K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2017

Thành đạt là một vấn đề riêng của mỗi cá nhân nhưng lại là một vấn đề chung của xã hội, bởi vì thành đạt của mọi người cộng lại có sức mạnh thúc đẩy xã hội tiến bộ.Có người ví cuộc đời như một cuộc chơi chứ đừng nghĩ như một canh bạc. Và phải xem đây là một cuộc chơi đứng đắn, không ngừng tận dụng mọi năng khiếu của trí tuệ và sức lực mới mong giành được phần thắng về mình.Đi tìm việc làm chính là điểm bắt đầu để tuổi trẻ tham dự vào cuộc chạy đua đường dài “đấu trí” và “đấu sức” giữa đa số bên dưới, chỉ có bổn phận chấp hành mệnh lệnh, lên hàng thiểu số chỉ đạo bên trên, có trách nhiệm tạo chiến lược, nắm quyền đưa ra mệnh lệnh chi phối hoạt động của mọi người bên dưới.Vấn đề đặt ra là tuổi trẻ muốn gì, muốn suốt đời chỉ làm kẻ thừa hành mệnh lệnh hay muốn vươn lên trên để đến một ngày nào đó nắm quyền quyết định chiến lược, chỉ đạo kế hoạch thực hiện chiến lược?Vẫn biết trong một cuộc chạy đua đường dài, người về chót có cái đẹp của họ về sức chịu đựng, ý chí đeo đuổi đến cùng, nhưng theo tôi, một khi đã quyết tham dự cuộc đua, tuổi trẻ đừng tự an ủi mình có “vẻ đẹp của người về chót” mà phải cố hết sức để nằm trong nhóm những người về đầu.Tuổi trẻ phải đề xuất và thực hiện cho được những ý mới, mô hình kinh doanh mới, từ đó tạo ra công ăn việc làm và tài sản mới cho xã hội.Do đó tuổi trẻ cần có là phải ham muốn vươn lên, không phải vì tước vị mà vì nhiệt tình và ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Khi chủ động nắm được quyền tổ chức công việc, tuổi trẻ sẽ thực hiện được ước mơ của mình.Trong thực tế, từ chuyện nhỏ đến chuyện to, khi một công việc bị đổ bể, trên đổ thừa dưới, dưới quy lỗi cho trên, không ai chịu nhận trách nhiệm, rút ra bài học nào để không lặp lại thất bại.Trường hợp tôi, sau một thời gian dài thực tập, được nhận làm nhân viên chính thức, tinh thần bỗng xuống dốc, chuyện gì cũng thấy bất mãn: môi trường làm việc, thái độ của đàn anh, chính sách kinh doanh của công ty... nhưng thực chất đó chỉ là cái tật “đổ thừa” có trong tôi.Đổ thừa cho người khác là cách dễ nhất để tôi tự biện hộ hay che giấu những khiếm khuyết của chính mình. Sực tỉnh ra điều này, tôi đổi sang tư thế tích cực bàn luận với đồng nghiệp, từng bước một chậm mà chắc thực hành các cách làm việc mới đã đồng ý với nhau.Khi công việc không thành, mỗi người trước tiên phải tự hỏi, trình bày cái sai của chính mình, chung sức phân tích các yếu tố khách quan khác, đề nghị cách sửa sai cụ thể.Tuy không có các chỉ đạo thích đáng của cấp trên, tự lớp trẻ chúng tôi khắc phục được các yếu kém, thực hiện mọi sự việc đúng theo kế hoạch. Khi được giao trách nhiệm xây dựng lại công ty sau thời thua lỗ, phương châm “Tuyệt đối không đổ thừa” lại được đem ra áp dụng, nghiêm nhặt nhất trong ban giám đốc vì phải làm gương. Chính đó là yếu tố tại cơ sở giúp đưa công ty đến có lời chỉ sau đó một năm.Chạm trán với công việc, chỉ khi nào tuổi trẻ can đảm nhận lỗi, dám nhận trách nhiệm thất bại về mình, tuyệt đối không đổ thừa người khác, chịu khó học hỏi, khắc phục cái sai sót, yếu kém của chính mình, từ đó tạo được thực lực - điều kiện không thể thiếu để thành đạt.

