K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2018

 PHẦN I : VĂN BẢN 
    I. TRUYỆN DÂN GIAN:
       1. Một số khái niệm của thể loại truyện dân gian :
  a. Truyền thuyết :Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
  b. Truyện cổ tích :Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : 
  - Nhân vật bất hạnh ( như : người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,….);
  - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
  - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch ;
  - Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động như con người).
   Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
  c. Truyện ngụ ngôn :Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính về con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
  d. Truyện cười :Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
     2. Bảng tổng kết các truyện dân gian đã học: 
stt    Tên văn bản    Thể loại    Nội dung chính    
1    CON RỒNG CHÁU TIÊN    
Truyền thuyết     Truyện nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.    
2    

THÁNH GIÓNG    

Truyền thuyết     Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.    
3    
SƠN TINH, THỦY TINH    
Truyền thuyết      - Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt 
  - Sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai 
  - Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.    

4    
THẠCH SANH    
Truyện cổ tích      Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.    

5    
EM BÉ THÔNG MINH    
Truyện cổ tích      Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.    
6    
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG    
Truyện ngụ ngôn       Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.    
7    THẦY BÓI XEM VOI    Truyện ngụ ngôn       Truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta : Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.    
8    
TREO BIỂN    
Truyện cười       Truyện có ý phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.    
    II.TRUYỆN TRUNG ĐẠI:
Bảng tổng kết các truyện trung đại đã học: 
 
stt    Tên văn bản    Tác giả    Nội dung chính    
1    CON HỔ CÓ NGHĨA ( ĐT )    Truyện trung đại, Vũ Trinh, Lan trì kiến văn lục.    Truyện thuộc loại hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.    
2    

MẸ HIỀN DẠY CON ( ĐT )    Truyện trung đại, trích Liệt nữ truyện của Trung Quốc    Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con:
- Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp ;
- Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành ;
- Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.    
3    Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.    Truyện trung đại,  Hồ Nguyên Trừng ( 1374 -1446 )       Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm : không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.    

  PHẦN II : TIẾNG VIỆT
    I. TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ :
   1. Lí thuyết : 
    - Từ : là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
    - Từ đơn : chỉ gồm một tiếng.
    - Từ phức gồm hai hoặc nhiều tiếng.
    - Sơ đồ cấu tạo từ TV :





   

