K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Những đứa trẻ chỉ cần nghe từ “mẹ” thôi là òa khóc, gào khóc không nguôi vì nhớ mẹ.

12 tháng 4 2017

Khi nhìn những đứa trẻ con nhặt nhạnh, Liên thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng

=> Liên là cô bé có tấm lòng nhân hậu.

Đáp án cần chọn là: B

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Những trở ngại tinh thần mà một người độc hành trên đường lạnh vắng có thể phải đối diện: cô đơn, mệt mỏi, nhụt chí…

- Để vượt qua những trở ngại đó, người ta có thể: đạt ra mục tiêu cho bản thân, nỗ lực học tập, cố gắng, động viên chính mình…

19 tháng 12 2021

tham khao:

 

Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Cái giá trị đích thực của văn học là con người, cộng đồng con người và cuộc sống con người chứ không phải là một cái gì khác. Ai muốn tìm một cái gì khác thì sẽ không có chỗ đứng, không có triển vọng về tương lai bởi nó xa lạ với con người và con người cũng không cần đến nó”. Nói như vậy có nghĩa là các nhà văn phải hướng ngòi bút của mình vào con người, lấy con người là trung tâm của tác phẩm. Cũng giống như bao nhà văn khác trang văn của Thạch Lam luôn viết về cuộc sống con người, những nhân vật của ông không có nét dữ dội, mãnh liệt như chị Dậu, Chí Phèo hay Lão Hạc mà nó mang vẻ đẹp bình dị, nhẹ nhàng, ông nhấn mạnh đến đời sống tâm hồn của nhân vật. Tiêu biểu cho con người của trang văn Thạch Lam là cô bé Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” mang tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và luôn khao khát về cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở tương lai.

 

“Hai đứa trẻ” kể về cuộc sống con người nơi phố huyện nghèo, với nhân vật chính là Liên và An hai chị em đã từng sống ở Hà Nội nhộn nhịp nhưng khi cha bị mất việc hai đứa nhỏ cùng gia đình chuyển về phố huyện sống. Nói là phố huyện nhưng nơi đó cũng nghèo nàn, cuộc sống vẫn còn khó khăn. Hai chị em được mẹ giao cho việc trông nom cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu bán mấy thứ lặt vặt để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình.

Nhân vật Liên là cô chị cả mới lớn trong gia đình nên rất đảm đang, biết quán xuyến công việc giúp mẹ. Ban ngày thì bán hàng tối đến thì dọn hàng lại, hình ảnh “Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm những bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng” cùng với một chiếc khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc ở thắt lưng khiến cho “chị cảm thấy hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang”.

Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm với sự chuyển biến của cảnh vật xung quanh. Khung cảnh ngày tàn được Liên thu vào tầm mắt và cảm nhận những âm thanh, hình ảnh báo hiệu một ngày tàn sắp qua, chuẩn bị cho một đêm tối mới cũng giống như bao đêm khác. “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều; phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Tất cả đã sẵn sàng cho bóng tối bao trùm. Tâm trạng của con người cũng trở nên buồn bã, hiu quạnh “đôi mắt chị bóng tối ngập dần đầy và cái nỗi buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị, Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Khi đêm về bóng tối bao trùm cũng khiến cho cô chìm ngập trong nỗi buồn “qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá vùng sáng nhỏ xanh nhấp nhánh rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một” khiến cho tâm hồn chị tĩnh lặng, có những cảm giác mơ hồ. Liên thật tinh tế khi đã lắng mình cảm nhận, quan sát từng chuyển động nhỏ xung quanh.