Ôn tập tốt nhất cho kì thi Tuyển sinh lớp 10 – Môn Ngữ văn ĐỀ SỐ 4 Chủ đề: ÁNH SÁNG TỪ CUỘC CHIẾN (Lòng người trong cuộc chiến, đoàn kết vì cuộc chiến, giây phút ý nghĩa từ cuộc chiến, I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Chưa bao giờ như bây giờ, hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng, tha thiết trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành...
Đọc tiếp

Ôn tập tốt nhất cho kì thi Tuyển sinh lớp 10 – Môn Ngữ văn ĐỀ SỐ 4 Chủ đề: ÁNH SÁNG TỪ CUỘC CHIẾN (Lòng người trong cuộc chiến, đoàn kết vì cuộc chiến, giây phút ý nghĩa từ cuộc chiến, I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Chưa bao giờ như bây giờ, hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng, tha thiết trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của người Việt trước đại dịch toàn cầu cùng với không chỉ kiểu bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế. Ngoài sự kiện bóng đá thì cả gần nửa thập kỉ chúng ta mới lại có sự kiện khơi dậy được sự gắn bỏ, sự đồng lỏng, đồng sức từ chính quyền đến người dân về sự tương thân, tương ái, về sự đùm bọc, che chở, nghĩa đồng bào của những người chung một mái nhà Việt Nam, chung một dân tộc Việt Nam mãnh liệt đến như thế. Sự kết nối mãnh liệt ấy, lạ lùng thay không phải từ niềm vui lớn lao vĩ đại mà từ nỗi lo buồn trong hoạn nạn. (2) Những dòng người dài dằng dặc hồi hả ra sân bay chờ đợi giây phút được chen chân lên máy bay trở về Tổ quốc. Cảm giác hạnh phúc vỡ òa khi đặt chân xuống đất mẹ thiêng liêng: yên tâm rồi, an toàn rồi. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hiểm nguy để đón những người con xa xứ. Các y, bác sĩ tận tụy thầm lặng, chấp nhận hi sinh đứng ở tuyển đầu chống dịch. Các chủ doanh nghiệp sẵn sàng cho mượn khách sạn mới khai trương chưa được vài tháng để làm khu vực cách li. Các nghệ sĩ cùng ra tay chung sức chống dịch. Các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều thể hiện thiện tâm vì cộng đồng trước dịch bệnh. Học sinh cũng vào cuộc chế tạo nước khử trùng, tỉnh, thành nào cũng có những người tự nguyện phải khẩu trang miễn phi. (3) Trên mạng xã hội, người người chia sẻ cho nhau về cách chống dịch có hiệu quả. Và dường như ai cũng trở nên thật dễ thương trong việc nghiêm túc thực hiện chỉ thị “Ai ở đâu, ngồi yên ở đấy.". Không giúp được gì thì ít nhất cũng không nên làm phiền ai, không nên dễ Nhà nước phải bận tâm về mình. Giữ cho mình được an binh cũng là cách thể hiện tinh thân vì cộng đồng trong lúc này. Hãy đoàn kết yêu thương hãy tính táo trước những tin thất thiệt, hãy bình tĩnh để xử lí tình huống. Không ai bỏ rơi các bạn. Chưa bao giờ như bấy giờ, chúng ta đang tạo ra một khối thống nhất, đang cùng nhau hoà trong cái ta rộng lớn của toàn dân tộc để làm nên sức mạnh Việt Nam tinh thần Việt Nam. (Dẫn theo Nghĩ về tinh than dân tộc trước dịch bệnh Cavid-19, theo giaoducthoidai và a) Chỉ ra một phép liên kết cấu được sử dụng trong đoạn (|) của văn bản.. Chủ đề: ÁNH SÁNG TỪ CUỘC CHIẾN (Lòng người trong cuộc chiến, đoàn kết vì cuộc chiến, giấy phút ý nghĩa từ cuộc chinh I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: nuá II. Câ (1) Chưa bao giờ như bây giờ, hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng, thay trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của người Việt trước đại dịch số cầu cùng với không chỉ kiều bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế. Ngoài kiện bóng đá thì cả gần nửa thập kỉ chúng ta mới lại có sự kiện khơi dậy được sự ... Cá bỏ, sự đồng lòng, đồng sức từ chính quyền đến người dân về sự tương thân, tương ái sự đùm bọc, che chở, nghĩa đồng bào của những người chung một mái nhà Việt Na chung một dân tộc Việt Nam mãnh liệt đến như thế. Sự kết nổi mãnh liệt ấy, lạ lùng the không phải từ niềm vui lớn lao vĩ đại mà từ nỗi lo buồn trong hoạn nạn. (2) Những dòng người dài dằng dặc hối hả ra sân bay chờ đợi giây phút được của chân lên máy bay trở về Tổ quốc. Cảm giác hạnh phúc vỡ òa khi đặt chân xuống đất thiêng liêng: yên tâm rồi, an toàn rồi. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hiện ngay để đón những người con xa xứ. Các y, bác sĩ tận tụy thầm lặng, chấp nhận hi si đứng ở tuyến đầu chống dịch. Các chủ doanh nghiệp sẵn sàng cho mượn khách sạn mi khai trương chưa được vài tháng để làm khu vực cách li. Các nghệ sĩ cùng ra tay chun sức chống dịch. Các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều thể hiện thiện tâm vì cộng đồn trước dịch bệnh. Học sinh cũng vào cuộc chế tạo nước khử trùng, tỉnh, thành nào âm có những người tự nguyện phát khẩu trang miễn phí. (3) Trên mạng xã hội, người người chia sẻ cho nhau về cách chống dịch có làn quả. Và dường như ai cũng trở nên thật dễ thương trong việc nghiêm túc thực hiện s thị “Ai ở đâu, ngồi yên ở đấy.". Không giúp được gì thì it nhất cũng không nên l phiền ai, không nên để Nhà nước phải bận tâm về mình. Giữ cho mình được an bài cũng là cách thể hiện tinh thần vì cộng đồng trong lúc này. Hãy đoàn kết yêu th hãy tỉnh táo trước những tin thất thiệt, hãy bình tĩnh để xử lí tình huống. Không anh rơi các bạn. Chưa bao giờ như bây giờ, chúng ta đang tạo ra một khỏi thông nhất đ cùng nhau hoà trong cái ta rộng lớn của toàn dân tộc để làm nên sức mạnh Việt Na tinh thần Việt Nam. (Dẫn theo Nghĩ về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh Covid 19,theo giaoducthoidai) a) Chỉ ra một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản. b) Theo bài viết, em hãy cho biết những đối tượng nào đã cùng chung tay, chung sức chống dịch Covid-19? d) Theo em, giữa việc đề cao hạnh phúc, bình an và việc phát triển kinh tế của đất nước, em quan tâm đến điều nào? Vì sao? (Trình bày trong khoảng 3 - 5 dòng) c) Xác định thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện qua văn bản.

