Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em có thể tham khảo một số quyển sách sau:
- EINSTEIN - Thiên tài và thuyết tương đối
- TESLA - Nhà phát minh, cha đẻ của dòng điện xoay chiều
- MARIE CURIE - Nhà nữ khoa học tiên phong, người đạt giải Nobel, người khám phá ra chất phóng xạ
- DARWIN - Nhà tự nhiên học, hành trình vĩ đại và thuyết tiến hóa
Sau đây, mình xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về một người rất tài năng mà mình vừa tìm hiểu qua báo chí. Đó là anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".
Anh Nam sinh ra ở tại Hà Nội, bố mẹ là viên chức nhà nước. Từ nhỏ, anh Nam đã bộc lộ mình là người có khả năng nhanh nhạy, biết cách học và nỗ lực, kiên trì rèn luyện. Cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình nên ngày càng phát huy được ưu điểm của bản thân, đặc biệt là khả năng học tiếng anh. Anh Nam có nhiều thành tích nổi bật, đáng khâm phục với khả năng giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo, từng làm diễn giả tại Mỹ khi tham gia hội nghị "Khoa học về nụ cười"... Anh Nam cũng là một dịch giả nhỏ tuổi và có khả năng sáng tác tự truyện, ngoài ra anh cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, ngoại khoá đầy bổ ích. Năm lớp hai đã đạt thành tích cao về TOEIC, đến lớp 5 đạt điểm IELTS với mức tuyệt đối. Hiện nay, anh đang du học tại Mỹ với nhiều dự định chinh phục những đỉnh cao mới, nhận vô số bằng khen của trường quốc tế và thư chúc mừng của tổng thống Mỹ Obama. Anh Nhật Nam được rất nhiều người biết đến và ngưỡng mộ. Nhiều video về cách học tiếng anh được anh hướng dẫn và đăng lên mạng thứ hút hàng triệu lượt xem. Các báo chí, truyền thông viết về anh rất nhiều.
tham khảo
Hơn 1000 lần thí nghiệm để phát minh bóng đèn
Do kết quả học tập ở trường không tốt, Edison đã sớm bị đuổi học chỉ sau thời gian ngắn đến trường. Dù rất đau khổ, gia đình Edison đành phải chấp nhận.
Có mẹ là giáo viên, Edison được dạy học riêng ở nhà. Bà thường hướng dẫn, khuyến khích con trai làm một số thực nghiệm đơn giản giống như trong những cuốn sách bà thường đưa cho Edison đọc.
Một lần, mẹ mua cho Edison cuốn sách Nhập môn khoa học thực nghiệm và khoa học tự nhiên, cậu bé lập tức bị cuốn hút bởi phần khoa học thực nghiệm trình bày trong đó. Edison say sưa nghiên cứu những điều viết trong cuốn sách và dành thời gian làm những thí nghiệm nhỏ.
Edison đã biến căn phòng hầm của gia đình thành phòng thí nghiệm nhỏ với rất nhiều dụng cụ như dây đồng, dây sắt, que thủy tinh, ống nhựa… Đây chính là nơi Edison đã làm những thí nghiệm đầu tiên về điện và hóa học.
Trong cuộc đời nghiên cứu khoa học của Edison, phát minh vĩ đại và nổi tiếng nhất của ông chính là bóng đèn dây tóc, mang lại ánh sáng cho nhân loại.
Để biến điện năng thành ánh sáng, Edison đã làm hàng nghìn thí nghiệm nhằm tìm ra vật liệu thích hợp làm dây tóc bóng đèn. Khi liên tục gặp thất bại, bị công kích là "người hoang tưởng", "quân lừa bịp", Edison vẫn không nản chí. Ông vẫn trung thành với khát vọng của bản thân.
Thomas Edison đã thất bại hơn 10.000 lần trước khi phát minh ra bóng đèn, nhưng ông không bao giờ gọi đó là thất bại, mà xem đó như những cơ hội để học hỏi.