 

Cô bé còn là người giàu lòng yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với những mảnh đời nghèo khổ. Chị thương cho lũ trẻ con nhà nghèo khi tan chợ chiều chúng “cúi lom khom” nhặt nhạnh thanh tre, thanh nứa hay bất cứ thứ gì còn dùng được của người bán hàng bỏ lại. Liên thương cho hoàn cảnh của chúng nhưng cũng không biết phải làm sao để giúp đỡ bởi chính chị cũng nghèo và thiếu thốn. Liên cũng thương cho những mảnh đời vất vả cơ cực hiện lên hằng ngày xung quanh cô: Đó là mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép tối lại đội nhau ra gốc bàng trông chờ vào bát nước chè xanh mà vẫn không ăn thua, đó là bà cụ Thi điên hay ra chỗ Liên mua rượu, cụ đi ra từ bóng tối cũng khuất bóng đi vào trong đêm tối với tiếng cười khanh khách khuất bóng đằng xa, đó là gánh phở bác Siêu như một thứ quà xa xỉ bởi chính con người ở đây họ cũng nghèo nên bác chẳng thể bán được cho ai, đó còn là gia đình bác Xẩm ngồi bên đường với manh chiếu rách và cái thau trống trơ để chờ đợi giọt hạnh phúc hi hữu mà người khác cho, thằng con thì bò ra ngoài đất nhặt những thứ rác rưởi. Ngày nào cũng vậy, cũng chừng ấy con người, chừng ấy công việc lặp đi lặp lại, nhàm chán, buồn tẻ. Cuộc sống của Liên cũng chẳng khác gì họ, cô thương cho những kiếp người nghèo khổ quanh mình cũng chính là thương cho bản thân và gia đình đang phải vất vả kiếm ăn để trang trải cuộc sống. Thạch Lam cảm thương cho nhân vật, xót xa cho số phận của những người dân nghèo vô cùng nên ông mới để cho Liên quan sát và cảm nhận từng mảnh đời lay lắt mà khắc họa nên bức tranh cuộc sống để lại nhiều xúc cảm thương tâm, xót xa cho người đọc.

Tuy nhiên ông cũng là nhà nhân đạo lớn nên Thạch Lam không nỡ để cho nhân vật của mình chìm trong bóng tối tuyệt vọng. Cô bé Liên luôn có niềm tin và tương lai tươi sáng và khao khát cuộc sống tốt hơn. Điều đó được thể hiện trong tâm trạng háo hức chờ tàu và sự vui mừng rạng rỡ khi đứng ngắm chuyến tàu qua. Dù đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng chị vẫn cố thức để nhìn thấy hoạt động cuối cùng nơi phố huyện, chuyến tàu dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng đó là cả ước mơ về tương lai và hoài niệm về quá khứ. Tàu đến mang theo thứ âm thanh nhộn nhịp của tiếng còi rít, tiếng tàu rầm rộ đi tới, tiếng nói chuyện của những hành khách phá tan không gian tĩnh mịch, buồn thảm nơi đây. Tàu đến mang theo thứ ánh sáng của thế giới thần tiên xa lạ khác hẳn với ánh đèn leo lét của những kiếp người tàn, đó là “Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”, “Các toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường”, ánh sáng của đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng đã xóa tan đi đêm tối mịt mù, lóe lên cho họ niềm tin, hi vọng về tương lai ngày mai tươi sáng hơn. Dù cho chỉ thoáng chốc vụt qua những chuyến tàu đêm vô cùng có ý nghĩa với chị em Liên. Dường như đối với chúng đó là niềm say mê vì không những nó đi qua sự phẳng lặng, tẻ nhạt của cuộc sống phố huyện mà còn đưa Liên trở về quá khứ xa xưa khi cha cô chưa bị mất việc cả nhà vẫn còn sống ở Hà Nội huyên náo, nhộn nhịp khi ấy hai đứa trẻ đang được sống và vui chơi trong những tháng ngày tươi đẹp.

