Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Luận điểm của phần văn bản ấy không phải là "Nguyễn Trãi là một ông tiên", cũng không hẳn là "Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc", mà là "Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ".
Trong đoạn văn sau nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" vì:
Luận điểm chính trong bài nằm ở câu mở đầu: " Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi… chưa có bao giờ"
Các luận điểm sau làm cơ sở:
+ Nguyễn Trãi không phải là ông tiên mà là người Việt Nam tận tụy cho tâm hồn cao quý, thấu hiểu nỗi lòng người dân.
+ Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, tinh hoa của dân tộc.
+ Nguyễn Trãi xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta.
I. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: tình yêu quê hương đất nước của nhân dân ta trong thời kì ngày nay.
II. Thân bài
* Luận điểm 1: Giải thích về tình yêu quê hương đất nước
- Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên, là hành động không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
* Luận điểm 2: Biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước
- Trong thời kỳ chiến tranh:
- Các chiến sĩ đã không ngại gian khổ hiểm nguy đã cầm súng đi chống giặc và giành lại độc lập cho đất nước.
- Những người ở hậu phương không ngừng tăng gia sản xuất để cung cấp lương thực thực phẩm cho tiền tuyến.
- “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
- Các tấm gương hy sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…
- Trong thời bình:
- Tình cảm với người thân trong gia đình.
- Tình làng nghĩa xóm.
- Sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra (bờ tre, ngọn dừa, cánh đồng lúa chín...).
- Lòng tự hào dân tộc qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc.
- Các bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc.
- Sự phấn đấu quên mình của mỗi cá nhân biết học tập, lao động để làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước
- Không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
- Những hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.
- Sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.
- Quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy.
* Luận điểm 3: Vai trò của tình yêu quê hương đất nước
- Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội.
- Nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người.
- Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.
- Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.
- Gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp.
- Góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.
* Luận điểm 4: Hiện trạng tình yêu quê hương đất nước của ND ngày nay
- Trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên, góp phần làm cho "nước mạnh".
- Tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ" dần bị xóa bỏ và tâm lý “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu.
- Tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương châm “hòa nhập chứ không hòa tan”.
- Có những sinh viên khi vừa mới tốt nghiệp ra trường đã tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất.
- Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock".
- Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường...
- Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình.
- Bên cạnh đó là những người có nhận thức hết sức lệch lạc:
- Chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức.
- Quên đi cội nguồn, ăn cây táo rào cây sung.
- Xa lánh và rời bỏ quê hương, thậm chí còn tìm cách chống phá nhà nước...
* Bài học nhận thức, hành động
- Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.
- Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương.
- Nếu không có tình yêu thương đối với quê hương đất nước thì cuộc sống con người không còn hoàn chỉnh và thiếu đi nhiều ý nghĩa.
- Lên án một bộ phận người dân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm với mọi người, không biết đóng góp xây dựng quê hương đất nước ngược lại còn có những hành vi gây hại đến lợi ích chung của cộng đồng,...
III. Kết bài
- Khẳng định lại nhận định của em về tình yêu quê hương đất nước đối vs nhân dân ta ngày nay.
- Đưa ra lời khuyên cho mọi người.
( m đưa ra dàn ý cho bạn, tự viết thành bài hoặc đoạn nha, có thể rút gọn bớt 1 số ý đc)
- không hạn định về số câu chữ
- không gò bó về vần nhịp, niêm luật
- lời thơ tự nhiên giảm tính công thức ước lệ
- có sự đổi mới trong cảm xúc, tư duy; cái tôi cá nhân được đề cao, bộc lộ một cách trực tiếp
Vì:
+ Thể thơ tự do
+ Không tuân theo lối vần luật, niêm luật như các thể loại thơ cổ
+ Khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.
Học tốt nhé!
a, Cụm từ in đậm Ở tù được đặt đầu câu: nhấn mạnh vào sự thờ ơ, bất cần của Chí Phèo.
b, Cụm từ "Vốn từ vựng ấy" được đặt đầu câu nhằm tạo sự liên kết giữa câu trước với câu sau.
C, Cụm từ " Còn một trâu và một thúng gạo" là sự lặp lại tạo sự liên kết giữa hai câu trong một đoạn văn.
d, Cụm từ "Trong mười năm ấy" và " trong sự thắng lợi ấy" nhằm tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn.
Câu chủ đề:
- Đoạn 1: "Thật là chốn hội tụ trọng yếu … đế vương muôn đời" – Câu chủ đề mở đoạn
- Đoạn 2: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước" – Câu chủ đề là câu mở đoạn.
- Đoạn 1 viết theo kiểu quy nạp, đoạn 2 viết theo kiểu diễn dịch.