
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Trong gia đình, người tôi yêu quý nhất chính là ông ngoại. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học quý giá để tôi trưởng thành hơn.
Nhà ông tôi có một khu vườn rất rộng lớn. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Mỗi buổi sáng, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Bạn phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu. Tiếng gió thổi rì rào qua từng cánh lá. Tiếng chim hót ríu rít vang vọng cả khu vườn. Tiếng trái cây đung đưa theo nhịp… Không chỉ vậy, ông còn dạy cho tôi về cách chăm sóc các loại cây trong vườn: những loại cây ăn quả như nhãn, ổi, cam; hay những loại cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng… Đó là những bài học mà tôi chẳng thể nhớ được hết, nhưng vẫn chăm chú lắng nghe ông nói.
Mỗi lần tưới cây xong xuôi, ông cháu tôi lại mang ghế ra ngồi dưới vườn cây. Ông sẽ kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện hay. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Tôi chăm chú lắng nghe, cảm nhận câu chuyện của ông. Cuộc sống thời xưa vất vả. Mỗi khi ngồi nghe ông kể, nhìn thấy đôi mắt hiền từ của ông dường như đang nhớ lại một thời đã xa.
Qua những câu chuyện của ông, tôi dần lớn lên. Tôi thầm cảm ơn những ngày tháng được sống cùng ông nội. Vì ông đã dạy cho tôi những bài học thật giá trị. Từ tận đáy lòng, tôi cảm thấy yêu thương và kính trọng ông rất nhiều.


Đề 1 thì theo mình bạn nên tham khảo ở đây: Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một trải nghiệm của bản thân (hoatieu.vn)
Đề 2 thì theo mình bạn nên tham khảo ở đây: Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ lục bát hoặc bài ca dao đã học (doctailieu.com)

Hồi ấy tôi học lớp Bốn, là một cô học trò hiếu động, tinh nghịch. Sau giờ học, lớp chúng tôi xếp hàng đi trên vỉa hè lát gạch đỏ của con phố trước cổng trường, ở đầu phố, những bạn mà bố mẹ đón muộn tập trung thành một nhóm, bày ra đủ các trò ồn ã trên các khoảng hè phố mát mẻ và rộng rãi. Một hôm, tan học đã lâu, hai đứa bọn tôi đang chơi dây thì có tiếng gọi “Trang”. Bạn tôi quay lại, chạy ùa về phía mẹ cậu đang đợi và vẫy tay chào tôi. Chiếc xe mất hút đằng xa, bỏ lại tôi một mình tha thẩn trên phố. Cái cảm giác sốt ruột mới khó chịu làm sao. Buồn bã, tôi đi tìm cho mình một trò tiêu khiển trong lúc chờ mẹ. Tôi chạy sang bên đường, tìm nhặt những quả xà cừ nứt nẻ vì nắng gắt dưới gốc cây. Đang lúc thú vị trước những chiến lợi phẩm ngộ nghĩnh, tôi nhìn thấy một bé gái.
Tôi còn nhớ như in hình ảnh bé gái ấy, gương mặt hơi lấm vì nước mắt và bụi đường, nó mặc đồng phục trường tôi. Tôi biết cô bé học lớp Một nhờ chiếc cặp sách có dán nhãn vở. Một cô bé thông minh và nhanh nhẹn như tôi bỗng cảm thấy lúng túng trước em nhỏ ấy. Tình huống này khác hẳn bài học đạo đức trên lớp vì xung quanh đây chẳng có đồn công an để tôi dẫn em nhỏ vào.
- Sao em lại khóc? - Sau cùng tôi đã cất tiếng hỏi, liệu câu hỏi có đường đột quá chăng?
Cô bé không trả lời, đôi tay nhỏ xíu, vụng về vẫn quét lên đôi mắt đen lay láy ướt đẫm trên khuôn mặt bầu bĩnh hơi lem luốc.
- Chắc bố mẹ đón muộn hả? Đừng sợ, mẹ chị cũng chưa đón chị.
Tôi chợt nhớ ra, và hơi ngượng ngùng với tiếng “chị” vừa nói, tôi chưa bao giờ hoặc ít khi nói như vậy vì tôi vốn là con út trong nhà.
Chúng tôi đứng sát lại gần nhau, một tay cô bé bám vào tay tôi, tay kia vẫn gạt nước mắt. Tôi thấy thương cô bé đang nấc lên từng cái mạnh, nước mắt thôi chảy vì đã khóc quá nhiều hay vì có tôi ở đó chẳng rõ. Tôi chẳng biết làm sao, đành chôn chân đứng đấy. Chưa bao giờ tôi phải chăm lo cho ai cả. Mặt trời chói chang đã khuất sau tòa khách sạn cao vút bên kia đường, xung quanh dần tối, dòng xe cộ vẫn nườm nượp trước mắt. Tôi muốn sang bên kia đường, chỗ vẫn hay đợi mẹ, nhưng cánh tay cô bé vẫn níu chặt cánh tay tôi. Tôi có hỏi nhà cô bé ở đâu nhưng một địa danh lạ hoắc được nêu ra. Còn lại chúng tôi hầu như im lặng. Tôi bồn chồn lo mẹ đứng đợi.