 

Như vậy Liên hiện lên là một cô gái giàu cảm xúc, suy tư trong cô luôn mang một nỗi buồn man mác trước cảnh chiều tà và bóng đêm bao phủ nhưng lại sung sướng vui vẻ khi chuyến tàu đêm đi qua. Chẳng cần bằng cốt truyện hấp dẫn li kì, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” chỉ đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để khám phá ra giá trị cuộc sống, vẻ đẹp con người trong suy nghĩ và cảm nhận của Liên. Nếu nhân vật trong văn học trung đại thường được nhìn nhận dưới góc nhìn đạo đức, luân lí, tốt xấu rõ ràng còn đến với trang văn Thạch Lam người đọc mới thấy rõ sự đa dạng và chuyển biến tinh vi trong nội tâm nhân vật được tác giả miêu tả rõ nét.

Quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam về con người ông luôn nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn, sâu thẳm bên trong, ông cho rằng: “Đối với nhà văn điều quan trọng nhất là phải miêu tả sự sống mà sự sống tinh vi nhất, sâu kín nhất là sự sống của tâm hồn”. Nhân vật Liên được hiện lên với nét đẹp sâu thẳm bên trong con người từ những suy nghĩ đến cảm nhận để lại cho độc giả nhiều ấn tượng. Qua đó cho ta hiểu thêm về những mảnh đời cơ cực trong cuộc sống, càng căm ghét bao nhiêu tội ác của giặc, càng thêm trân trọng giá trị của cuộc sống hiện tại.

19 tháng 12 2021

TK:

Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Cái giá trị đích thực của văn học là con người, cộng đồng con người và cuộc sống con người chứ không phải là một cái gì khác. Ai muốn tìm một cái gì khác thì sẽ không có chỗ đứng, không có triển vọng về tương lai bởi nó xa lạ với con người và con người cũng không cần đến nó”. Nói như vậy có nghĩa là các nhà văn phải hướng ngòi bút của mình vào con người, lấy con người là trung tâm của tác phẩm. Cũng giống như bao nhà văn khác trang văn của Thạch Lam luôn viết về cuộc sống con người, những nhân vật của ông không có nét dữ dội, mãnh liệt như chị Dậu, Chí Phèo hay Lão Hạc mà nó mang vẻ đẹp bình dị, nhẹ nhàng, ông nhấn mạnh đến đời sống tâm hồn của nhân vật. Tiêu biểu cho con người của trang văn Thạch Lam là cô bé Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” mang tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và luôn khao khát về cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở tương lai.

“Hai đứa trẻ” kể về cuộc sống con người nơi phố huyện nghèo, với nhân vật chính là Liên và An hai chị em đã từng sống ở Hà Nội nhộn nhịp nhưng khi cha bị mất việc hai đứa nhỏ cùng gia đình chuyển về phố huyện sống. Nói là phố huyện nhưng nơi đó cũng nghèo nàn, cuộc sống vẫn còn khó khăn. Hai chị em được mẹ giao cho việc trông nom cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu bán mấy thứ lặt vặt để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình.

Nhân vật Liên là cô chị cả mới lớn trong gia đình nên rất đảm đang, biết quán xuyến công việc giúp mẹ. Ban ngày thì bán hàng tối đến thì dọn hàng lại, hình ảnh “Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm những bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng” cùng với một chiếc khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc ở thắt lưng khiến cho “chị cảm thấy hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang”.

Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm với sự chuyển biến của cảnh vật xung quanh. Khung cảnh ngày tàn được Liên thu vào tầm mắt và cảm nhận những âm thanh, hình ảnh báo hiệu một ngày tàn sắp qua, chuẩn bị cho một đêm tối mới cũng giống như bao đêm khác. “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều; phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Tất cả đã sẵn sàng cho bóng tối bao trùm. Tâm trạng của con người cũng trở nên buồn bã, hiu quạnh “đôi mắt chị bóng tối ngập dần đầy và cái nỗi buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị, Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Khi đêm về bóng tối bao trùm cũng khiến cho cô chìm ngập trong nỗi buồn “qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá vùng sáng nhỏ xanh nhấp nhánh rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một” khiến cho tâm hồn chị tĩnh lặng, có những cảm giác mơ hồ. Liên thật tinh tế khi đã lắng mình cảm nhận, quan sát từng chuyển động nhỏ xung quanh.