1
10 tháng 3 2023

Giúp mình với ạ 

Ôn tập tốt nhất cho kì thi Tuyển sinh lớp 10 – Môn Ngữ văn ĐỀ SỐ 4 Chủ đề: ÁNH SÁNG TỪ CUỘC CHIẾN (Lòng người trong cuộc chiến, đoàn kết vì cuộc chiến, giây phút ý nghĩa từ cuộc chiến, I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Chưa bao giờ như bây giờ, hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng, tha thiết trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành...
Đọc tiếp

Ôn tập tốt nhất cho kì thi Tuyển sinh lớp 10 – Môn Ngữ văn ĐỀ SỐ 4 Chủ đề: ÁNH SÁNG TỪ CUỘC CHIẾN (Lòng người trong cuộc chiến, đoàn kết vì cuộc chiến, giây phút ý nghĩa từ cuộc chiến, I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Chưa bao giờ như bây giờ, hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng, tha thiết trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của người Việt trước đại dịch toàn cầu cùng với không chỉ kiểu bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế. Ngoài sự kiện bóng đá thì cả gần nửa thập kỉ chúng ta mới lại có sự kiện khơi dậy được sự gắn bỏ, sự đồng lỏng, đồng sức từ chính quyền đến người dân về sự tương thân, tương ái, về sự đùm bọc, che chở, nghĩa đồng bào của những người chung một mái nhà Việt Nam, chung một dân tộc Việt Nam mãnh liệt đến như thế. Sự kết nối mãnh liệt ấy, lạ lùng thay không phải từ niềm vui lớn lao vĩ đại mà từ nỗi lo buồn trong hoạn nạn. (2) Những dòng người dài dằng dặc hồi hả ra sân bay chờ đợi giây phút được chen chân lên máy bay trở về Tổ quốc. Cảm giác hạnh phúc vỡ òa khi đặt chân xuống đất mẹ thiêng liêng: yên tâm rồi, an toàn rồi. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hiểm nguy để đón những người con xa xứ. Các y, bác sĩ tận tụy thầm lặng, chấp nhận hi sinh đứng ở tuyển đầu chống dịch. Các chủ doanh nghiệp sẵn sàng cho mượn khách sạn mới khai trương chưa được vài tháng để làm khu vực cách li. Các nghệ sĩ cùng ra tay chung sức chống dịch. Các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều thể hiện thiện tâm vì cộng đồng trước dịch bệnh. Học sinh cũng vào cuộc chế tạo nước khử trùng, tỉnh, thành nào cũng có những người tự nguyện phải khẩu trang miễn phi. (3) Trên mạng xã hội, người người chia sẻ cho nhau về cách chống dịch có hiệu quả. Và dường như ai cũng trở nên thật dễ thương trong việc nghiêm túc thực hiện chỉ thị “Ai ở đâu, ngồi yên ở đấy.". Không giúp được gì thì ít nhất cũng không nên làm phiền ai, không nên dễ Nhà nước phải bận tâm về mình. Giữ cho mình được an binh cũng là cách thể hiện tinh thân vì cộng đồng trong lúc này. Hãy đoàn kết yêu thương hãy tính táo trước những tin thất thiệt, hãy bình tĩnh để xử lí tình huống. Không ai bỏ rơi các bạn. Chưa bao giờ như bấy giờ, chúng ta đang tạo ra một khối thống nhất, đang cùng nhau hoà trong cái ta rộng lớn của toàn dân tộc để làm nên sức mạnh Việt Nam tinh thần Việt Nam. (Dẫn theo Nghĩ về tinh than dân tộc trước dịch bệnh Cavid-19, theo giaoducthoidai ) a) Chỉ ra một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản. b) Theo bài viết, em hãy cho biết những đối tượng nào đã cùng chung tay, chung sức chống dịch Covid-19? d) Theo em, giữa việc đề cao hạnh phúc, bình an và việc phát triển kinh tế của đất nước, em quan tâm đến điều nào? Vì sao? (Trình bày trong khoảng 3 - 5 dòng) c) Xác định thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện qua văn bản.

0
17 tháng 12 2020

Mong mọi người giúp ạ, mình đang rất cần và cũng rất mong mọi người không sao chép ở ngoài

2 tháng 5 2023

Trong cuộc sống, con người có thể thể hiện sức mạnh của mình bằng cơ bắp, bằng quyền lực, bằng đồng tiền.. Nhưng Lê-nin, người thầy của cách mạng vô sản đã nêu lên một ý kiến khác: "Ai có tri thức người đó có sức mạnh". Câu nói của Lê-nin đã giúp chúng ta suy nghĩ nhiều hơn về giá trị của tri thức và người tri thức. "Tri thức" là vốn hiều biết về tự nhiên, xã hội, là kinh nghiệm, kĩ năng mà con người lĩnh hội được thông qua học tập trải nghiệm cuộc sống. "Sức mạnh" là một cách nói ẩn dụ chỉ khả năng thực hiện một việc nào đó. Câu nói trên của Lê-nin muốn khẳng định một điều rằng: Người có được tri thức sẽ có khả năng thực hiện được mọi việc, giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống, biết cách vượt qua khó khắn, trở ngại