- Lan, một tiếng gọi vọng đến từ phía ngã tư, rồi một phụ nữ áo vàng dắt xe lại gần.
Cô bé chạy ngay vào lòng mẹ và nói:
- Mẹ chị ấy cũng chưa đến đón.
- Thế nhà cháu có điện thoại không? Mẹ cô bé hỏi tôi.
- Không cần đâu cô ạ, chắc mẹ cháu đứng bên kia rồi.
Mẹ tôi đang đứng bên đường với cô giáo tôi, suýt thốt lên gọi tôi nhưng lại ngừng vì thấy người phụ nữ đi cùng tôi và cô bé.
- Con. . . - Tôi ngập ngừng. - Con thấy em khóc nên đứng đợi cùng.
Mẹ tôi hiền hòa xoa đầu tôi. Cô giáo khen tôi là “dũng cảm”, còn tôi đã hết lo lắng vì cảm thấy một điều gì đó thật kì lạ.
Tối hôm đó, tôi chợt nghĩ lẽ ra nên dẫn em ấy sang chỗ mẹ tôi hay đón thì đúng hơn. Nhưng mẹ thì vẫn vui vẻ trêu tôi. Còn tôi thì vẫn không dứt được cái cảm giác ấy, một niềm vui chưa từng có khi nghĩ đến cô bé, niềm vui pha lẫn ngượng ngùng trước lời khen của mẹ và cô giáo.
Sau này, tôi mới tự hỏi tại sao không có những lời trách mắng mà tôi lo lắng, bồn chồn khi nghĩ đến lúc đứng dưới gốc cây xà cừ. Mẹ tôi nghĩ gì khi chỉ khen tôi? Hay mẹ đã nhìn thấy nỗi lo đó trên gương mặt tôi và xoa dịu nó đi bằng bàn tay mềm mại của mẹ. Để rồi chỉ còn lại thôi, niềm trìu mến, thương cảm đã nảy ra từ một tâm hồn bé bỏng dành cho một tâm hồn bé bỏng khác.

Ko tham khảo thì cậu tự làm đi, mắc mớ gì mà lên mạng hỏi ng ta xong rồi lại nói ko tham khảo thì bạn tự làm ik .-.


Cuộc sống không chỉ có niềm vui, mà còn có nỗi buồn. Và chắc hẳn trong cuộc đời nhiều người từng trải qua những kỉ niệm buồn.
Khi đó, tôi đang là học sinh lớp một. Buổi chiều thứ bảy, tôi có tiết học thêm ở trường. Bố đã đến đón tôi từ rất sớm. Trên đường về, bố nói rằng sẽ vào siêu thị để mua một vài món đồ cho mẹ. Tôi cảm thấy háo hức vô cùng. Trong siêu thị có rất nhiều đồ ăn vặt ngon. Tôi sẽ thuyết phục bố mua cho tôi một vài món.
Bố gửi xe ở bên ngoài, rồi dắt tôi vào bên trong. Siêu thị lúc này khá đông người. Bố phải đẩy xe để đồ nên không thể dắt tay tôi. Chính vì vậy, bố yêu cầu tôi phải chú ý theo sát. Tôi gật đầu đồng ý, còn hứa sẽ luôn theo sát bố. Khi đi đến quầy bánh kẹo, tôi đã nói với bố mua cho tôi loại bánh và loại kẹo mà tôi thích. Bố đã vui vẻ đồng ý, bỏ chúng vào xe để đồ.
Rồi hai bố con đi qua một quầy đồ chơi. Rất nhiều bạn nhỏ đang đòi bố mẹ mua cho mình món đồ chơi yêu thích. Bỗng nhiên, tôi nhìn thấy một con búp bê rất đẹp. Tôi mải ngắm nhìn con búp bê mà quên mất phải theo sát bố. Thế rồi, tôi đã bị lạc. Lúc này, tôi rất sợ hãi. Xung quanh rất nhiều người qua lại. Tôi liền chạy đi tìm bố. Mãi tôi vẫn không tìm thấy bố. Lúc này, tôi òa khóc nức nở. Một cô nhân viên tốt bụng đi qua, thấy tôi đang khóc thì hỏi chuyện. Tôi kể cho cô nghe, cô đề nghị sẽ đưa tôi tới chú bảo vệ. Sau đó, chú bảo vệ đã cầm loa thông báo để bố biết. Khoảng mười phút sau, bố đã đến đón tôi. Tôi chạy tới ôm chầm lấy bố, bật khóc. Còn bố thì chỉ nhẹ nhàng nói: “Không sao con, bố đây rồi!”. Sau đó, bố quay sang và cảm ơn chú bảo vệ và cô nhân viên.
