Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các phương ngữ chính trong Tiếng Việt:
- Phương ngữ bắc ( Bắc Bộ): này, thế, thế ấy, đâu, chúng tao,…
- Phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ): ni, nì, này, ứa, rứa tề, rứa đó, mô, choa, bọn choa , tụi tau,…
- Phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ): nầy, vậy, vậy đó, đâu, tụi tao,…
1 số phương ngữ Bắc (miền Bắc)
1 số phương ngữ Trung (miền Trung)
1 số phương ngữ Nam (miền Nam)
Câu hỏi 1. Vân đồ nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy.
- Vấn đề nghị luận của bài viết là bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Văn bản có bố cục chặt chẽ, hợp lí. Nội dung văn bản được triển khai qua các luận điểm sau đây:
+ Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách ợ Học vấn... phút hiện thế giới mới").
+ Các khó khăn, mồi nguy hại dỗ gặp của việc đọc sách trong tinh hình hiện nay ở Lịch sử... tự tiêu hao lực lượng").
+ Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho có hiệu quả (phần còn lại).
Câu hỏi 2. Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì?
- Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sông của con người. Sách là kho tàng tri thức, kinh nghiệm, thành tựu của con người về nhiều mặt, được tích luỳ trong suốt quá trình phát triển lịch sử; là di sản tinh thần quý báu của loài người.
- Đọc sách là con đường tốt nhất (tuy không phải là duy nhất) để con người trau dồi học vấn, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao tri thức. Đọc sách có ý nghĩa lđn lao và lâu dài đối với mỗi con người. Đọc sách là cách tích lũy, tiếp thu, kế thừa tri thức, kinh nghiệm của nhân loại; là chuẩn bị hành trang về mọi mặt để con người lao động, học tập, sáng tạo, khám phá và chinh phục thế giới.
Câu hỏi 3. Muốn tích luỳ học vân, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết chọn lựa sách mà đọc? Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?
- Trong tình hình hiện nay, sách in ra ngày càng nhiều, do đó việc đọc sách cũng ngày càng không dỗ. Con người dễ bối rối trước lượng sách khổng lồ và quỹ thời gian không nhiều dành cho đọc sách. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng ít nhất hai nguy hại thường gặp:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tươi nuốt sống", không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
+ Sách nhiều dỗ khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực ở những cuốn không thật có ích.
- Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc. Lựa chọn bằng cách:
+ Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyền môn, chuyên sâu của minh.
+ Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cùng không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gùi, kế cận với chuyên môn của mình. Tác giả bài viết đã khẳng định đúng đắn rằng: "Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác", vì thế "không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn". Ý kiến này chứng tỏ kinh nghiệm, sự từng trải của một học giả lớn.
Câu hỏi 4. Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận, trình bày ở phần này.
Tác giả bài viết khi bàn về phương pháp đọc sách cho rằng điểm quan trọng là phải biết lựa chọn sách để đọc.
Lời bàn cụ thể và dễ hiểu:
- Không nên đọc lướt qua, phải vừa đọc vừa suy nghĩ, "trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng", nhất là đối với các quyển sách có giá trị.
- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào cùng đọc, đọc theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. Thậm chí, coi việc đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ. Tác giả cho rằng đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức mà đó còn là việc rèn luyện tính cách, học làm người.
Câu hỏi 5. Bài viết Bùn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
Sức thuyết phục cao của bài viết được tạo nên từ ba yếu lố cơ bản sau đây:
- Là một học giả có uy tín, từng qua quá trình nghiên cứu, tích luỹ, nghiền ngẫm lâu dài nên nội dung lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lí vừa thấu tình.
- Bố cục của bài viết chặt chẽ, hựp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh, dùng lối ví von sinh động, cụ thể, thú vị.
1. Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy.
Trả lời:
Vấn đề nghị luận của bài viết này là sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
Các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề:
- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.
2. Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng và xã hội nói chung. Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích luỹ được trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Sách là kho tàng kinh nghiệm, là di sản tinh thần quý báu của loài người.
- Đối với mỗi con người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống. Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích luỹ tri thức, khám phá và chinh phục thế giới.
3. Muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết cách chọn lựa sách mà đọc? Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?
Trả lời:
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã tạo nên sự bùng nổ thông tin. Lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lý thông tin khoa học, con người dễ bối rối trước kho tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại đã tích luỹ được. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng những nguy hại thường gặp:
- Sách nhiều khiến cho người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.
Theo tác giả, cần phải lựa chọn sách mà đọc:
- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển sách thực sự có giá trị, có ích cho mình.
- Cần đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
- Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thường thức, gần gũi với chuyên môn của mình. Tác giả khẳng định: “Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận”, vì thế “không biết thông thì thông thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn. Trước biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”.
4. Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận, trình bày ở phần này.
Trả lời:
Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp đọc sách. Lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách rất sâu sắc mà cũng rất gần gũi, dễ hiểu, tựu chung được thể hiện ở mấy điểm sau:
- Không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm, “trầm ngâm tích luỹ tưởng tượng”, nhất là với các cuốn sách có giá trị.
- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
Cũng theo tác giả, đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
5. Bài viết Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
Trả lời:
Sức thuyết phục của bài văn được tạo nên bởi các yếu tố cơ bản:
- Từ nội dung bài viết cho đến cách trình bày của tác giả đều đạt lý, thấu tình. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ chặt chẽ, vừa sinh động vừa dễ hiểu.
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý được dẫn dắt rất tự nhiên.
- Việc tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị cũng là một yếu tố quan trọng làm nên sức thuyết phục của bài.
Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:
- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê
- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.
- Những trò chơi do em bé sáng tạo.
Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.
Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.
Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.
Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".
Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.
Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:
- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".
- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".
Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.
Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.
Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"
Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.
Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:
- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.
- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...
Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:
- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê
- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.
- Những trò chơi do em bé sáng tạo.
Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.
Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.
Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.
Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.
Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".
Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.
Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:
- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".
- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".
Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.
Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.
Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"
Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.
Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:
- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.
- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...
Có lẽ ai trong cuộc đời cũng đều có một ước mơ của riêng mình. Bởi “không ai đánh thuế ước mơ” - chúng ta luôn có quyền mơ ước những điều tốt đẹp cho bản thân.
Ước mơ chính là những dự định, khao khát mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Có ước mơ to lớn, cũng có ước mơ nhỏ bé. Nó trở thành động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn đến mục tiêu mà mình đã định trước.
Ước mơ có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Người ta ví ước mơ giống như ngọn đuốc soi đường cho chúng ta biết hành động và hướng chúng ta đến những đường tốt đẹp. Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng chính là lúc chúng ta được mọi người công nhận năng lực của mình. Mỗi con người sinh ra đều là một phần tử nhỏ bé của xã hội nhưng không thể vì vậy mà ta để mình nhạt mờ đi giữa đám đông.
Ước mơ giúp con người chứng minh cho xã hội thấy mình là người có giá trị. Nó thúc đẩy con người phải tự mình hành động, theo đuổi đam mê. Khi muốn theo đuổi ước mơ, con người phải thật sự cố gắng. Dù biết rằng con đường đi tới ước mơ vô cùng khó khăn, nhưng không có thành công nào mà đường đi của nó lại trải đầy hoa hồng. Bởi vậy ta cần phải chấp nhận khó khăn là một phần của cuộc sống và ta phải vượt qua nó thì mới có thể thành công. Trong hành trình gian nan ấy, ước mơ là vì sao sáng soi những lối ta đi, khi đi qua những khó khăn, bạn sẽ nhìn thấy ước mơ của mình lấp lánh ở phía xa xa, bạn sẽ nỗ lực bước tiếp. Những ước mơ sẽ đưa con người đi tới tương lai, không quản những gian nan, nghiệt ngã của cuộc đời để chinh phục ước mơ.
Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cần phải xác định cho bản thân một ước mơ và mục đích sống. Để đạt được ước mơ, chúng ta cần ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những hành trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình. Đó cũng chính là điều mà mỗi người cần có cho hành trình đi tới tương lai.
Nghị luận về ước mơ trong cuộc sống ngắn gọn - Mẫu 7
Để sáng tạo tương lai, cần bắt đầu bằng một ước mơ. Ước mơ hay chính là những khao khát, mong muốn mà ta luôn cố gắng để hiện thực hóa trong tương lai. Nếu như cuộc đời là một con đường dài nhiều ngã rẽ, thì ước mơ chính là đích đến của con đường ấy. Có ước mơ là chúng ta có thêm động lực để phấn đấu.
Ước mơ, khát vọng giống như chiếc đồng hồ báo thức, đánh thức ta mỗi lúc còn chênh vênh, vô định trên bước đường đời. Ước mơ với mỗi người là khác nhau. Có những ước mơ giản dị, là nụ cười trên môi những đứa con của cô bán hàng rong giữa dòng đời thường nhật. Có ước mơ lớn lao, muốn trở thành tỉ phú của cậu học trò còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Chẳng ai đánh thuế những ước mơ, ước mơ rất diệu kì nhưng không hề khó để có được. Nếu không mơ, sống không có khát vọng, hoài bão thì đâu là câu trả lời cho những hành động bạn đang làm hàng ngày, những nỗ lực mà bạn đang bỏ ra? Nếu không phải là mong muốn, ước vọng về một nền hòa bình độc lập cho dân tộc, thì người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong một ngày tháng 6 năm ấy làm sao có thể can đảm, dũng cảm rời bến cảng Nhà Rồng để chính thức bắt đầu cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước? Nếu không phải là ước mơ về những năm tháng say mê học hỏi trên giảng đường đại học, thì làm sao hàng ngàn sĩ tử có thể quyết tâm ôn luyện, học tập từng ngày như vậy?