6 tháng 12 2017

ê 

tớ nhớ hôm nay thứ 4 mà 

đâu phải chủnhật đâu 

thất bại là mẹ thành công 

vì nó là mẹ nên chúng ta phải tôn trọng nó

6 tháng 12 2017

an ui thi nho ban be an ui

25 tháng 10 2016

A. Mở bài:
Đoàn giải phóng quân một lần ra đi.
Nào có sá chi đâu ngày trở về.
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi.
Ra đi ra đi thà chết cho vinh.
Khúc hát quen thuộc từ xa chợt vọng lại gợi trong lòng chúng ta biết bao suy tưởng. Chúng ta như được sống lại một thời hào hùng của dân tộc theo tiếng hát sôi nổi trẻ trung và cũng bình dị như cuộc đời người lính. Không biết đã có bao nhiêu bài thơ nói về họ - những chàng Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. Tiêu biểu cho hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ là hai bài thơ: “Đồng chí” của Chính Hữu và “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
- Những người lính trong hai bài thơ thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng ở họ có nhiều nét đẹp chung của người lính cách mạng và của con người Việt Nam trong các cuộc kháng chiến cứu nước.
B.Thân bài.
1. Họ đều là những con người bình dị, mộc mạc, thấm nhuần tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do để đi vào cuộc chiến đấu.
- Người lính trong bài thơ “Đồng chí” xuất thân từ những cảnh ngộ nghèo khó: “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. Họ là những người nông dân vừa được cách mạng giải phóng khỏi kiếp nô lệ lầm than. Bởi vậy, tình nguyện ra nhập bộ đội cầm lấy khẩu súng của cách mạng cũng chính là cầm vũ khí để giải phóng triệt để cho thân phận của mình, cho quần chúng và cho cả dân tộc. Vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà họ “mặc kệ” tất cả, sẵn sàng từ biệt làng quê với ruộng nương, nhà cửa vốn hết sức thân thiết, gắn bó để ra đi, dấn thân vào cuộc đời người chiến sĩ: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
- Còn người lính trong thơ Phạm Tiến Duật là những chàng trai còn rất trẻ, có tri thức, họ sẵn sàng gác lại những ước vọng tương lai của mình để cống hiến tuổi thanh xuân theo tiếng gọi thiêng liêng của miền Nam yêu dấu:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
2.Nhờ có tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó bền chặt, chan hoà và nhờ lòng dũng cảm, hiên ngang, mà họ đã bất chấp những gian khổ, thiếu thốn đến tột cùng để hoàn thành nhiệm vụ.
- Trên trận tuyến gay go ác liệt, các anh phải cùng chịu biết bao khó khăn gian khổ, thiếu thốn.
+ Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian nan vất vả, các anh đã từng chịu những cơn “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, cùng cảnh “áo rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”, “chân không giầy”… Cũng chính từ trong gian khổ và thiếu thốn của những ngày đầu tiên bước vào quân ngũ ấy đã nẩy sinh ở họ mối tình cao đẹp – tình đồng chí! Và chính có tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, chia bùi sẻ ngọt mà họ có đủ sức mạnh lớn lao để vượt qua tất cả: “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đẹp làm sao giữa đêm rừng hoang đầy sương muối, ở nơi mà sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc, những người chiến sĩ vẫn ôm súng đứng canh gác quân thù trong đêm trăng sáng. Các anh vẫn chiến đấu và vẫn cứ tin có ngày chiến thắng. Ta thấy được ở các anh một tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường, một niềm lạc quan bất diệt. Đời lính gian khổ nhưng luôn giữ mãi nụ cười dẫu cho nó cận kề cái chết. “Đầu súng trăng treo”, một biểu tượng đẹp của hình ảnh người lính, biểu tượng cao quý của mối tình đồng chí đã khắc sâu trong tâm trí mọi người.
(Nhà thơ Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến cũng cho ta thấy rõ điều đó:
Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”