   2. Bài tập :
    2.1/ Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới : 
    Người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
    a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào ?
    b. Tìm từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc.
    c. Tìm thêm từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc.
     Gợi ý :
    a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ ghép
    b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc : cội nguồn, gốc gác, … 
    c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc : ông bà, cha mẹ, anh em, con cháu, … 
    2.2/ Tìm từ láy :
         Gợi ý :
        a. Tả tiếng cười : khanh khách, ha hả, hô hố, hì hì, …
        b. Tả tiếng nói : ồm ồm, khàn khàn, thỏ thẻ, lầu bầu, …
        c. Tả dáng điệu : lom khom, lả lướt, nghênh ngang, …
    2.3/ Xác định từ trong câu cho sẵn.
         Gợi ý :
    - Thần/dạy/ dân/ cách /trồng trọt,/ chăn nuôi /và/ cách/ ăn ở.
    - Từ /đấy,/nước/ ta /chăm /nghề /trồng trọt,/ chăn nuôi /và /có/ tục/ ngày/ Tết/ làm / bánh chưng, /bánh giầy.
    II. TỪ MƯỢN :
   1. Lí thuyết : 
    - Từ thuần Việt : là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra.( VD : ăn, học, đi, ngủ,…)
    - Từ mượn : là do chúng ta vay mượn từ của tiếng nước ngoài:
     + Từ mượn tiếng Hán : giang sơn, sứ giả, tráng sĩ,…
     + Từ mượn ngôn ngữ khác : ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, xô viết, in-tơ-nét,…
  2. Bài tập: 
    2.1/ Xác định từ mượn trong câu:
      a. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.
     b. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
     c. Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.
    2.2/ Kể một số từ mượn mà em biết :
         Gợi ý :
        a. Hán Việt : giang sơn, sứ giả, tráng sĩ,… 
        b. Ngôn ngữ khác : ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, xô viết, in-tơ-nét, …
            - Đơn vị đo lường : mét, lít, kí lô gam, …
            - Tên bộ phận xe đạp : ghi đông, líp, sên, …
            - Tên một số đồ vật : cát sét, ti vi, vi ô lông, …
    III. NGHĨA CỦA TỪ : 
   1. Lí thuyết : 
    - Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ, …) mà từ biểu thị.
    - Cách giải thích nghĩa của tư :
      + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị ;
      + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
   2. Bài tập :
    2.1. Đọc các chú thích trong các văn bản đã học.
    2.2. Giải thích nghĩa của các từ:
         Gợi ý :
            - học tập : học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
            - học lỏm : nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
            - học hỏi : tìm tòi, hỏi han để học tập.
            - học hành : học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn.
            - trung bình : ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
            - trung gian : ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật, …
            - trung niên : đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
     - giếng : hố đào sâu vào lòng đất thẳng đứng để lấy nước.
     - rung rinh : chuyển động qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp.
     - hèn nhát : không dũng cảm, thiếu can đảm, đáng khinh bỉ.
    2.3 Xem các bài tập ở SGK trang 36.
    IV. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ :
   1. Lí thuyết : 
    - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
    - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa :
     + Nghĩa gốc : là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sơ để hình thành các nghĩa khác.
     + Nghĩa chuyển : là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
   2. Bài tập : 
    2.1/ Tìm từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra từ chuyển nghĩa của chúng :
         Gợi ý :
            - chân : chân bàn, chân núi, chân trời, chân đê, …
            - tai : tai ấm, tai nấm,… 
    2.2/ Tìm từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo chỉ bộ phận cơ thể người :
         Gợi ý : lá phổi, quả tim, …
    2.3/ Một số hiện tượng chuyển nghĩa:
       a. Chỉ sự vật chuyển thành hành động : 
    - cái cưa  cưa gỗ
    - hộp sơn sơn cửa
    - cái bào bào gỗ
       b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị :
    - bó lúa một bó lúa
    - nắm cơm một nắm cơm
    V. CÁC LỖI DÙNG TỪ : 
    - Lỗi lặp từ ;
    - Lỗi lẫn lộn các từ gần âm ;
     Bài tập : Xác định lỗi dùng từ, nguyên nhân, cách chữa ;
        a. Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. ( lặp từ )
        b. Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh. ( lẫn lộn các từ gần âm )
        c. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc. ( lẫn lộn các từ gần âm )
        d. Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng rất lấy làm quý mến bạn Lan. ( lặp từ )
        e. Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nh...

PHẦN I : VĂN BẢN 
    I. TRUYỆN DÂN GIAN:
       1. Một số khái niệm của thể loại truyện dân gian :
  a. Truyền thuyết :Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
  b. Truyện cổ tích :Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : 
  - Nhân vật bất hạnh ( như : người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,….);
  - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
  - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch ;
  - Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động như con người).
   Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
  c. Truyện ngụ ngôn :Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính về con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
  d. Truyện cười :Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
     2. Bảng tổng kết các truyện dân gian đã học: 
stt    Tên văn bản    Thể loại    Nội dung chính    
1    CON RỒNG CHÁU TIÊN    
Truyền thuyết     Truyện nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.    
2    

THÁNH GIÓNG    

Truyền thuyết     Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.    
3    
SƠN TINH, THỦY TINH    
Truyền thuyết      - Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt 
  - Sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai 
  - Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.    

4    
THẠCH SANH    
Truyện cổ tích      Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.    

5    
EM BÉ THÔNG MINH    
Truyện cổ tích      Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.    
6    
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG    
Truyện ngụ ngôn       Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.    
7    THẦY BÓI XEM VOI    Truyện ngụ ngôn       Truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta : Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.    
8    
TREO BIỂN    
Truyện cười       Truyện có ý phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.    
    II.TRUYỆN TRUNG ĐẠI:
Bảng tổng kết các truyện trung đại đã học: 
 
stt    Tên văn bản    Tác giả    Nội dung chính    
1    CON HỔ CÓ NGHĨA ( ĐT )    Truyện trung đại, Vũ Trinh, Lan trì kiến văn lục.    Truyện thuộc loại hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.    
2    

MẸ HIỀN DẠY CON ( ĐT )    Truyện trung đại, trích Liệt nữ truyện của Trung Quốc    Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con:
- Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp ;
- Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành ;
- Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.    
3    Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.    Truyện trung đại,  Hồ Nguyên Trừng ( 1374 -1446 )       Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm : không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.    