Con đường đời sẽ bớt những sai lầm không đáng có nếu ta xác định được đích đến, ước mơ của bản thân mình. Thật đáng buồn, đáng phê phán những cuộc đời vô nghĩa, những con người sống mà không có khát vọng, hoài bão. Ước mơ không phải là mơ mộng hão huyền, những dự định là ước mơ tốt đẹp khi dự định ấy nằm trong khả năng cố gắng của bạn, những dự định mà bạn có thể hoàn thành bằng lòng quyết tâm, kiên trì và lương thiện.
Viết về ước mơ, tôi tự nhìn lại mình, nhận thức được vai trò của ước mơ trong cuộc sống và sẽ tận tâm, tận hiến, hết mình để hiện thực hóa ước mơ tôi. Ở trên đời, mọi chuyện sẽ không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn.
Sống trên đời ngoài những tình cảm như tình yêu thương, lòng nhân hậu, lòng khoan dung,... con người còn phải cần có thêm niềm tin để làm động lực, tiền đề cho mọi mục tiêu của cuộc sống. Trong số chúng ta, ai cũng từng có những lần cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống, cảm thấy chơi vơi, thiếu an toàn, muốn từ bỏ tất cả, đó là khi khi niềm tin của chúng ta hao mòn vì nhiều tác động từ bên ngoài. Tôi từng đọc được một câu châm ngôn rất hay về niềm tin của Louisa May Alcott như sau: "Tất cả chúng ta đều có cuộc đời riêng để theo đuổi, giấc mơ riêng để dệt nên, và tất cả chúng ta đều có sức mạnh để biến mơ ước trở thành hiện thực, miễn là chúng ta giữ vững niềm tin". Vậy niềm tin là gì và trong cuộc sống nó có ý nghĩa như thế nào mà người ta lại nhắc đến nó như một phần giá trị thần thánh không thể khuyết thiếu như vậy?
Niềm tin là một giá trị tinh thần vô hình, hình thành từ trong suy nghĩ của con người, được vun đắp từ sự giáo dục, tình yêu thương, các yếu tố xã hội, môi trường sống, khiến con người ta có suy nghĩ tích cực hoặc tiêu cực từ đó cũng hình thành nên những niềm tin có tính chất rất khác nhau. Tam quan của con người bao gồm thế giới quan, giá trị quan, nhân sinh quan là nền tảng tạo ra niềm tin trong cuộc sống, niềm tin tựa như một bộ xử lý, tự động loại bỏ những gì mà chúng ta cho là sai, giữ lại những giá trị chúng ta cảm thấy đúng. Niềm tin thường đến từ những cảm nhận chủ quan của con người, từ những nhận thức vốn có, do được giáo dục và nuôi dưỡng, niềm tin thường dễ dàng bỏ qua những nhận thức khách quan. Niềm tin nếu hiểu một cách đơn giản thì đó là sự tin tưởng một cách tích cực vào sự việc nào đó, cho rằng nó là đúng, không quan trọng rằng trong thực tế nó là đúng hay sai.
Niềm tin trong cuộc sống có rất nhiều ý nghĩa tích cực, trước hết là niềm tin vào bản thân sẽ tạo động lực giúp con người hoàn thành những công việc dù khó khăn nhất, đôi khi là nằm ngoài khả năng của họ, nhưng nhờ có niềm tin tất thắng, sự nỗ lực và sáng tạo của con người được kích thích, khai mở một cách bất thường tạo nên những thành quả ngoài mong đợi. Ví dụ đơn giản như bình thường tôi chỉ viết được 5 trang sách, nhưng do deadline đã đến và tôi có một niềm tin chắc chắn rằng mình có thể làm nhiều hơn thế, và thực sự bằng tất cả mọi nỗ lực tôi đã làm được gấp 3 lần số đó, hoàn thành sớm công việc hơn dự kiến một cách ngoạn mục. Niềm tin không chỉ giúp con người ta hoàn thành công việc ở hiện tại mà niềm tin còn là năng lượng tiếp sức cho chúng ta trên con đường chạm tới ước mơ, hoàn thành lý tưởng của cuộc đời. Tôi dám khẳng định rằng nếu bạn không có niềm tin rằng bạn sẽ thành công trong tương lai, mà suốt ngày chỉ nghĩ đến thất bại và khó khăn thì giấc mơ của của bạn sẽ sớm chết yểu khi còn chưa kịp thành hình, bởi cái bạn thấy chỉ toàn tăm tối thì động lực nào khiến bạn lao động và sáng tạo? Não bộ của bạn sẽ từ chối làm một công việc không thấy tương lai, thân thể của bạn sẽ thấy uể oải vì sự từ chối của não bộ. Hơn thế nữa, niềm tin gần như là "hệ điều hành" cho những quyết định của não bộ, niềm tin sẽ quyết định rằng bạn có nên làm việc đó không, việc đó có đáng tin tưởng không, phần trăm thành công là bao nhiêu và chỉ khi cảm thấy "an toàn" thì não bộ mới đề xuất quyết định. Ngoài ra, niềm tin không chỉ là động lực bên trong tâm hồn mỗi cá nhân, mà niềm tin còn là cơ sở để gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, bởi chỉ có tin tưởng, mới có thể sẻ chia, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Từ đó con người trở nên gắn kết hơn dựa trên cơ sở tin tưởng vào đối phương.