Cô bé còn là người giàu lòng yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với những mảnh đời nghèo khổ. Chị thương cho lũ trẻ con nhà nghèo khi tan chợ chiều chúng “cúi lom khom” nhặt nhạnh thanh tre, thanh nứa hay bất cứ thứ gì còn dùng được của người bán hàng bỏ lại. Liên thương cho hoàn cảnh của chúng nhưng cũng không biết phải làm sao để giúp đỡ bởi chính chị cũng nghèo và thiếu thốn. Liên cũng thương cho những mảnh đời vất vả cơ cực hiện lên hằng ngày xung quanh cô: Đó là mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép tối lại đội nhau ra gốc bàng trông chờ vào bát nước chè xanh mà vẫn không ăn thua, đó là bà cụ Thi điên hay ra chỗ Liên mua rượu, cụ đi ra từ bóng tối cũng khuất bóng đi vào trong đêm tối với tiếng cười khanh khách khuất bóng đằng xa, đó là gánh phở bác Siêu như một thứ quà xa xỉ bởi chính con người ở đây họ cũng nghèo nên bác chẳng thể bán được cho ai, đó còn là gia đình bác Xẩm ngồi bên đường với manh chiếu rách và cái thau trống trơ để chờ đợi giọt hạnh phúc hi hữu mà người khác cho, thằng con thì bò ra ngoài đất nhặt những thứ rác rưởi. Ngày nào cũng vậy, cũng chừng ấy con người, chừng ấy công việc lặp đi lặp lại, nhàm chán, buồn tẻ. Cuộc sống của Liên cũng chẳng khác gì họ, cô thương cho những kiếp người nghèo khổ quanh mình cũng chính là thương cho bản thân và gia đình đang phải vất vả kiếm ăn để trang trải cuộc sống. Thạch Lam cảm thương cho nhân vật, xót xa cho số phận của những người dân nghèo vô cùng nên ông mới để cho Liên quan sát và cảm nhận từng mảnh đời lay lắt mà khắc họa nên bức tranh cuộc sống để lại nhiều xúc cảm thương tâm, xót xa cho người đọc.

Tuy nhiên ông cũng là nhà nhân đạo lớn nên Thạch Lam không nỡ để cho nhân vật của mình chìm trong bóng tối tuyệt vọng. Cô bé Liên luôn có niềm tin và tương lai tươi sáng và khao khát cuộc sống tốt hơn. Điều đó được thể hiện trong tâm trạng háo hức chờ tàu và sự vui mừng rạng rỡ khi đứng ngắm chuyến tàu qua. Dù đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng chị vẫn cố thức để nhìn thấy hoạt động cuối cùng nơi phố huyện, chuyến tàu dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng đó là cả ước mơ về tương lai và hoài niệm về quá khứ. Tàu đến mang theo thứ âm thanh nhộn nhịp của tiếng còi rít, tiếng tàu rầm rộ đi tới, tiếng nói chuyện của những hành khách phá tan không gian tĩnh mịch, buồn thảm nơi đây. Tàu đến mang theo thứ ánh sáng của thế giới thần tiên xa lạ khác hẳn với ánh đèn leo lét của những kiếp người tàn, đó là “Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”, “Các toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường”, ánh sáng của đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng đã xóa tan đi đêm tối mịt mù, lóe lên cho họ niềm tin, hi vọng về tương lai ngày mai tươi sáng hơn. Dù cho chỉ thoáng chốc vụt qua những chuyến tàu đêm vô cùng có ý nghĩa với chị em Liên. Dường như đối với chúng đó là niềm say mê vì không những nó đi qua sự phẳng lặng, tẻ nhạt của cuộc sống phố huyện mà còn đưa Liên trở về quá khứ xa xưa khi cha cô chưa bị mất việc cả nhà vẫn còn sống ở Hà Nội huyên náo, nhộn nhịp khi ấy hai đứa trẻ đang được sống và vui chơi trong những tháng ngày tươi đẹp.

