Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Nhờ phát triển thủy lợi trong những năm qua đã tăng diện tích tưới cho ngành trồng trọt thông qua việc tạo nguồn, ngăn mặn, cải tạo chua phèn, tiêu úng và phòng, chống thiên tai, qua đó đã tạo điều kiện cho lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi chủ động chuyển dịch cơ cấu, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Có thể thấy, cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ nông nghiệp đã góp phần quan trọng để ổn định, bảo đảm an ninh lương thực và tăng giá trị xuất khẩu.
Cảm ơn @Trần Thọ Đạt đã tổ chức cuộc thi môn Địa lý.
Thầy sẽ liên hệ với các bạn được thưởng để trao giải.
Đông Nam Bộ có diện tích chiếm 7,5% diện tích cả nước (23,6 nghìn km2) với số dân chiếm 17,3% tổng dân số (hơn 15,7 triệu người).
- Đông Nam Bộ được cấu thành bởi 6 tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Đông: giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ – nơi có nguồn nguyên liệu nông – lâm – nghiệp, khoáng sản, thủy sản phong phú, dồi dào.
+ Phía Tây: giáp Đồng bằng sông Cửu Long – nơi có trữ lượng lương thức trong cả nước.
+ Phía Bắc: giáp Campuchia
+ Phía Đông: giáp biển Đông đem lại tiềm năng phát triển khai thác thủy hải sản, dầu khí, giao thông vận tải và du lịch.
Như vậy, Đông Nam Bộ là vùng có vị trí địa lý đặc biệt, thuận tiện trong giao lưu kinh tế, thông thương qua các cảng biển cả trong và ngoài nước.
Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam BộBên cạnh những đặc điểm về vị trí địa lý, miền Đông Nam Bộ còn sở hữu cho mình những điều kiện tự nhiên mang nét đặc trưng riêng.
Thuận lợi- Đất đai: chủ yếu là đất xám, đất ba dan thích hợp trồng cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, mía đường, thuốc lá, hoa quả…
- Địa hình: Đông Nam Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và thoải. Từ Tây Bắc xuống Đông Nam độ cao giảm dần thuận lợi trong xây dựng.
- Khí hậu: thuộc loại cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm quanh năm thích hợp cho việc trồng trọt cả 4 mùa.
- Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị về thủy điện đồng thời cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của con người.
- Rừng: tuy rừng không nhiều nhưng là nơi đảm bảo sự sống cho sinh thủy ở các sông và là địa điểm du lịch thú vị. Vì vậy, cần bảo vệ rừng đầu nguồn và hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước ở các dòng sông Đông Nam Bộ.
- Biển: nhiều thủy, hải sản, biển ấm và ngư trường rộng, đặc biệt gần đường hàng hải quốc tế thuận lợi cho khai thác, đánh bắt.
Ở Đông Nam Bộ phát triển việc khai thác dầu khí thềm lục địa, đánh bắt hải sản và du lịch biển.
Khó khăn- Môi trường đang dần bị ô nhiễm bởi các khí thải công nghiệp và đô thị tăng nhanh.
- Nguồn khoáng sản không phong phú, đa dạng
Đặc điểm dân cư, xã hội ở miền Đông Nam Bộ đem lại những thuận lợi và khó khăn nhất định cho vùng.
Thuận lợi- Đông Nam Bộ là nơi đông dân, mật độ dân số cao với tỉ lệ dân thành thị cao nhất nước ta, tiêu biểu là TP. Hồ Chí Minh. Sự đông dân tạo nên nguồn lao động dồi dào, có tay nghề và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Là nơi dân trí cao: tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn và tỷ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước.
- Tuổi thọ trung bình tại Đông Nam Bộ cũng cao hơn so với cả nước.
- Là địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử có giá trị lớn.
- Vì là trung tâm nên sự di cư dân từ nơi khác đến để sinh sống và tìm việc làm ngày càng đông gây nên sự báo động về dân số.
- Tiếp giáp với phía Tây vùng Đông Nam Bộ chính là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây 3 mặt đều là biển, được cấu thành bởi 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang và thành phố Cần Thơ.
- Lãnh thổ gồm nhiều đảo và quần đảo với một bờ biển dài 73,2km.
- Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cực Nam của nước ta thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đặc biệt là trồng cây công nghiệp.
- Liền kề với phía Tây vùng Đông Nam Bộ cũng là lợi thế lớn. Bởi lẽ, xét về sự phát triển thì vùng Đông Nam Bộ thuộc TOP năng động nhất cả nước. Sự giao lưu kinh tế diễn ra mạnh. Các ngành như công nghiệp chế biến được hỗ trợ, thị trường tiêu thụ được mở rộng.
