Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Huệ chỉ huy quân bố trí chặn đánh quân xâm lược Xiêm, Nguyễn Huệ chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút làm nơi quyết chiến với kẻ thù, khúc sông này dài khoảng 7 km, rộng khoảng 1 km, hai bên bờ là cây cối um tùm, ở giữa có cù lao Thới Sơn rất phù hợi cho đặt mai phục.
Khi quân Xiêm tiến đến gần cửa sông, Nguyễn Huệ cho quân ra đánh, giả vờ thua trận, nhử địch vào trận địa mai phục, địch ỷ quân đông, chủ quan, nên đuổi theo, khi địch lọt vào trận địa mai phục của ta thì quân ta từ 2 bên bờ và cù lao Thới Sơn lao vào đội hình của địch, các thuyền của địch hầu hết đều bị tan vỡ, khoảng 4 vạn quân chết tại trận, số còn lại bỏ vượt qua Chân Lạp chạy về nước. từ đó quân Xiêm chỉ cần nghe thấy tiếng là “sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”.
Các văn kiện:
-Nam quốc sơn hà, tương truyền của Lí Thường Kiệt xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 2 (1075-1077).
- Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần 2 (1285).
- Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi xuất hiện vào giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427).
- Hiểu dụ tướng sĩ của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống 29 vạn quân Thanh (1789).
Trích đoạn nội dung của văn kiện Hiểu dụ tướng sĩ của vua Quang Trung:
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
*Ý nghĩa của văn kiện:
- Hai câu đầu nói lên mục đích quyết tâm đánh giặc là để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ những bản sắc văn hóa và phong tục lâu đời của dân tộc (hai yếu tố “dài tóc”, “đen răng”).
- Hai câu tiếp theo là sự khẳng định quyết tâm tiêu diệt địch: làm cho quân giặc không kịp trở tay, không cón một manh giáp, một chiếc xe nào để trở về.
- Câu cuối cùng là sự khẳng định chủ quyền, nền độc lập của đất nước, dân tộc ta, đánh địch để cho nó biết rằng nước nam là một nước anh hùng đã có chủ.
Sông Bạch Đằng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm Sông Bạch ĐằngSông Bạch Đằng còn gọi là Bạch Đằng Giang (chữ Nho: 白藤江; tên Nôm: sông Rừng), hiệu là sông Vân Cừ, là một con sông chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km. Nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình.
- Điểm đầu là phà Rừng - Hải Phòng (ranh giới Hải Phòng và Quảng Ninh).
- Điểm cuối là cửa Nam Triệu - Hải Phòng. Sông có chiều dài 32 km.
- Các loại tàu thuyền có tải trọng 300-400 tấn tham gia vận tải được cả hai mùa.
Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền nam Trung Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội
Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam:
- Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 938: Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán,
- Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 981: Hoàng đế Lê Đại Hành phá tan quân Tống xâm lược
- Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 1288: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược Mông Nguyên (trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba).
Hiện ở khu vực cửa sông Bạch Đằng có 3 ngôi đền thờ 3 vị anh hùng trên đó là đình Hàng Kênh (Lê Chân, Hải Phòng) thờ Ngô Quyền, đền Vua Lê Đại Hành ở thị trấn Minh Đức (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và đền Trần Hưng Đạo ở xã Yên Giang, (Quảng Yên, Quảng Ninh)
- Wikipedia-
C
C