K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2018

1. Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ?

2. Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.

3. Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau.

4. Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là "niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng" ?

Trả lời

1. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên sông Đáy ngày xưa.

2. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương bám ở trên ngọn. Có người leo lên tụt xuống lại leo lên. Đây là một việc làm khó khăn, thử thách và sự khéo léo của mỗi đội.

3. Những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng ăn ý với nhau là: trong khi mỗi thành viên của đội lo việc lấy lửa, những người khác đều mỗi người một việc: người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, người giã thóc, người giần sàng thóc đã giã thành gạo. Có lửa, người ta lấy nước nấu cơm. Vừa nấu cơm, các đội vừa đan xen uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ của người xem.

4. Nói việc giật giải trong cuộc thi là niềm tự hào khó có gì sánh được của dân làng, vì giải thưởng là một minh chứng, là kết quả của sự nỗ lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn, thông minh của cả tập thể.

cứ văn mẫu mà phang vào bạn ạ

16 tháng 3 2021

Nội dung

Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.
18 tháng 3 2021

qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

1 tháng 3 2017

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc cùa người Việt cổ bên sông Đáy ngày xưa.

sorry nhưng mình không phải là kẻ điếc và mình đang hỏi là có hình ảnh đối lập không ? nhưng mình không bảo các bạn cảm thụ bài thơ lục bát đó


12 tháng 12 2021

Bài 5. Gạch dưới các dấu câu dùng sai trong các câu sau: a. Hôm qua, các bạn lớp em, đi lao động, ở sân trường! b. Các bạn đến rất sớm, để nhận công việc! c. Cô giáo hỏi, vì sao các bạn đến sớm thế? d. Cả lớp đồng thanh trả lời, Thưa cô để còn về sớm ạ! 

12 tháng 12 2021

cảm ơn bạn so much

31 tháng 3 2018

Câu hỏi:

1. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ?

2. Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao ?

3. Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào ?

4. Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào ?

Trả lời:

1. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với các câu đương khác.

2. Trước việc làm của người quản hiệu, Trần Thủ Độ không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng lụa.

3. Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền thì Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.

4. Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ đủ cho thấy ông là người cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước.

Nội dung: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

31 tháng 3 2018

bn đưa câu hỏi ra chứ !!

thế ai trả lời được 

đưa ra đi xong mik giúp ~~

31 tháng 5 2018

                            Bạn ơi bài công dân số một có hai phần mà bạn !

                           Trả lời phần nào thế bạn ? Hay trả lời cả hai phần ?

31 tháng 5 2018

1. Anh Lê giúp anh Thành tìm việc ờ Sài Gòn.

2. Nhìn chung, các câu nói của anh Thành trong đoạn trích này đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu dân cứu nước. Những câu nói thể hiện trực tiếp của anh Thành về dân về nước là:

*   Chúng ta là đồng bào, cùng máu mủ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

*   Vì anh với tôi... chúng ta là công dân nước Việt...

3. Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau.

Những chi tiết cho thây câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau là:

-  Anh Lê gặp anh Thành đế báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.

-   Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại:

+ Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì... ờ... anh là người nước nào?

+ Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không xin việc lảm ở Sài Gòn này nữa.

Anh Thành trả lời: ...vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn Hoa Kì.

Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không gặp nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công việc làm ăn của bạn, đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.

Nội dung: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.