Chính điều đó đã giúp ta hiểu được sự quyết tâm của người lính và ta thêm cảm phục sự hi sinh ấy hơn. Tấm lòng của các anh thật cao đẹp và lớn lao biết chừng nào! Đó cũng là hình ảnh chung của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp - những con người bình dị mà cũng thật anh dũng, hiên ngang.
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp đã giành được thắng lợi vẻ vang với trận Điện Biên Phủ lẫy lừng. Đất nước vẫn chưa được bình yên, cả Miền Nam lại chìm vào máu lửa và những người con của quê hương lại tiếp tục lên đường. Những anh chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn hiện lên trong trang thơ của Phạm Tiến Duật là những anh lính thật ngang tàng, yêu đời, dũng cảm, hóm hỉnh. Từng giây, từng phút, các anh phải đối mặt với nhiều gian khổ và sự ác liệt, dữ dội của bom đạn quân thù hằng ngày trút xuống con đường và nhằm vào những chiếc xe của họ. Những gian khổ và ác liệt hiện hình trong hình ảnh những chiếc xe không kính rồi không cả đèn, cả mui xe, thùng xe có xước, méo mó. Gian khổ tưởng chừng như không thể vượt qua được, cái chết như kề bên, vậy mà lúc nào các anh cũng “ung dung buồng lái ta ngồi. Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”.
Mở đường Trường Sơn để xe tăng tiến vào phía Nam thực hiện chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là giai đoạn gay go nhất, ác liệt nhất và cũng hào hùng nhất. Có lẽ chỉ có những chàng trai tuổi trẻ ngạo nghễ ngang tàng kia mới có sức thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng cao cả này. Những chiếc xe tưởng chừng như không thể sử dụng được vậy mà nó vẫn tiến lên phía trước bởi có những nụ cười rất ngang tàng, rất nghịch ngợm của những anh lái xe rất phớt đời:
“Không có kính, ừ thì có bụi.
Bụi phun tóc trắng như người già.
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc.
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha…”
Bằng sự đồng cảm của một người lính và cảm xúc của một nhà thơ, Phạm Tiến Duật đã xây dựng nên hình ảnh những chiến sĩ lái xe thật hào hùng, thật tếu táo. Cái cử chỉ: “phì phèo châm điếu thuốc” và tiếng cười “ha ha” như một lời thách thức của họ đối với quân thù. Đó là sức mạnh thứ nhất, còn sức mạnh nào nữa khiến cho những chiếc xe ấy vẫn băng băng lên phía trước? Tác giả đã trả lời một cách mạnh mẽ và dứt khoát, trong những chiếc xe không kính có những trái tim yêu nước, luôn hướng về Miền Nam phía trước với là khát vọng cháy bỏng là giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước:
“Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
3. Qua hình ảnh anh chiến sĩ Trường Sơn, chúng ta chợt nhận ra sự gần gũi, thân quen giữa những người lính qua các thời kì. Từ anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp trong thơ Chính Hữu đến anh chiến sĩ Trường Sơn thời chống Mĩ trong thơ PTD đều có chung một nét đẹp truyền thống kiên cường, bất khuất, dũng cảm và đầy tinh thần lạc quan yêu đời. Với điều kiện thuận lợi hơn, người lính thời chống Mĩ đã được trau rèn, huấn luyện. Các anh đã kế thừa và phát huy được tinh thần cách mạng vốn đã vững vàng nay lại vững vàng hơn.
- Tuy cùng khai thác chất liệu thơ từ đời sống thực với những chi tiết thật đến trần trụi của cuộc sống người lính nhưng hai bài thơ còn khác nhau bởi bút pháp và giọng điệu riêng của mỗi tác giả và cảm hứng nổi bật ở mỗi bài. Cảm hứng của Chính Hữu hướng vào vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của người lính, còn PTD thì lại tập trung làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn và bom đạn kẻ thù của những người lính lái xe.
C. Kết bài:
Nhìn lại những chặng đường lịch sử đã đi qua, đọc lại hai bài thơ về người lính qua hai thời kì, trong ta bỗng dấy lên niềm xúc động lẫn tự hào. Hình ảnh những người lính ấy trở nên bất tử và đẹp rực rỡ. Dù lớp bụi thời gian có phủ đầy những trang sách và những đổi mới của cuộc sống làm biến chuyển đi tất cả, nhưng hình ảnh những anh lính cụ Hồ, anh giải phóng quân đến các anh chiến sĩ Trường Sơn vẫn sống mãi trong lòng mọi người với một niềm cảm xúc trào dâng mạnh