Ngược lại, nếu trong cuộc sống, con người không có niềm tin vào bất kỳ thứ gì, thậm chí là bản thân hoặc niềm tin chỉ mong manh, dễ vỡ như bong bóng xà phòng thì họ khó có thể làm nên chuyện gì. Bởi niềm tin vốn là cơ sở là động lực kích thích sự tư duy, sáng tạo và tận dụng triệt để tiềm năng của con người, thiếu niềm tin cũng như động cơ hoạt động mà thiếu năng lượng vậy, chết máy giữa chừng, cái gì cũng dang dở, thất bại. Đặc biệt trong các mối quan hệ xã hội, con người thiếu niềm tin dành cho nhau, cha mẹ không tin tưởng ủng hộ con cái, dẫn tới việc con cái cảm thấy mình bất tài, vô dụng đúng như cha mẹ nghĩ, dần dần họ hình thành niềm tin tiêu cực rằng mình thực sự chẳng làm nên cơm cháo gì cả. Trong tình yêu, cần có sự chung thủy và tin tưởng tuyệt đối, thế nhưng những nghi ngờ, ghen tuông vớ vẩn khiến đôi bên mất niềm tin, dần chán nản và thực sự nghĩ rằng họ không hợp nhau, kết cục là ly tán. Trong tình bạn cũng vậy, phải có niềm tin vào người bạn của mình, luôn ủng hộ và tôn trọng bạn thì tình cảm bạn bè mới có thể bền lâu được.
Đối với mỗi cá nhân, trước hết, quan trọng nhất là phải tin tưởng vào chính bản thân mình, tạo cho mình những sự tự tin nhất định, đánh bay cái tâm lý e ngại, sợ hãi, tự ti trong tâm hồn. Sau đó là đặt niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, đặt niềm tin vào những người khác để thấy cuộc sống có ý nghĩa và giá trị hơn. Các bạn đừng e sợ về việc đặt niềm tin vào nhầm chỗ, bởi tôi nghĩ rằng cuộc sống là vô vàn những biến cố liên tiếp, bạn đừng bao giờ sống kiểu "ăn chắc mặc bền", bởi nếu như vậy thì bạn sẽ chẳng bao giờ dám đặt niềm tin vào đâu cả, thậm chí là ngay cả chính bản thân mình, bởi vì tâm lý của con người luôn có sự đề phòng và nghi ngờ với mọi sự vật sự việc, dù ít hay nhiều. Nếu không bước ra khỏi vùng "an toàn" thì làm sao bạn có thể phát hiện ra những điều bất ngờ từ cuộc sống, sao có thể tạo dựng thành công cho bản thân. Cuộc sống là vô vàn những lần mạo hiểm, nhưng thành công hay thất bại là do niềm tin mà bạn tạo dựng nên.
Tôi cho rằng niềm tin là một giá trị tinh thần cốt lõi và cực kỳ cần thiết cho cuộc đời của mỗi con người. Cùng với tri thức, sức khỏe và các giá trị đạo đức khác, niềm tin góp phần chắp cánh cho ước mơ và lý tưởng của mỗi con người, khiến con người luôn cảm thấy nguồn năng lượng tích cực, lao động không mệt mỏi, có hứng thú tìm tòi và sáng tạo để tạo ra những thành tựu cho cuộc sống và xã hội. Hãy nhớ rằng niềm tin vừa là năng lượng vừa là ngọn đuốc soi đường, có một niềm tin to lớn thì con đường đến với thành công của bạn mới đỡ đi được phần nào khó khăn, vất vả trên tinh thần.
Chọn đáp án: C
Đáp án là C nhé bạn