Trải nghiệm khiến tôi nhớ mãi, dạy cho tôi bài học giá trị trong cuộc sống. Nó đã giúp tôi hiểu được tình yêu thương của người thân dành cho mình.
Gợi ý Dàn ý viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của bạn như sau:
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về trải nghiệm em định kể: Một kỉ niệm buồn của em.
2. Thân bài
a. Giới thiệu về trải nghiệm
b. Kể lại diễn biến
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của trải nghiệm đối với người viết.
Bài viết tham khảo Kể lại một trải nghiệm buồn cho bạn:
( Dựa trên trải nghiệm buồn của tớ)
Trong cuộc sống, ai cũng có những trải nghiệm khiến mình nhớ mãi. Có những kỷ niệm vui giúp ta mỉm cười mỗi khi nhớ lại, nhưng cũng có những trải nghiệm buồn để lại trong lòng một khoảng lặng, khiến ta trưởng thành hơn. Với em, một trải nghiệm buồn mà em không thể quên, đó là lần em và bạn thân giận nhau – một kỷ niệm buồn nhưng đầy ý nghĩa.
Bạn thân của em tên là Linh. Từ năm lớp 5, em và Linh đã là một đôi bạn rất thân thiết. Cả hai chúng em đều thích đọc sách, mê truyện tranh và thường xuyên học nhóm cùng nhau. Mỗi ngày đến trường đối với em đều thật vui vẻ vì lúc nào cũng có Linh ở bên cạnh. Chúng em cùng chia sẻ mọi chuyện, từ việc học cho đến những niềm vui, nỗi buồn nhỏ nhặt trong cuộc sống.
Thế nhưng, đến năm lớp 7, tình bạn ấy đã trải qua một cơn sóng gió khiến em vô cùng buồn bã. Hôm đó là buổi kiểm tra Toán giữa kỳ. Đề bài khá khó và em đã phải cố gắng lắm mới làm được. Trong lúc đang làm bài, Linh quay sang và khẽ nói: "Cho tớ xem bài một chút được không?" Em nghe thấy nhưng không quay lại. Em sợ bị cô giáo phát hiện, sợ sẽ bị lập biên bản hay trừ điểm hạnh kiểm. Vậy là em không giúp Linh. Sau buổi kiểm tra, Linh giận, không nói chuyện với em nữa. Cả tuần sau đó, Linh né tránh em, không cùng em học nhóm, không ngồi cạnh em trong lớp như mọi khi.
Em buồn lắm. Mỗi lần thấy Linh cười nói với bạn khác mà không phải em, em cảm thấy hụt hẫng vô cùng. Trong lòng em đầy hối hận và tiếc nuối. Em không biết mình đúng hay sai. Nếu giúp Linh, có thể chúng em vẫn là bạn, nhưng liệu có bị cô bắt và liên lụy không? Còn nếu không giúp – như em đã làm – thì lại mất đi một người bạn thân. Những ngày đó, em cảm thấy cô đơn, không còn ai để tâm sự hay học nhóm cùng như trước.
Em đã nhiều lần muốn đến xin lỗi Linh, nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Mãi đến gần cuối học kỳ, khi lớp em được chia nhóm làm bài thuyết trình, cô giáo xếp em và Linh chung nhóm. Em thấy lo lắng, nhưng cũng nghĩ đây là cơ hội để nói chuyện lại. Trong buổi làm việc nhóm, em lấy hết can đảm để nói lời xin lỗi. Em giải thích lý do vì sao em không giúp bạn, không phải vì ích kỷ mà vì sợ bị điểm kém và ảnh hưởng đến cả hai.
Linh im lặng một lúc rồi nhẹ nhàng nói: "Tớ hiểu rồi. Lúc đó tớ chỉ quá lo lắng nên mới giận cậu. Xin lỗi vì đã lạnh lùng với cậu suốt thời gian qua." Nghe những lời ấy, em như trút được gánh nặng trong lòng. Chúng em lại cười nói như xưa, và tình bạn được nối lại.
Trải nghiệm buồn ấy tuy khiến em đau lòng một thời gian, nhưng cũng giúp em nhận ra nhiều điều. Em hiểu rằng tình bạn là một điều vô giá, cần sự chân thành, thấu hiểu và bao dung để giữ gìn. Em cũng học được cách đối mặt với mâu thuẫn, biết xin lỗi và tha thứ.
Giờ đây, mỗi khi nhớ lại, em không còn buồn nữa, mà thấy biết ơn vì nhờ lần giận hờn ấy, em đã biết cách trân trọng tình bạn hơn.