 

Như vậy Liên hiện lên là một cô gái giàu cảm xúc, suy tư trong cô luôn mang một nỗi buồn man mác trước cảnh chiều tà và bóng đêm bao phủ nhưng lại sung sướng vui vẻ khi chuyến tàu đêm đi qua. Chẳng cần bằng cốt truyện hấp dẫn li kì, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” chỉ đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để khám phá ra giá trị cuộc sống, vẻ đẹp con người trong suy nghĩ và cảm nhận của Liên. Nếu nhân vật trong văn học trung đại thường được nhìn nhận dưới góc nhìn đạo đức, luân lí, tốt xấu rõ ràng còn đến với trang văn Thạch Lam người đọc mới thấy rõ sự đa dạng và chuyển biến tinh vi trong nội tâm nhân vật được tác giả miêu tả rõ nét.

Quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam về con người ông luôn nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn, sâu thẳm bên trong, ông cho rằng: “Đối với nhà văn điều quan trọng nhất là phải miêu tả sự sống mà sự sống tinh vi nhất, sâu kín nhất là sự sống của tâm hồn”. Nhân vật Liên được hiện lên với nét đẹp sâu thẳm bên trong con người từ những suy nghĩ đến cảm nhận để lại cho độc giả nhiều ấn tượng. Qua đó cho ta hiểu thêm về những mảnh đời cơ cực trong cuộc sống, càng căm ghét bao nhiêu tội ác của giặc, càng thêm trân trọng giá trị của cuộc sống hiện tại.

24 tháng 11 2021

Em có thể tham khảo dàn ý rồi viết theo ý của mình:

- Con người:

+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ: dường như gánh nặng cuộc đời cũng đè lên đôi vai chúng.

+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.

+ Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.

 

+ Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ.

+ Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.

⇒ Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo.

6 tháng 11 2021

   Truyện ngắn của Thạch Lam có một phong cách riêng. Đó là những truyện ngắn dường như không có cốt truyện, hoặc cốt truyện thường đơn giản nhưng lại hấp dẫn và gợi lên trong người đọc nhiều suy nghĩ. Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn rất tiêu biểu cho phong cách đó của Thạch Lam .

  Trước hết, Hai đứa trẻ đúng là rất tiêu biểu cho loại “truyện không có truyện”. Bởi lẽ, cốt truyện chỉ là cảnh một buổi chiều tối ở một phố huyện nghèo nàn, tăm tối, với tiếng trống thu không, cảnh chợ chiều hiu hắt, với một chõng hàng nước, một gánh hàng phở, một gia đình bác xẩm, một bà già điên uống rượu cười sằng sặc và hai chị em cô hàng xén Liên, An cố thức chờ chuyên tàu đêm đi qua... Chỉ có vậy thôi, chẳng có tình huống gay cấn, éo le cũng không có mâu thuẫn xung đột . Nhưng truyện lại hấp dẫn và gợi lên trong người đọc nhiều suy nghĩ. Truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương, trong đó sô phận những con người nhỏ bé vô danh đã được tác giả kể lại bằng một giọng kể  cảm động và vẽ lên bằng những nét vẽ đời thường mà khắc sâu. Một vầng sáng con con trên chõng hàng nước chị Tí, một ánh lửa hắt ra từ thùng phở bác Siêu, cảnh gia đình bác xẩm ngủ gục trên mảnh chiếu rách... và nhất là tâm trạng nôn nao thức đợi tàu của hai đứa trẻ.