Ông từng nói rằng: "Rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều do người ta không nhận ra rằng họ đã gần với sự thành công tới chừng nào và họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình".
Sau hàng nghìn lần thất bại, cho đến một ngày, Edison tình cờ sờ vào cái nút tòn ten ở trên khuy áo khoác rồi thốt lên: "Đây rồi! đây chính là cái mà ta sẽ dùng làm dây tóc!".
Tiếp theo, ông cho cái sợi chỉ vào một cái khuôn niken, nung trong lò lửa suốt 5 giờ đồng hồ để sợi chỉ biến thành than. Sau khi để nguội, ông lấy sợi chỉ ra, cho vào một vật chứa bằng thủy tinh đã được tạo chân không ở bên trong, để sợi chỉ không bị đốt cháy rồi cho dòng điện đi qua.
Edison hồi hộp, băn khoăn, không biết dòng điện sẽ chạy được trong bao lâu? Nhưng kết quả thật mỹ mãn, sợi dây tóc sáng liên tục được tới 45 tiếng. Giống như thí nghiệm của mình, mặt Edison cũng sáng lên vì sung sướng.
Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, nhân loại đã có được ánh sáng của đèn điện như ngày hôm nay. Về sau, cùng các cộng sự của mình, Edison còn tạo tạo ra nhiều thiết bị để cải tiến và cách tân công nghệ.
Từ cậu bé sớm phải rời ghế nhà trường vì bị nghi ngờ đần độn đến trở thành nhà phát minh vĩ đại, nhà sáng chế hàng đầu của nhân loại, Edison đã chứng minh rằng "thiên tài không tự sản sinh ra".
Tính tò mò, sự hiếu kỳ, sở thích khám phá để giải đáp những điều xung quanh đã giúp Edison biến ý tưởng có phần không tưởng của ông thành hiện thực để giúp ích cho nhân loại.
Tham khảo
Em thích chú chó Hichiko trong tác phẩm Hikachi chú chó chờ đợi. Câu chuyện không chỉ là đề cập đến sự trung thành của một chú chó đối với chủ nhân của mình mà còn là một tình bạn chân thành, đủ sức làm rung động trái tim của hàng triệu người trên thế giới.
1.
Bài tham khảo:
- Chọn một nhân vật: Nhân vật người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến.
- Điều ở nhân vật gây ấn tượng với em: Tính cách ấm áp và nhân hậu và cách hành động mua chậu lan mà không cần ai biết của ông.
- Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhận vật: Em rất mến mộ và kính trọng ông nhạc sĩ.
2.
Mở đầu: Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em.
Triển khai:
- Điều ở nhân vật gây ấn tượng với em:
+ Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng.
+ Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến.
+ Em đã đọc lại câu chuyện nhân vật rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui.
- Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhận vật: Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ.
Kết thúc: Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.
3.
Em tiến hành góp ý cho đoạn văn của bạn và chỉnh sửa bài văn của bản thân nếu có
Tham khảo
Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại, người khai sinh ra “Thuyết tương đối”. Ông cùng với Newton chính là 2 tri thức lỗi lạc quyết định đến sự phát triển của lý thuyết vật lý hiện đại.
Thế nhưng khi còn nhỏ, Einstein không hề có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí là phát triển trí tuệ rất chậm. Năm 4 tuổi, ông vẫn chưa biết nói, cha của Einstein đã tìm mọi cách để giúp con mình phát triển như những đứa trẻ khác.
Trong thời gian đi học, sức học của Einstein rất kém, đuối hơn nhiều so với các bạn bè khác. Thầy Hiệu trưởng trường Einstein theo học cũng quả quyết với cha cậu rằng “thằng bé này mai sau lớn lên sẽ chẳng làm được gì đâu”.
Những lời giễu cợt và sự trêu đùa ác ý của mọi người xung quanh khiến cho cậu bé Einstein rất buồn tủi. Cậu trở nên sợ phải đến trường, sợ phải đối mặt với các thầy cô và bạn bè. Cậu cũng cho rằng mình đúng là đứa trẻ ngốc nghếch thật sự.