  PHẦN II : TIẾNG VIỆT
    I. TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ :
   1. Lí thuyết : 
    - Từ : là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
    - Từ đơn : chỉ gồm một tiếng.
    - Từ phức gồm hai hoặc nhiều tiếng.
    - Sơ đồ cấu tạo từ TV :





   

   2. Bài tập :
    2.1/ Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới : 
    Người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
    a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào ?
    b. Tìm từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc.
    c. Tìm thêm từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc.
     Gợi ý :
    a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ ghép
    b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc : cội nguồn, gốc gác, … 
    c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc : ông bà, cha mẹ, anh em, con cháu, … 
    2.2/ Tìm từ láy :
         Gợi ý :
        a. Tả tiếng cười : khanh khách, ha hả, hô hố, hì hì, …
        b. Tả tiếng nói : ồm ồm, khàn khàn, thỏ thẻ, lầu bầu, …
        c. Tả dáng điệu : lom khom, lả lướt, nghênh ngang, …
    2.3/ Xác định từ trong câu cho sẵn.
         Gợi ý :
    - Thần/dạy/ dân/ cách /trồng trọt,/ chăn nuôi /và/ cách/ ăn ở.
    - Từ /đấy,/nước/ ta /chăm /nghề /trồng trọt,/ chăn nuôi /và /có/ tục/ ngày/ Tết/ làm / bánh chưng, /bánh giầy.
    II. TỪ MƯỢN :
   1. Lí thuyết : 
    - Từ thuần Việt : là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra.( VD : ăn, học, đi, ngủ,…)
    - Từ mượn : là do chúng ta vay mượn từ của tiếng nước ngoài:
     + Từ mượn tiếng Hán : giang sơn, sứ giả, tráng sĩ,…
     + Từ mượn ngôn ngữ khác : ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, xô viết, in-tơ-nét,…
  2. Bài tập: 
    2.1/ Xác định từ mượn trong câu:
      a. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.
     b. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
     c. Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.
    2.2/ Kể một số từ mượn mà em biết :
         Gợi ý :
        a. Hán Việt : giang sơn, sứ giả, tráng sĩ,… 
        b. Ngôn ngữ khác : ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, xô viết, in-tơ-nét, …
            - Đơn vị đo lường : mét, lít, kí lô gam, …
            - Tên bộ phận xe đạp : ghi đông, líp, sên, …
            - Tên một số đồ vật : cát sét, ti vi, vi ô lông, …
    III. NGHĨA CỦA TỪ : 
   1. Lí thuyết : 
    - Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ, …) mà từ biểu thị.
    - Cách giải thích nghĩa của tư :
      + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị ;
      + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
   2. Bài tập :
    2.1. Đọc các chú thích trong các văn bản đã học.
    2.2. Giải thích nghĩa của các từ:
         Gợi ý :
            - học tập : học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
            - học lỏm : nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
            - học hỏi : tìm tòi, hỏi han để học tập.
            - học hành : học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn.
            - trung bình : ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
            - trung gian : ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật, …
            - trung niên : đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
     - giếng : hố đào sâu vào lòng đất thẳng đứng để lấy nước.
     - rung rinh : chuyển động qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp.
     - hèn nhát : không dũng cảm, thiếu can đảm, đáng khinh bỉ.
    2.3 Xem các bài tập ở SGK trang 36.
    IV. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ :
   1. Lí thuyết : 
    - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
    - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa :
     + Nghĩa gốc : là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sơ để hình thành các nghĩa khác.
     + Nghĩa chuyển : là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
   2. Bài tập : 
    2.1/ Tìm từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra từ chuyển nghĩa của chúng :
         Gợi ý :
            - chân : chân bàn, chân núi, chân trời, chân đê, …
            - tai : tai ấm, tai nấm,… 
    2.2/ Tìm từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo chỉ bộ phận cơ thể người :
         Gợi ý : lá phổi, quả tim, …
    2.3/ Một số hiện tượng chuyển nghĩa:
       a. Chỉ sự vật chuyển thành hành động : 
    - cái cưa  cưa gỗ
    - hộp sơn sơn cửa
    - cái bào bào gỗ
       b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị :
    - bó lúa một bó lúa
    - nắm cơm một nắm cơm
    V. CÁC LỖI DÙNG TỪ : 
    - Lỗi lặp từ ;
    - Lỗi lẫn lộn các từ gần âm ;
     Bài tập : Xác định lỗi dùng từ, nguyên nhân, cách chữa ;
        a. Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. ( lặp từ )
        b. Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh. ( lẫn lộn các từ gần âm )
        c. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc. ( lẫn lộn các từ gần âm )
        d. Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng rất lấy làm quý mến bạn Lan. ( lặp từ )
        e. Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhâ...

16 tháng 4 2019

Đọc hết SGK môn Sinh 6 thì đằng nào chả có!...

Đa dạng thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng. 
Được biểu hiện và thể hiện bằng: 
- Số lượng các loài và số lượng các cá thể của loài. 
- Sự đa dạng của môi trường sống

21 tháng 5 2018

Mk Gợi ý cho bn 1 vài ý nha!!! -Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa của câu chuyện, của sự việc lên một tầm khái quát lớn, làm người đọc hiểu được một tâm lí đơn giản mà thấu lớn lao.
-Cái đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn nhưng đêm không ngủ cua Bác. Việc bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác. Vì người là một vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người dành chọn vẹn cho nước cho nhân dân cho tổ quốc. Đó chính là lẽ sống của Bác mà mọi người dân đền thấu hiểu

21 tháng 5 2018

+) Ý nghĩa: Làm cho người đọc thấu hiểu hơn những chân lí đơn giản mà lớn lao, Bác không ngủ được vì lẽ Bác là vị lãnh tụ, người cha già kính yêu của dân tộc, suốt cả cuộc đời Người chỉ lo cho việc nước việc dân. Đó là lẽ sống quên mình của Bác. Làm cho mọi người, ai ai cũng phải ghi nhớ công lao to lớn của Bác Hồ.

Chúc bn học tốt!

3 tháng 8 2018

1- Mở bài: 
Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm ... 
2- Thân bài: 
a- Tả bao quát: 
- Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi ( ồn ào, náo nhiệt hẳn lên ). 
- Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh ( các trò chơi được bày ra thật nhanh ... ) 
b- Tả chi tiết : 
- Hoạt động vui chơi của từng nhóm ( trai: đá cầu, rượt bắt, .... nữ: nhảy dây, chuyền banh .... ) 
- Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học. 
- Âm thanh ( hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vả .... ) 
- Không khí ( nhộn nhịp, sôi nổi ... ) 
c- Cảnh sân trường sau giờ chơi: 
Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn. 
3- Kết luận: 
Nêu ích lợi của giờ chơi: 
- Giải tỏa nỗi mệt nhọc. 
- Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.

Câu 4Theo tác giả cuộc sống, số phận của mỗi người gắn liền với vận mệnh tổ quốc và lòng yêu nước được thử thách, thể hiện trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ đất nước.Câu văn nào trong bài khăng định tình yêu nước mãnh liệt...
Đọc tiếp

Câu 4

Theo tác giả cuộc sống, số phận của mỗi người gắn liền với vận mệnh tổ quốc và lòng yêu nước được thử thách, thể hiện trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ đất nước.Câu văn nào trong bài khăng định tình yêu nước mãnh liệt ấy?

...................................................................................................................................................................

Câu 6.Em hãy đọc ngữ liệu I.1(SGK Tr 101), suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

a.Đọan văn gồm mấy câu? Dựa vàokiến thức Tiểu học hãy phân loại câu đó theo mục đích nói? Các câu 1,2,9  có mấy cụm C-V?

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b. Em hiểu thế nào là câu trần thuật đơn?

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 7. Em hãy
 đọc ngữ liệu I.1(SGK Tr 114), suy nghĩ và trả lời câu hỏi

a Xác định chủ ngữ, vị ngữ của  các câu a,b,c,d ?Đó là kiểu câu gì?

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b Vị ngữ của những câu a,b,c,d do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành? Nội dung các câu  biểu thị  ý nghĩa khẳng định hay phủ định?

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

c Chọn những từ hoặc cụm từ( không, không phải, chưa, chưa phải) thích hợp  điền vào trước VN của các câu trên và nhận xét về ý nghĩa biểu thị của các câu này? Việc sử dụng từ phủ định vào trước VN của câu (d) như vậy có được ko?

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
d. Em hãy nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là ?

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 8 Em hãy đọc ngữ liệu I.1(SGK Tr 118), suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

aXác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong ngữ liêu I.1? Xét về cấu tạo thì hai câu đó thuộc kiểu câu nào đã học?

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.bCác vị ngữ ở các câu(a,b) do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành?

..................................................................................................................................................................
.c Hãy thử điền các từ, cụm từ phủ định(không. không phải, chưa, chưa phải) vào Vị ngữ các câu( a,b)rồi nhận xét?

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
d.Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là?

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 9: Em hãy đọc ngữ liệu I, II(SGK Tr 129,141), suy nghĩ và trả lời câu hỏi

a.Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu I.1(sgkT129)? Nếu trong giao tiếp ta dùng những kiểu câu thiếu chủ ngữ hay vị ngữ, thì người nghe có hiểu đựơc mục đích thông báo không?  Hãy chữa lại câu viết sai cho đúng?

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu II.1(sgkT129)?
 ? Hãy thử chữa câu viết sai cho đủ CN-VN

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
c Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu a,b mục I(sgkT141)? ?Hai câu a,b mắc phải lỗi gì? Nêu nguyên nhân mắc lỗi và cách sửa ?

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

d Xác định chủ ngữ, vị ngữ  câu 1 mục II(sgkT141)? Cho biết mỗi bộ phận in đậm nói về ai?Cách viết như phần in đậm có thể gây ra hiểu lầm như thế nào?Nêu cách sửa?

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 10: Khuyến khích học sinh tự làm thơ năm chữ(tham khảo Ngữ liệu SGK tr 103)

Câu 11: Em hãy đọc ngữ liệu III.1,2(SGK Tr 133),II.2(SGK Tr144)suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

a Loại đơn viết theo mẫu người viết cần theo yêu cầu gì?

.................................................................................................................................................................

b. Viết đơn không theo mẫu người viết cần tuân theo những mục nào?

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................  

0
22 tháng 7 2018

Hôm đó,là ngày sinh nhật của tôi và có 1 món quà mà tôi rất yêu thích đó chính là cô búp bê barbie do bà tặng tôi tôi thích món quà đó lắm.Buổi tối khi bữa tiệc đã kết thúc lòng tôi vui sướng biết bao cảm xúc tôi không thể kìm chế nổi tôi không ngờ tôi lại có ngày được cầm trên tay cô búp bê ấy.Tôi thật lòng cảm ơn bà vì bà đã mang đến cho tôi một cô búp bê xinh đẹp như là 1 nàng công chúa trong mơ.

                   Dịch:

That day, my birthday and a gift that I loved so much was the barbie doll that she gave me. I d that gift. I can not help but feel that I have a day to hold on to her doll. I really thank you for bringing me a beautiful doll a princess. in dream.

16 tháng 5 2019

Câu 1:

Tôi trong đoạn trích chỉ người anh trai trong văn bản "bức tranh của em gái tôi".Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2:

Tâm trạng của người anh trước bức tranh của em gái mình

Câu 3:

Ngỡ ngàng: Trong mắt em gái mình thì mình lại rất hoàn hảo

Hãnh diện: Bức tranh giải nhất của m được treo ở một căn phòng trang trọng và có nhiều người xem

Xấu hổ: Em vẽ thứ thân thuộc nhất là người anh trai rất hoàn hảo mặc dù bấy lâu nay mình luôn ghen tị, ghen ghét em

Câu 4:

Tình cảm và lòng nhân hậu của người em đã làm cho người anh thấy được những hạn chế của mình