Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác hại của núi lửa:
Khi núi lửa phun, dung nham của nó có thể vùi lấp các thành thị, lang mạc, ruộng nương và làm chết nhiều người.
Tác hại của động đất:
Làm cho nhà cửa, đường xá, cầu cống bị phá hủy và làm chết nhiều người
Khái niệm dung nham:
Dung nham là những vật chất nóng chảy nằm ở dưới sâu trong lớp vỏ Trái Đất nơi có nhiệt độ trên 1000 độ C.
Sự chuyển động từ quay quanh trục của....:
- Trái Đất tự quay quanh trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng
66o33' trên mặt phẳng quỹ đạo.
- Hướng chuyển động từ Tây sang Đông.
- Thời gian TĐ quay một vòng quanh trục hết 24h vì vậy trên bề mặt TĐ được chia thành 24 khu vực giờ. Mổi khu vực có một giờ riêng được gọi là giờ khu vực.
- Khu vực giờ có kinh tuyến gốc đi qua được gọi là khu vực giờ gốc( đánh số 0)
- Gio được tính theo khu vực giờ gốc được gọi là giờ G,M,T.
Sự chuyển động TĐ quanh MT:
- TĐ chuyển động quanh Mặt Trời theo 1 quỹ đạo có hình elip gần tròn.
- Hướng chuyển động từ Tây sang Đông.
- Thời gian TĐ chuyển động quanh MT 1 vòng là 365 ngày 6h
- Khi chuyển động quanh MT độ nghiêng và hướng nghiêng của trục ko đồi.Đó là sự chuyển động tịnh tiến.
CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỰC
Đặc điểm:
- Trái đất quay quanh trục tưởng tượng nghiêng một góc 66o33' so với mặt phẳng quỷ đạo
- Hướng quay từ Tây sang Đông
- Thời gian quay một vòng quanh trực 24 h
- Vận tốc quay giảm dần từ Xích đạo về hai cực
Hệ quả
- Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất
- Trên Trái Đất có giờ khác nhau, đường chuyển giờ quốc tế
- Làm lệch hướng các vật chuyển động ( lực Cô-ri-ô-lít)
SỰ CHUYỂN ĐỘNG QUANH QUANH MẶT TRỜI
Đặc điểm:
- Chuyển động theo quỷ đạo hình elip gần tròn
- Hướng quay từ Tây sang Đông
- Thời gian quay một vòng quanh mặt trời là 365 ngày 6h
- Trọng khi chuyển động quanh Mặt Trời, độ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi
Hệ Quả:
- Hiện tượng mùa trên Trái Đất
-Sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời
-Hiênh tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và vĩ độ
Đặc điểm và cấu tạo
-Độ dày: từ 5 - 70 km.
-Trạng thái: rắn chắc.
-Nhiệt độ: càng xuống sâu nhiệt độ càng cao.
-Có thể tích=1% và trọng lượng=0.1% .
-Lớp vỏ là các địa mảnh.
Vai trò
-Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên và là nơi sinh sống của xã hội loài người.
Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:
- Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)
- Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.
- Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
- Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.
Khi Trái Đất tự quay quanh trục,mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông.Do vậy,các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính).Sự làm chệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit.Ở bán cầu Bắc,vật chuyển động bị lệch về bên phải,ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động."
a. Hiện tượng ngày đêm
- Do trái đất hình dạng cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa: Nửa được chiếu sáng là ban ngày nửa nằm trong bóng tối là ban đêm.
- Nhờ có sự vận động tự quay của trái từ tây sang đông mà khắp mọi nơi Trái Đất đều lần lượt có ngày đêm.
b. Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng.
+ Bán cầu Bắc: lệch bên phải.
+ Bán cầu Nam: lệch bên trái
Chúc em học tốt!
Động đất là một hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâ, trong lòng đất, làm cho các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển dữ dội, nhà cửa, đường sá, cầu cống bị phá hủy,...và tai hại nhất là làm cho nhiều người bị thiệt mạng.
Để hạn chế bớt các thiệt hại do động đất gây ra con người đã có một số biện pháp:
- Nghiên cứu và xây dựng nhà cửa chịu được những chấn động lớn.
- Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
- Tuyên truyền để người dân biết được tác hại to lớn của loại thiên tai này và chuẩn bị tư tưởng hợp tác, ứng phó kịp thời khi thiên tai xảy ra
.....
Chúc em học tốt!
Ảnh hưởng của khí hậu đến:
1. Thực vật:
- Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật. Tùy theo đặc điểm khí hậu của mỗi nơi mà có các loài thực vật khác nhau; khí hậu quyết định đến sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật.
- Trong yếu tố khí hậu có lượng mưa và nhiệt độ có ảnh hưởng tới sự phát triển của thực vật.
2. Động vật:
- Khí hậu có ảnh hưởng đến sự phân bố và đặc điểm của động vật : Các động vật ở miền có khí hậu lạnh khác với các loài động vật ở miền có khí hậu nóng.
Chúc pạn hok tốt!!! Lê Ngọc My
Ảnh hưởng của khí hậu tới sự phân bố thực, động vật thế giới rất rõ rệt, thể hiện ở chỗ:
– Tuỳ theo đặc điểm khí hậu mà mỗi nơi có các loại thực vật đặc trưng. Khí hậu quyết định sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật. Ví dụ:
– Vùng xích đạo nóng quanh năm, thuận lợi với sự sinh sống của nhiều loại thực vật, nên các loại thực vật mọc chen chúc thành nhiều tầng.
– Miền cực có khí hậu giá lạnh gần quanh năm nên thực vật sinh sống rất khó khăn; chỉ có một số rất ít thực vật ià tồn tại được ở đây (như rêu, địa y…)
Ảnh hưởng của khí hậu tới sự phân bố thực, động vật thế giới rất rõ rệt, thể hiện ở chỗ:
– Tuỳ theo đặc điểm khí hậu mà mỗi nơi có các loại thực vật đặc trưng. Khí hậu quyết định sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật. Ví dụ:
– Vùng xích đạo nóng quanh năm, thuận lợi với sự sinh sống của nhiều loại thực vật, nên các loại thực vật mọc chen chúc thành nhiều tầng.
– Miền cực có khí hậu giá lạnh gần quanh năm nên thực vật sinh sống rất khó khăn; chỉ có một số rất ít thực vật ià tồn tại được ở đây (như rêu, địa y…)
Chúc bn hc tốt!
Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất gồm có 3 hệ quả:
- Thứ nhất, sự luân phiên ngày đêm: do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây lên hiện tượng luân phiên ngày đêm.
- Thứ hai, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:
– Thứ ba, sự lệch hướng chyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục, mọi điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó gọi là lực Côriôit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về phía bên trái hướng chuyển động.
Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất gồm có 3 hệ quả:
- Thứ nhất, sự luân phiên ngày đêm: do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây lên hiện tượng luân phiên ngày đêm.
- Thứ hai, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:
– Thứ ba, sự lệch hướng chyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục, mọi điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó gọi là lực Côriôit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về phía bên trái hướng chuyển động.