khắc sâu tình cảnh của Thúy Kiều

ð    Đau khổ

- Thúy Kiều đề xuất giải pháp để giải quyết mâu thuẫn:

                                    Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

-> Thúy Kiều đã lựa chọn ngôn từ chuẩn xác

+ keo loan: keo được làm từ huyết của con chim loan

+ dùng keo loan để “chắp vá”

+ tơ thừa: cho thấy hai điều

++ Sự đau đớn của Thúy Kiều

++ Sự tội nghiệp của Thúy Vân

-> Mối duyên mình rất trân trọng lại phải lìa bỏ và trao cho người khác. Người ấy cũng không hề có tình cảm với người mình yêu. Mình đau đớn bao nhiêu thì người nhận duyên cũng đau đớn bấy nhiêu

+ Mặc em: có hai nghĩa

++ Mặc kệ

++ Buộc em vào -> Vân không thể từ chối. Vì

Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

-> Suốt từ đầu, Thúy Kiều vẫn rất hiểu cho tình thế của em

+ Ngày xuân: tuổi trẻ, cơ hội hạnh phúc còn phơi phới, rộng mở, thênh thang trước mắt.

-> Nếu không có câu chuyện của mình, em sẽ có cơ hội hạnh phúc nhưng em sẽ không vì thế mà từ chối mình bởi:

+ Tình máu mủ: tình chị em ruột thịt. Chị cũng vì gia đình nên mới lỡ dở và phải nhờ đến em

=> Em sẽ thay mình trả nợ duyên cho Kim Trọng “thay lời nước non”.

=> Nợ tình thì không trả được vì khối tình ấy rất sâu nặng nhưng có thể nhờ Thúy Vân trả nợ duyên.

- Thúy Kiều giãi bày tâm trạng của mình:

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

-> Luôn có dự cảm không lành. Khi bước chân ra khỏi nhà, khi phải chia tay tình yêu có nghĩa là sẽ chết.

-> Nhưng có điều cứu rỗi: đã phó thác duyên cho Thúy Vân, có thể ngậm cười chín suối, được an ủi, được xoa dịu nỗi đau.

     Sự xoa dịu ấy chỉ có thể có được khi Thúy Vân thay mình trả nợ duyên Kim Trọng

->Đây cũng là một đoạn ra điều kiện với Thúy Vân.

=> Vân không thể từ chối.

=> Thúy Kiều đặt trách nhiệm “chắp mối tơ thừa” sang cho Vân để Vân không thể từ chối.

=> Lập luận sắc sảo, hợp lí

=> Sự thông minh của Thúy Kiều.

Tổng kết

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:     Tình gia thất nào ai chẳng có, Kìa lão thân khuê phụ nhớ thương.      Mẹ già phơ phất mái sương, Còn thơ măng sữa, vả đương phù trì.      Lòng lão thân buồn khi tựa cửa, Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.      Ngọt bùi, thiếp đỡ hiếu nam Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân.      Này một...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Tình gia thất nào ai chẳng có,

Kìa lão thân khuê phụ nhớ thương.

     Mẹ già phơ phất mái sương,

Còn thơ măng sữa, vả đương phù trì.

     Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,

Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.

     Ngọt bùi, thiếp đỡ hiếu nam

Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân.

     Này một thân nuôi già dạy trẻ,

Nỗi quan hoài mang mể biết bao.

     Nhớ chàng trải mấy sương sao,

Xuân từng đổi mới đông nào còn dư.

   (Trích Chinh phụ ngâm khúc, Những khúc ngâm chọn lọc, Tập 1, 

Lương Văn Đang – Nguyễn Thạch Giang – Nguyễn Lộc, giới thiệu,

Biên thảo, chú giải, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987, tr.44-45)

Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai?

Câu 3. Chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ được dùng để miêu tả về mẹ già, con thơ.

Câu 4. Anh/chị hiểu gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ sau:

     Này một thân nuôi già dạy trẻ,

Nỗi quan hoài mang mể biết bao.

Câu 5. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình hiện lên với những phẩm chất nào?

Câu 6. Đoạn trích gợi cho anh/chị tình cảm, suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội xưa?

6
14 tháng 5 2021

cả 2 đều sai

18 tháng 5 2021

Caau1: Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích: song thất lục bát. 