26 tháng 10 2016

Trong văn học Việt Nam hiện đại, hình ảnh người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc có một vị trí hết sức quan trọng. Đó không chỉ là hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong nhiều tác phẩm mà còn là biểu tượng đẹp nhất của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Phần lớn các tác giả đều có mặt ở những mũi nhọn của cuộc kháng chiến để kịp thời ghi lại một cách chân thực và sinh động hiện thực chiến đấu của chiến sĩ ta. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm chống Pháp và người chiến sĩ Giải phóng quân miền Nam thời đánh Mỹ đã được phản ánh khá rõ nét với những vẻ đẹp khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

Người lính trong bài thơ “Đồng chí” -> Người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”-> Điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ:
a. Người lính trong bài thơ “Đồng chí”:
* Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng cao quí.
- Những người lính xuất thân từ nông dân, ở những miền quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”,”đất cày lên sỏi đá”. Họ “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”.
- Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện lên đường. Phía sau họ là bao cảnh ngộ: xa nhà, xa quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con để sống cuộc đời người lính. Chữ “mặc kệ” trong câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” đã lột tả được tinh thần “mến nghĩa” của những người nghĩa binh nông dân trong thơ Nguyễn Đình Chiểu, tinh thần “Ra đi không vương thê nhi” của các đấng trượng phu xưa và tinh thần “Quyết tự cho Tổ quốc quyết sinh” của những người tự vệ Thủ đô những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Nhưng khi đặt cạnh hình ảnh “gian nhà không” và chữ “gió lung lay” thì có gì đó cảm động quá. Người lính không hoàn toàn “mặc kệ” như khẩu khí đâu. Đó là đức hi sinh. Hi sinh cho quê hương đất nước. Một đức hi sinh giản dị làm cảm động lòng người.
- Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên phẩm chất anh hùng ở những người nông dân mặc áo lính hiền hậu ấy.