   Truyện tâm tình, với nghệ thuật xoáy sâu vào tình cảm người đọc bằng giọng văn nhỏ nhẹ, thủ thỉ, điềm tĩnh và lắng sâu, nhiều dư vị, dư vang, bằng một hình tượng nghệ thuật có sức lay động và ám ảnh sâu sắc. Cái bóng tối bao phù kín mít phố huyện đã được nhà văn đặc tả rất kĩ càng, tỉ mí gây ấn tượng mạnh mẽ... Đặc biệt, Hai đứa trẻ đã đem đến cho người đọc những rung động sâu xa từ tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ tội nghiệp trong cảnh đời cũ trước Cách mạng tháng Tám. Đó chính là sức hấp dẫn của truyện. Nhưng cũng cần phải nói thêm, có loại tạo nên hấp dẫn nhất thời, lại có loại khiến ta nhớ mãi. Hai đứa trẻ của Thạch Lam thuộc loại hấp dẫn thứ hai. Vì truyện đã gợi lên cho người đọc nhiều suy nghĩ.

   Trước hết đó là số phận những con người sống âm thầm, lay lất tàn lụi trong bóng tối của cuộc đời cũ. Họ là những kiếp người nhỏ bé vô danh, không bao giờ được biết đến ánh sáng và hạnh phúc. Cuộc sống mãi mãi bị chôn vùi trong tăm tối, nghèo đói, buồn chán ở một nơi xa vắng nào, ở thiên truyện này suy rộng ra, ở trên đất nước còn chìm đắm trong cảnh nô lệ và đói nghèo. Chúng ta đồng cảm sâu sắc với niềm xót thương vô hạn của Thạch Lam đối với những con người nhỏ hạnh đó.

Sau nữa, qua hình ảnh hai đứa trẻ, truyện còn muốn nói lên một điều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đâu phải chỉ là cuộc sống cơm áo mà còn là cuộc sống tinh thần, tình cảm của con người. Cuộc sống đơn điệu, buồn chán và ngưng đọng ở cái phố huyện nghèo nàn tăm tối quả thực là một điều đáng sợ cho hai đứa trẻ và cũng là điều khiến ta phải suy nghĩ. Qua tâm trạng Liên, tác phẩm muốn lay tỉnh ở những tâm hồn uể oải, đang lụi tắt ngọn lửa của lòng khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao khát thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang muốn chôn vùi họ. Truyện đánh thức trong lòng người đọc những ước mơ, khát vọng đẹp, nqay cà khi phải sống trong cành buồn chán, tẻ nhạt.

   Tuy không có cốt truyện li kì, nhưng Hai đứa trẻ vẫn sống lâu bền trong lòng người đọc bao thế hệ. Bởi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương, là tấm lòng nhân hâụ cao cả của Thạch Lam với nhiều dư vị, dư vang ấm áp của tình người, tình đời trong một xã hội khổ đau bất hạnh.

6 tháng 11 2021

trả lời như này liên quan đến câu hỏi ở chỗ nào thế bạn ơi

7 tháng 12 2019

ð Đáp án lựa chọn: B

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Bài viết tham khảo

      Cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại, kéo theo đó là biết bao vấn đề nảy sinh ra trong xã hội, trong đó, phải kể đến đó là tình trạng hâm mộ thần tượng một cách thái quá của giới trẻ hiện nay.

      Khái niệm thần tượng được sử dụng ở đây là để chỉ những người có nhan sắc ưa nhìn, làm diễn viên, người mẫu, ca sĩ, vận động viên... Đó là những người thường xuất hiện trước công chúng với vẻ ngoài bóng bẩy, hào nhoáng, thể hiện ra bên ngoài những biểu hiện tốt đẹp, chuẩn mực nhất. Nhiều người đã coi thần tượng là hình mẫu lý tưởng, lý tưởng sống của mình và luôn muốn làm mọi thứ theo họ, từ quần áo, giày dép... Tình trạng hâm mộ thần tượng một cách thái quá chính là khi chúng ta quá thích một ai đó, muốn được gặp họ, mua đồ giống họ, luôn tưởng tượng về sự hiện diện của họ bởi sự xuất hiện liên tục của họ trên truyền thông khiến nhiều người bị mù quáng, lầm tưởng.