Thế nhưng nhờ sự động viên rất lớn của mẹ - một người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và có học vấn cao, trí tuệ Einstein phát triển nhanh chóng, cậu bé còn dần khắc phục được tính tự ti và trở nên lạc quan, vui vẻ.
Einstein rất hay nêu ra những câu hỏi lạ lùng, thậm chí có phần quái dị, chẳng hạn như: Tại sao kim nam châm lại chỉ về hướng Nam? Thời gian là gì? Không gian là gì?... Mọi người đều cho rằng cậu bé này là người đầu óc có vấn đề.
Nhưng họ không ngờ rằng, chính những câu hỏi có vấn đề ấy của cậu bé đã giúp Einstein có được thành công sau này.
Học sinh tự chỉnh sửa lại bài viết của mình sau khi đã tiến hành các hoạt động 1, 2, 3 và viết lại mở bài, kết luận
Tham khảo
Câu chuyện đã đề cập đến trải nghiệm đi thuyền trên sông Đà của nhân vật tôi. Đó là trải nghiệm khó quên trong cuộc đời nhân vật. Qua hình tượng con sông Đà hung bạo, trữ tình và ông lái đò bình dị nhưng tài hoa, trí dũng, nhà văn muốn ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trên vùng Tây Bắc của Tổ quốc.
* Câu chuyện
Một người ham đọc sách
Đan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Không đủ tiền mua sách, ông làm quen với người bán hàng để mượn sách về nhà xem.
Một hôm, người chủ quán sách không muốn cho Đan-tê mượn cuốn sách mới. Ông liền đứng tại quầy hàng để đọc, bất chấp mọi tiếng ồn ào xung quanh.
Khi ông đặt cuốn sách vừa đọc xong xuống để trả người chủ quán thì trời đã sẩm tối. Người chủ quán liền hỏi:
- Kẻ ra người vào ồn ào như vậy mà ông cũng đọc được hết cuốn sách à?
Đan-tê ngơ ngác đáp:
- Có người ra vào ồn ào ư? Tôi chỉ thấy người trong sách đi lại nói chuyện với nhau thôi!
(Theo Cuộc sống và sự nghiệp)
* Bài thơ:
TRANG SÁCH VÀO ĐỜI
Trước ngưỡng cửa cuộc đời
Trang sách và hoa phượng
Học vấn và nhớ thương
Miệt mài nuôi chí lớn
Những trang sách dày công
Giúp em nhiều kiến thức
Vào đời bằng hiện thực
Vững bước trên đôi chân
Những con số bài toán
Những dòng chữ bài văn
Sơ đồ và hình ảnh
Nhanh hiểu và dễ nhớ
Trang sách bên cửa sổ
Một bầu trời ước mong
Trang sách như bệ phóng
Nâng bước em vào đời.
(Nguyễn Đức Toàn)
* Bài văn tả cây dừa:
Trước nhà em có một cái ao, xung quanh ao được trồng nhiều loại cây cần nước nhưng trong số đó em lại thích cây dừa nhất. Những đứa bạn cùng làng của em cũng phải công nhận với em về điều đó, cây dừa giống như nhân vật chính nổi bật lên giữa khu vườn nhà. Cây dừa nhà em rất đẹp, nó không chỉ nổi bật trong khu vườn nhà thôi đâu mà nó còn nổi bật nhất cái ngôi làng này.
Mỗi khi đi học về em cũng có thể nhìn thấy cây dừa ở nhà mình từ xa, bởi cây dừa nhà em cao lắm, nhìn từ xa trông nó giống như cái chổi bị dựng ngược lên. Bố em thường trêu rằng bao giờ hai chị em em lớn để lấy cái chổi dừa xuống quét nhà cho bố, chắc hẳn lúc đó nhà sẽ rất sạch.