Cái nhìn hiện thực đã giúp nhà thơ ghi lại được những nét chân thực về cuộc đời đi chiến đấu của người lính. Hình ảnh họ lam lũ với “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, với”chân không giày". Đói,rét, gian khổ khắc nghiệt đã khiến người lính phải chịu đựng những cơn sốt rét:“miệng cười buốt giá”,”sốt run người”,”vừng trán ướt mồ hôi”. Trong hoàn cảnh đầy thử thách đó, sống được đã là kì tích. Chính Hữu còn ghi được hình ảnh người lính can trường vượt lên vững vàng trên vị trí của mình: “Đêm nay rừng hoang sương muối/Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”.
- Họ có một đời sống tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc:
+ Lòng yêu quê hương và gia đình thể hiện qua nỗi nhớ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, niềm thương “gian nhà không”, qua ý thức về cảnh ngộ “quê hương anh nước mặn đồng chua” và “làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
+ Từ hiện thực cuộc sống gian lao thiếu thốn, họ vun đắp được tình đồng chí keo sơn, gắn bó. Không phải vô cớ Chính Hữu đặt tên bài thơ là “Đồng chí” và nhiều lần trong bài thơ hai tiếng ấy đã vang lên. Tình đồng chí, đồng đội như là sự hội tụ, tập trung tất cả những tình cảm, những phẩm chất của người lính: Lòng yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ, tinh thần đồng cam cộng khổ, tinh thần kề vai sát cánh trong chiến đấu, sự gắn kết giữa những người cung chung lí tưởng, chung mục đích và ước mơ. Gian lao thử thách khiến tình đồng chí, đồng đội thêm keo sơn, sâu sắc. Ngược lại, tình đồng chí ấy lại giúp người lính có sức mạnh để vượt qua gian lao thử thách. facebook.com/hocvanlop9
=> Hình ảnh người lính Cụ Hồ trong những ngày kháng chiến chống Pháp được Chính Hữu khắc họa trong tình đồng chí cao đẹp, tình cảm mới của thời đại cách mạng.
=> Họ được khắc họa và ngợi ca bằng cảm hứng hiện thực, bằng những chất thơ trong đời thường,được nâng lên thành những hình ảnh biểu tượng nên vừa chân thực, mộc mạc, vừa gợi cảm lung linh.

5 tháng 10 2018

Ăn chơi đua đòi là một hiện tượng ta thường bắt gặp trong cuộc sống. Nó đã và đang diễn ra quanh ta, nhất là trong lớp trẻ. Nó đã trở thành “thói” rất đáng chê trách.Đặc biệt là vấn đề học sinh THCS sử dụng điện thoại là 1 vấn đề đáng quan tâm .Thói ăn chơi đua đòi của học sinh THCS là cách sống của một số người bắc chước nhau, đua đòi nhau về cách sống, cách xài sang, thích chưng diện, chạy theo “mốt”. Có kẻ thì khoe sang, khoe giàu, ăn tiêu như phá.Sủ dụng điện thoại thông minh là ko cần thiết với học sinh THCS ,ở lúa tuổi này các bạn cần phải học ko nên chạy theo các tệ nạn xã hội .Và chính sử dụng đthoại thông minh mà các bạn biết thêm nhiều điều bổ ích cũng như ko bổ ích .học sinh THCS ko dùng đthoại thông minh thì sao lại gọi là thua kém lạc hậu ?Dùng đthoại thông minh thì gọi là ăn chơi đua đòi thì đúng , nó ko phù hợp với lứa tuổi của các bạn. Mà  nhân dân ta vốn cần cù, giản dị, tiết kiệm trong làm ăn, sinh sống. Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng tiêu cực, trái hẳn với nếp sống và đạo lí của nhân dân.Tóm lại , học sinh THCS ko sử dụng đthoại thông minh khong phải thua kém ,lạc hậu.

HỌC TỐT