      Nhiều người rơi vào tình trạng như vậy, họ dần trở lên mù quáng và thiếu lý trí. Họ ảo tưởng rằng thần tượng yêu mình, thường xuyên chú ý theo dõi, bám đuôi thần tượng của mình để xem họ làm gì, ăn gì. Thậm chí, có nhiều người vì quá yêu thích thần tượng của mình, ngay cả khi họ đi trên đường, nghe thấy một đoạn nhạc của một bài hát quen thuộc mình biết, họ lập tức dừng lại, nhảy, hát theo rồi bắt chước theo những hành động của thần tượng khi hát bài hát đó. Đặc biệt, nhiều người vì theo đuổi thần tượng của mình, họ đã chi ra một khoản tiền rất lớn để mua tất cả những album, hay những phụ kiện liên quan đến thần tượng của mình, rồi mua vé để đi xem concert, biểu diễn của họ. Đó hẳn là một khoản tiền không nhỏ so với họ - những bạn trẻ vẫn được bố mẹ nuôi lớn. Một ví dụ điển hình có thể kể đến như John Hinckley - một người hâm mộ của nữ diễn viên Mỹ Jodie Foster đã ám sát Tổng thống Ronald Reagan vì để làm nữ diễn viên ấn tượng. Hay tại Trung Quốc, một người cha đã tự tử với mong muốn con gái được gặp gỡ thần tượng Lưu Đức Hoa. Hay hiện nay, việc thần tượng nhóm nhạc Hàn Quốc (Kpop) đã nhiều lần vấp phải sự chỉ trích của báo đài bởi nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng cuồng mà có những hành động sai trái về đạo đức như dọa dẫm tự tử, tuyệt thực, gào khóc đòi bố mẹ đáp ứng những nhu cầu theo đuổi thần tượng của mình. Đây thực sự là mặt trái mà giới thần tượng gây nên.

      Hậu quả của tình trạng này là cực kỳ nghiêm trọng. Bởi đa số, những người theo đuổi thần tượng đều là những bạn trẻ, thậm chí là những bạn ở tuổi vị thành niên, bởi vậy họ không có cách nào khác là xin tiền bố mẹ để đu idol của mình. Nó không chỉ ảnh hưởng đến việc học của các nhân đó mà nó còn gây phiền muộn đến bố mẹ của họ. Thậm chí, có những bạn trẻ quá cuồng, họ lấy bản thân ra đe dọa bố mẹ để đạt được mong muốn và điều đó thực sự là tồi tệ. Có những bạn trẻ vì muốn gặp được thần tượng họ chờ ngày, chờ đêm với mong muốn gặp được thần tượng và điều đó khiến sức khỏe của họ bị ảnh hưởng và tâm lý cũng không yên để chú tâm vào những công việc khác. Không những vậy, chính thần tượng của họ cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Nhiều người vì họ quá cuồng thần tượng của mình, họ theo dõi thần tượng, đào bới đời tư của họ, khi phát hiện ra họ làm cái gì không đúng họ sẽ ngay lập tức quay lại, ném đá, chửi bới trên mạng xã hội khiến danh tiếng của họ bị hủy hoại.

      Đây thực sự là một tình trạng không ai mong muốn và chúng ta cần phải cảnh giác. Hãy đặt cho mình một giới hạn nhất định trước khi mọi chuyện trở lên quá tồi tệ. Bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất, bớt xem những chương trình thần tượng hơn, bớt chút tiền lại từ việc tiêu xài cho họ và dành tiền làm việc có ý nghĩa thiết thực hơn... Như vậy là một cách tốt để bạn có thể kiềm chế bản thân tránh trở lên cuồng thần tượng một cách thái quá.

      Thần tượng một ai đó không phải là việc xấu nhưng nó sẽ chỉ tốt khi bạn biết điểm dừng cho bản thân. Hãy giữ đúng giá trị và thông suốt được khái niệm thần tượng và hâm mộ, hãy để nó về với đúng vị trí và giá trị của nó. Cần phải phê phán những hành động quá cuồng thần tượng mà gây ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội.