Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn bản “Tức nước vỡ bờ” – Trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại:……………………………
Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thật vậy, tinh thần phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu xuất phát từ chính tình yêu thương chồng của chị. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Nỗi căm phẫn của chị dồn nén thành sự phản kháng đến bất ngờ ấy. Hơn nữa, với sự hung hăng của bọn cai lệ thì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được. Cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến. Hành động đấu lực của chị thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp, đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Đó chính là thông điệp tức nước vỡ bờ mà đoạn trích muốn thể hiện.
-Bọn tay sai sầm sạp xông vào định bắt trói anh Dậu. Anh Dậu khiếp đâm quá, lăn đùn ra không nói được gì cả. Chị Dậu một mình đứng ra đối phó với lũ ác ôn:
-Ban đầu chị nài nỉ van xin tha thiết có khơi ngợi lương tri của ông Cai. Nhưng tên cai lệ nào có tình người, chị càng van xin nó càng lấn tới, đáp trả lại bằng cái bịt vào ngực và xông đến anh Dậu. Chị Dậu tức quá không chịu được đã liều mạng cự lại. Sự cự lại của chị gồm hai bước:
+ Thoạt đầu chị cự lại bằng lí lẽ: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ, lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô: cháu, ông\(\rightarrow\)tôi, ông.
+Đến khi ông cai lệ tát vào vào mặt bốp, bồ đã vỡ. Chị vụt đứng dậy, thét to, chống nạnh:"Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!"
+ Không còn xưng hô cháu ông, tôi ông, mà bây giờ tới bà mày. Đây là cách xưng hô đanh đá của chị Dậu. Chị đã chuyển sang qua đấu lực, làm nôi bật sức mạnh ghê gớm và ngang tàn của chị, tên cai lệ vốn người nghiên ngập bị chị ấn dúi, hắn ngã chổng quèo trên mặt đất
+ Tên lí trưởng cũng chung số phận với tên cai lệ, sức mạnh của lòng thương chong62da49 giup1chi5 chiến thắng kẻ thù chứng minh cho chân lí:
" Ở đâu có áp bức, ở đó có chiến tranh"
Chị Dậu hiến lành vị tha, thương chồng , thương con hết mực nhưng không yếu đuối và có một sức mạnh mẽ, tinh thần phản kháng
" Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội thế,tôi không chịu đươc" đã cho thấy chị không cúi đầu , khuất phục, mặc cho kẻ khác chà đạp.
\(\Rightarrow\)Đây là đấu tranh tự phát,tức quá làm liều nhưng vẫn bế tắc.
1. Lão Hạc - Nam Cao
2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.
Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.
3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.
4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.
Tắt đèn đã làm toát ra một chân lí: quần chúng nghèo khổ bị áp bức chỉ có một con đường sống là vùng dậy đấu tranh để tự cứu mình, không có con đường nào khác. Như vậy chẳng phải là “xui người nông dân nổi loạn” hay sao? Đó cũng chính là “dư vị chính trị” của Tắt đèn.
Có thể nói tiểu thuyết Tắt đèn với hơn một trăm trang truyện hầm hập không khí oi bức trước cơn bão, chính là sự thể hiện nghệ thuật sinh động các quy luật của hiện thực nông thôn đương thời. Nguyễn Tuân không quá quắt chút nào khi nói rằng: Tác giả Tắt đèn đã “xui người nông dân nổi loạn”.
Tham khảo:
Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Mở đoạn:
- Giới thiệu văn bản "Tức nước vỡ bờ" và truyện ngắn "Lão Hạc" dựa theo đề.
Mẫu:
Khi bàn về văn chương nghệ thuật, nhà văn Lâm Ngữ Đường từ chiêm nghiệm :" Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ." Thật vậy! Văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là nhờ tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. Trong hoàn trình khám phá ấy, nhà văn Nam Cao và Ngô Tất Tố đã hòa mình vào cuộc sống nhân dân để đồng cảm, sẻ chia và "cho máu".
Thân đoạn:
- Nêu nội dung chính của hai văn bản:
+ "Tức nước vỡ bờ" lên án chính sách và bộ mặt bọn thực dân phong kiến tàn bạo, đồng thời thể hiện thật cảm động cuộc sống cùng quẫn và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.
+ "Lão Hạc" nói về số phận nghèo khổ, khốn khó của người cố nông nghèo không bị tha hóa dù cuộc sống có đẩy bản thân đến bước đường cùng như thế nào.
- Làm rõ cuộc đời của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":
+ nghèo khổ khốn khó, sống trong cảnh bị đàn áp và xã hội không có sự công bằng.
+ người phụ nữ nông dân quanh năm làm lụng vất vả nhưng không đủ ăn vì bị bọn cường hào vơ vét hết.
- Làm rõ tính cách của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":
+ là một người phụ nữ thương chồng thương con qua chi tiết chị đứt ruột bán cái Tí để lo nộp thuế cho người em chồng đã mất trước đây 3 năm.
+ là một người phụ nữ vô cùng lễ phép, đầy đủ đức hạnh qua chi tiết Chị nói chuyện với bà lão hàng xóm.
+ là người không chịu khuất phục trước sự đàn áp, có sức mạnh tiềm tàng đứng lên đấu tranh thể hiện chân lý "Có áp bức ắt có đấu tranh".
- Làm rõ cuộc đời của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":
+ là một người cố nông nghèo mất vợ sớm, không đủ tiền cho con trai cưới vợ.
+ túng quẫn, tài sản chỉ vỏn vẹn mấy thước đất.
- Làm rõ tính cách của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":
+ là một người cha vô cùng yêu thương con qua chi tiết không muốn sống vì sợ là gánh nặng cho con.
+ là người vô cùng yêu thương động vật qua chi tiết Lão rất cưng cậu Vàng.
- Đánh giá:
+ Từ hai nhân vât trên, ta thấy được cuộc đời của nông dân trong xã hội cũ vô cùng túng quẫn, nghèo khó, khốn khổ rất đáng thương dù phẩm chất của mình rất tốt đẹp.
+ Giá trị nội dung: bêu rõ cái lũng đoạn đáng xấu hổ của tầng lớp quan chức giàu có bấy giờ.
+ Giá trị nghệ thuật:
-> Lối kể tự nhiên, lời văn bình dị.
-> Nhiều mấu chốt sự việc gây sự xúc động cho người đọc.
- Liên hệ bài Chí Phèo:
+ Nội dung: nói về nỗi ám ảnh làng Vũ Đại, cái cuộc sống khốn khổ của những người nông dân tri thức nghèo.
+ Phân tích nhân vật Chí Phèo.
-> Cuộc đời Chí Phèo (Bạn coi trên mạng cho rõ hơn)
Kết đoạn:
- Tổng kết lại:
Mẫu: Dưới ngòi bút của các tác giả, phẩm chất và của người nông dân được hiện lên vô cùng thực tế, mang giá trị hiện thực rất cao. Ngoài ra các tác phẩm còn có tính chiến đấu thắng đậm cảm hứng nhân đạo, nhân văn. Từ đó, ta có thể hiểu rõ ý kiến của LNĐ một cách rõ ràng qua hai văn bản đã phân tích.
Tham khảo!
Tôi đã phải rứt ruột đem bán đứa con gái đầu lòng cùng với một ổ chó mà vẫn không đủ tiền nộp sưu cho chồng và cả chú Hợi đã chết từ năm ngoái! Chồng tôi vẫn bị giam cầm, đánh đập tàn nhẫn ở ngoài đình. Mãi đến hôm qua người ta mới cõng chồng tôi về, trông anh ấy rũ rượi như một xác chết. May sao, nhờ bà con xung quanh đến cứu giúp, anh ấy mới tỉnh lại. Lại được bà con hàng xóm cho bát gạo, tôi mới nấu cháo để anh ấy húp cho lại sức.
Chồng tôi ngồi dậy bưng bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì ông cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước, dây thừng. Thật kinh hoàng! Ông cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bắt chồng tôi phải nộp ngay tiền sưu. Hoảng quá, chồng tôi vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. Ông người nhà lí trưởng lại còn mỉa mai và mắng vào mặt tôi những lời cay độc.
Trong tình cảnh ấy, tôi chỉ còn biết cúi đầu van xin hai ông làm phúc nói với ông lí trưởng cho tôi được khất. Và dù hai ông cai lệ đã quát mắng thậm tệ, tôi vẫn thiết tha xin ông trông lại. Chồng tôi đang đau ốm thế kia, làm sao tôi không thiết tha van xin cho được.
Nhưng rồi, đùng đùng, ông cai lệ giật phắt cái thừng trong tay người nhà lí trưởng và chạy sầm sập đến để trói chồng tôi. Tôi xám mặt, hết cả hồn, vội đặt con xuống đất, chạy lại đỡ lấy tay ông ra xin tha cho chồng. “Tha này! Tha này!”, vừa nói ông ta vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói chồng tôi. Lúc đó, tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại:
– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Ông ta lại tát vào mặt tôi rồi nhảy vào cạnh chồng tôi. Lúc này không còn là lúc cúi đầu van xin nữa, và một sức mạnh từ đâu đã trào lên khiến tôi nghiến hai hàm răng trước kẻ đại diện cho cường quyền:
– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi. Thấy vậy, ông người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Tôi liền nắm ngay được gậy của hắn, túm tóc hắn, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu vì sao lúc ấy tôi lại có đủ sức mạnh để đánh ngã cả hai tên ác ôn tàn nhẫn ấy. Đến mức chồng tôi sợ quá phải ngăn tôi “U nó không được thế!”, nhưng tôi trả lời: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…”.
1. Tác phẩm "Tắt đèn" là tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố
2. Văn bản "Tức nước vỡ bờ" đc trích từ chương 18 của truyện