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là người chinh phụ/ người phụ nữ có chồng đi chinh chiến nơi xa/ người vợ có chồng đi chinh chiến nơi xa.

Câu 3: “Mẹ già, con thơ” trong đoạn trích được miêu tả qua những hình ảnh, từ ngữ;

Mẹ già phơ phất mái sương,/ Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,

Còn thơ măng sữa, /  Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.

Câu 4: Tâm trạng của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ: cô đơn, buồn tủi, nhớ thương chồng.

Câu 5: Nhân vật trữ tình hiện lên với những phẩm chất:

- Đảm đang, tần tảo.

- Giàu đức hi sinh.

Câu 6:

- Người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa, số phận bất hạnh nhưng sáng ngời phẩm chất tốt đẹp.

-> Tình cảm, suy nghĩ:

+ Xót thương, cảm thông với số phận bất hạnh, không được hạnh phúc.

+ Ngợi ca, trân trọng, cảm phục những phẩm chất tốt đẹp của họ.

I. Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang... Có cô Tấm náu mình trong quả thị Có người em may túi đúng ba gang.   Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ, Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi. Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ, Một dây trầu...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị

Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang...

Có cô Tấm náu mình trong quả thị

Có người em may túi đúng ba gang.

 

Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ,

Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.

Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,

Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.

         (Trích Bài thơ quê hương - Nguyễn Bính)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy chỉ ra những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích trên. (1.5 điểm)

Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ.  (1 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) nêu nhận xét của anh (chị) về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc. (2 điểm) 

33
16 tháng 5 2021

1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: biểu cảm.

2.- "Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị

       Tiếng đàn kêu tính tịch tình tang..." (Truyện cổ tích "Thạch Sanh")

   -"Có cô Tấm náu mình trong quả thị" (Truyện cổ tích "Tấm Cám")

   -"Có người em may túi đúng ba gang."(Truyện cổ tích "Cây khế") 

   -"...Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi." (Truyện cổ tích "Sự tích trầu      cau")

3.Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ là: điệp cấu trúc "Quê hương tôi         có..."

   Tác dụng:

   -Nghệ thuật: Làm cho lời thơ hài hòa cân đối,giàu giá trị gợi hình gợi            cảm cho đoạn thơ, gây hứng thú cho bạn đọc.

   -Nội dung:

    +Tác giả làm nổi bật lên giá trị của những câu chuyện cổ, những câu ca        dao tục ngữ,đồng thời khẳng định vai trò và ý nghĩa của văn học dân          gian nước nhà, ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: yêu công          lí,chuộng hòa bình chính nghĩa;tình nghĩa thủy chung; nghĩa tình.

    +Bên cạnh đó chúng ta cần tự hào và giữ gìn những truyền thống quý          báu đó,học tập để trau dồi kiến thức và nhân cách.

4.     Văn học dân gian đối vs mỗi nhà văn, nhà thơ... là nguồn mạch cảm xúc, là sản phẩm tinh hoa của dân tộc Việt được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật, đc chọn lọc từ những từ ngữ trau chuốt, đc gọt dũa cẩn thận từ bao đời nay.Song ai cũng có thể tham gia được,ai cũng được sửa chữa để tác phẩm được hay hơn,đầy đủ, phong phú hơn.Văn học dân gian là kho tí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc, có giá trị giáo dục sâu sắc đạo lí làm người,có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo bản sắc riêng cho nền văn hóa dân tộc.Đoạn thơ trên là vậy, nó mang đến cho tác giả tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng; đồng thời cũng là niềm tự hào trước những giá trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của cội nguồn.Bản thân mỗi chúng ta ai cũng tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa đó, và cần giữ gìn nó vì đó là biểu hiện của lòng yêu nước ở mỗi người.

 

17 tháng 5 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 2: Những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích là: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế, Sự tích Trầu Cau, Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau…

Câu 3: Biện pháp điệp cấu trúc “Một … cũng…” Tác dụng: - Khẳng định giá trị nội dung của những câu truyện cổ, những câu ca dao tục ngữ. - Làm nổi bật vẻ đẹp truyền thống của dân tộc: thủy chung, nghĩa tình.