Thân cây dừa cao và to như cái cột nhà, bên ngoài được bọc một lớp màu nâu, nham nhám, sần sùi và nứt nẻ, chỗ lõm chỗ lồi. Từ gốc cây lên đến đỉnh ngọt sẽ có các vòng tròn cách một khoảng đều nhau, những chiếc rễ con của cây dừa giống như những chú giun đất vậy. Còn phía trên đỉnh cây, các tàu lá xòe ra trông như chiếc ô che bóng râm mát cho một góc vườn nhà, lá dừa già sẽ có màu vàng, còn lá dừa non sẽ còn màu xanh man mát.
Dưới những tàu lá đó là những trái dừa, trái dừa trên cây nhà em năm nào vào mỗi ngày hè thường rất trĩu quả, quả dừa bên ngoài có màu xanh, màu càng nhạt thì chứng tỏ là dừa non còn màu đậm thì là dừa già. Gia đình em khi hè đến thường sẽ hái cả hai loại quả xuống để uống, dừa non sẽ ăn luôn cả cùi, dừa già thì gọt đi phần vỏ nâu bên ngoài để đem đi nấu thành món ăn.
Nhờ có cây dừa mà gia đình em mỗi khi hè đến sẽ có nước để uống, dừa non để ăn mà không phải đi mua ngoài. Sân vườn nhà em cũng nhờ vậy mà trở nên mát hơn và xanh hơn. Em rất thích cây dừa này.
Bài thơ:
TRANG SÁCH VÀO ĐỜI
Trước ngưỡng cửa cuộc đời
Trang sách và hoa phượng
Học vấn và nhớ thương
Miệt mài nuôi chí lớn
Những trang sách dày công
Giúp em nhiều kiến thức
Vào đời bằng hiện thực
Vững bước trên đôi chân
Những con số bài toán
Những dòng chữ bài văn
Sơ đồ và hình ảnh
Nhanh hiểu và dễ nhớ
Trang sách bên cửa sổ
Một bầu trời ước mong
Trang sách như bệ phóng
Nâng bước em vào đời.
(Nguyễn Đức Toàn)
* Bài văn tả cây dừa:
Trong các loài hoa, hoa hồng chính là nữ hoàng của các loài hoa. Hoa hồng không mọc thành bụi thành khóm mà được trồng riêng lẻ. Rễ cây hoa hồng nhỏ và dài ăn sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây hồng mảnh mai trông yếu ớt nhưng rất cứng cáp. Những chiếc lá xanh bóng khỏe được mẹ thiên nhiên ban tặng. Phía ngoài lá là những đường răng cưa làm cho hoa càng thêm kiêu sa. Những nụ hoa như những bàn tay nhỏ bé vẫy chào trong nắng sớm. Từng nụ hoa như gọi nhau bung ra khoe sắc đỏ thắm, dịu dàng. Một bông hồng nhung có rất nhiều tầng hoa kết tròn, khum như e ấp thẹn thùng dưới nắng sớm mùa đông. Bông hồng nhung nào cũng có vẻ kiêu hãnh vì chúng là loài hoa duy nhất đọng lại những giọt sương đêm. Hoa hồng mang đến sự ngọt ngào trong mùa đông. Hoa hồng được rất nhiều người yêu thích hoa hồng còn được tôn làm sứ giả của tình yêu trên toàn thế giới với màu sắc rực rỡ của hoa tượng trưng cho sự nồng nàn, son sắc. Hoa hồng có rất nhiều màu nhưng có lẽ màu đỏ là màu được ưa chuộng và được dùng để diễn tả tình yêu. Em rất yêu thích hoa hồng.
Năm 1903, khi đang nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhà hóa học người Pháp Édouard Benedictus đã vô tình làm rơi bình ống nghiệm xuống đất nhưng lạ thay nó không vỡ. Benedictus vô cùng ngạc nhiên khi chiếc bình rơi từ trên cao xuống đất chịu tác động mạnh như vậy mà lại không vỡ thành nhiều mảnh.