Câu 4: Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm văn học dân gian. Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Văn học dân gian là nguồn mạch, tinh hoa của văn hóa dân tộc, là tâm hồn Việt Nam được hun đúc bao đời. Tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp đó cũng là tự hào về nguồn cội, là biểu hiện của lòng yêu nước trong mỗi con người.

(…)“Tuổi thơ chân đất đầu trầnTừ trong lấm láp em thầm lớn lênBây giờ xinh đẹp là emEm ra thành phố dần quên một thời Về quê ăn Tết vừa rồiEm tôi áo chẽn, em tôi quần bòGặp tôi, em hỏi hững hờ“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?” Em đi để lại chuỗi cườiTrong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.Trăng vàng đêm ấy bờ đêCó người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”câu 1 : văn...
Đọc tiếp

(…)

“Tuổi thơ chân đất đầu trần

Từ trong lấm láp em thầm lớn lên

Bây giờ xinh đẹp là em

Em ra thành phố dần quên một thời

 

Về quê ăn Tết vừa rồi

Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò

Gặp tôi, em hỏi hững hờ

“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”

 

Em đi để lại chuỗi cười

Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.

Trăng vàng đêm ấy bờ đê

Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”


câu 1 : văn bản được viết theo thể loại nào? xác định các phương thức biểu cảm trong văn bản

câu 2 : nhân vật em trong bài thơ có tuổi ther như thế nào

câu 3 : anh chị hiểu thế nào về câu thơ

"Em đi để lại chuỗi cười

Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê."

câu 4 : viết đoạn văn khoảng 10 dòng trình bày suy nghĩ về tình cảm của nhân vật tôi giành cho cô gái trong bài thơ

 

1
14 tháng 3 2020

1. Văn bản viết theo thể thơ tự do.

Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.

(Trong trường hợp hỏi phương thức biểu đạt chính là biểu cảm)

2. Nhân vật em có tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo: chân đất đầu trần, từ trong lấm láp em thầm lớn lên.

3. Nhân vật trữ tình thể hiện sự hụt hẫng, đau đớn của mình: " Em đi" là lên thành phố, để lại trong tôi những ấn tượng về cô bé hồn nhiên, ngây thơ của tuổi nhỏ nhưng khi em về là sự đổi khác đến không nhận ra theo nhịp sống thị thành nên "trong tôi vỡ... một khoảng trời pha lê". Những ấn tượng về em trong trảo không còn nữa. Khoảng trời pha lê là khoảng trời ấu thơ tươi đẹp, lóng lánh đã vỡ nát.

4. Tình cảm yêu thương, trân trọng...

15 tháng 5 2021

Câu 1: Ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.

- Giải thích “sự tử tế” là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.

- Ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống:

+ Khi giúp đỡ người khác bằng tấm lòng chân thành, ta sẽ thấy vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc, được mọi người yêu quý, kính trọng.

+ Những người nhận được sự tử tế, quan tâm, sẻ chia cảm thấy có động lực để vững vàng, có niềm tin hơn vào cuộc đời.

+ Khi tất cả mọi người đều đối xử với nhau bằng sự tử tế, tốt bụng, xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

- Phản đề:

+ Phê phán những người sống vô cảm, xấu xa.

+ Không phải sự tử tế nào cũng chân thành, có những người làm việc tốt để đánh bóng tên tuổi bản thân -> lên án.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2:

            Bài làm của học sinh đảm bảo các ý sau:

1. Giới thiệu tác phẩm “Chinh phụ ngâm” và tác giả, dịch giả.

a. Tác giả Đặng Trần Côn (?):

- Sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.

- Là người thông minh, tài hoa, hiếu học.

- Tính cách “đuyềnh đoàng ko buộc”- tự do, phóng túng nên ko đỗ đạt cao, chỉ đỗ Hương cống và giữ các chức quan thấp.

- Các tác phẩm: Chinh phụ ngâm, thơ và phú bằng chữ Hán.

b. Dịch giả:

- Đoàn Thị Điểm (1705- 1748):

+ Hiệu: Hồng Hà nữ sĩ.

+ Quê: Giai Phạm - Văn Giang - xứ Kinh Bắc.

+ Là người nổi tiếng tài sắc, tính cách khác thường.

+ 37 tuổi kết hôn với ông Nguyễn Kiều- một tiến sĩ góa vợ. Năm 1743, ông Nguyễn Kiều đi xứ Trung Quốc. Trong thời gian ông đi xứ, Đoàn Thị Điểm sống cuộc sống ko khác người chinh phụ là mấy " đồng cảm

c. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

- Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành.

- Triều đình cất quân đánh dẹp.

" Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”.

d. Đoạn trích

- Vị trí: từ câu 9 – câu 16 trong đoạn trích sách giáo khoa.

2. Cảm nhận tâm trạng người chinh phụ trong đoạn trích.

a. Cảm nhận ngoại cảnh (câu 9 – 16)

- Tiếng gà: “gà eo óc gáy sương năm trống”: “eo óc” từ láy tượng thanh diễn tả âm thanh nhức nhối, thê lương, vang lên, vọng từ xa đến cho thấy không gian tĩnh mịch, vắng vẻ.

-> Chinh phụ đã thao thức qua cả một đêm dài

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.

-> Báo hiện đã hết một ngày dài: “phất phơ” là từ láy tượng hình, gợi nhịp điệu chậm rãi, tẻ nhạt.

-> tâm trạng con người buồn chán, ngao ngán.

=> Hai hình ảnh tương hỗ để diễn tả sự thao thức triền miên, khắc khoải của chinh phụ trong cô đơn, lê loi.

=> Đau khổ trong vô vọng

=> Từ nỗi cô đơn bủa vây, chinh phụ cảm nhận thấm thía nỗi cô đơn hơn bao giờ hết:

Khắc giờ đằng đẵng như niên: thời gian trôi qua rất nặng nề, vô vị.

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa: nỗi buồn trải dài mênh mông đến không cùng.

-> Dùng biện pháp so sánh để diễn tả cụ thể tâm trạng của chinh phụ để thấy nỗi buồn mênh mông.

b. Thể hiện qua sự gắng gượng chạy trốn nỗi cô đơn (câu 13- câu 16)

- Gương đốt hương:

+ để tìm sự thanh thản trong mùi trầm thoang thoảng

+ tìm sự che chở ở thế giới siêu nhiên, thần bí.

-> Trái với mục đích hướng đến của chinh phụ, thực tế lại “hồn đà mê mải”, chinh phụ càng chìm đắm sâu hơn trong sầu muộn.

- Gượng soi gương: để tìm thú vui trong việc chỉnh trang nhan sắc.

-> Nhưng khi soi gương lại phải đối diện với hai điều:

+ Đối mặt với sự cô đơn, thấm thía tình cảnh bi đát của mình: chỉ một mình mình một bóng

+ Nhận thấy tuổi xuân đang dần tàn phai.

-> Nước mắt càng thêm chan chứa “lệ lại châu chan”, càng thấy buồn khổ hơn bao giờ hết.

=> Người chinh phụ thấm thía hơn tuổi xuân của mình tàn phai trong cô đơn, sầu muộn.

- Gượng đánh đàn: nhưng khi chạm đến đàn lại tự ý thức về tình cảnh của mình:

+ Thấy tủi thân trước những biểu tượng của đôi lứa ẩn chứa trong các nhạc cụ:

·         Đàn sắt, đàn cầm: gảy hòa âm với nhau được ví cảnh vợ chồng hòa thuận.

·         Dây uyên: dây đàn uyên ương – biểu tượng cho lứa đôi gắn bó, hòa hợp.

·         Phím đàn loan phượng – biểu tượng của lứa đôi gắn bó.

=> Tất cả các nhạc cụ để có đôi có lứa, chỉ có mình mình cô đơn, lẻ bóng.

=> Càng cô đơn, tủi thân

-> Thậm chí thấy lo lắng, khi chơi đàn rất sợ:

+ Dây đàn bị đứt

+ Phím đàn bị chùng

-> Biểu hiện cho sự không may mắn của lứa đôi, là điềm gở.

=> Tìm đến những nhạc cụ nhưng cũng không chạy trốn được nỗi cô đơn.

=> Chinh phụ cố gắng tìm quên bằng cách tìm đến những thú vui của phụ nữ quý tộc xưa. Càng tìm quên lại càng đối diện với bi kịch của mình, càng thấm thía bi kịch của mình và càng đau khổ hơn bao giờ hết.

15 tháng 5 2021

answer-reply-image

answer-reply-image

Mong Add Chấm Ạk