- Thuộc khu vực có giao thông hàng hải và hàng không giữa Đông Nam Á và Nam á tạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác, giao lưu quốc tế.
- Campuchia là quốc gia giáp phía Bắc của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trong lưu vực sông Mê Công.
Vị trí địa lý cùng giới hạn lãnh thổ như vậy giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa phát triển được trên đất liền vừa mở rộng được trên biển cả trong và ngoài nước.
Điều kiện tự nhiênKhông chỉ sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, mà khu vực đồng bằng Sông Cửu Long còn có điều kiện tự nhiên vô cùng đặc trưng.
Địa hình đồng bằng sông Cửu LongĐịa hình thấp và khá bằng phẳng. Độ cao trung bình là 3-5m, có nơi chỉ cao 0,5 -1m so với mực nước biển.
Khí hậu đồng bằng sông Cửu Long- Khí hậu thuộc loại cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều.
- Nhiệt độ trung bình năm là 24 – 27 độ C, với biên độ nhiệt 2- 3 độ C/năm. Nhiệt độ giữa ngày và đêm thấp.
- Chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Là nơi thường xuyên hứng chịu những thiên tai, bão lũ từ thiên nhiên nên đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thường gặp nhiều khó khăn.
Điều kiện khí hậu đặc biệt thích hợp cho việc trồng trọt nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đất đai đồng bằng sông Cửu Long- Đất đai phong phú: đất mặn, đất phèn (2,5 triệu ha), đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha).
- Đất phù sa: có nhiều ở ven và giữa 2 con sông Tiền và sông Hậu. Đất có độ phì nhiêu cao thích hợp trong trồng lúa, rau quả và các loại cây công nghiệp ngắn ngày
- Đất phèn: độc tố khá cao, tính chất cơ lý yếu và dễ nứt nẻ. Ngày nay, người ta đang nghiên cứu các biện pháp cải tạo đất phèn.
- Đất xám: có độ phì nhiêu thấp, nhẹ và tơi xốp. Loại đất này có nhiều ở biên giới Campuchia và bậc thềm phù sa cổ ở Đồng Tháp Mười.
- Diện tích tự nhiên chiếm 12,2% tổng diện tích cả nước (39,734km2)
- Rừng chủ yếu là rừng ngập mặn chiếm diện tích tương đối lớn.
Có thể thấy, đất đai tại vùng đồng bằng sông Cửu Long rất thích hợp để trồng các loại cây như dừa, mía, cây ăn quả…
Nguồn nước đồng bằng sông Cửu Long- Có thể bạn chưa biết, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công. Kênh rạch như một mạng lưới chằng chịt nên nơi đây có nguồn nước dồi dào.
- Vào mùa mưa nước sông dâng cao và ngược lại vào mùa khô gây ra hiện tượng nhiễm mặn.
-
Tài nguyên biển đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn tài nguyên thủy hải sản phong phú và dồi dào cùng nguồn dầu khí lớn có trên vùng biển giúp vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển lĩnh vực khai thác, chế biến.
Khoáng sản đồng bằng sông Cửu LongNổi tiếng là đá vôi, cát sỏi, than bùn…. Nói chung nơi đây có trữ lượng khoáng sản không đáng kể.
Đặc điểm dân cư xã hội - Dân số đông (chỉ sau Đồng bằng sông Hồng) và đa dạng, gồm nhiều dân tộc khác nhau như: dân tộc Kinh, Chăm, Khơ -me, Hoa…
- Người dân có trình độ sản xuất hàng hóa, làm nông nghiệp tương đối cao.
a, Bạn tính % của từng cái, sau đó vẽ biểu đồ hình tròn.
VD: Nông, lâm,ngư nghiệp:
\(\dfrac{16252}{16252+9513+16190}.100\%\approx38,7\%\)
Rồi nhân với 3.6 => \(\approx139^0\) trong biểu đồ hình tròn
Mấy cái khác tương tự :>>
b, Tớ chỉ thạo vẽ biểu đồ thôi, nên cái này không chắc:
-Nhận xét: Cái nào tăng nhanh, chậm nhất ?
-Giải thích: Nước ta đang phấn đấu mục tiêu là nước công nghiệp, tập trung phát triển CN,DV,... *bla bla*
#Good_luck#
P/s: Hai cái biểu đồ hình tròn khác nhau, cái năm 2005 lớn hơn nhé:>
-Đối với sự phát triển của công nghiệp: Tài nguyên thiên nhiên là nguồn động lực cho sự phát triển của công nghiệp bởi đó là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Có thể nói rằng độ giàu có của tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản ,... tỉ lệ thuận với sự giàu có của 1 vùng hay thậm chí là 1 quốc gia
-Đối với sự phân bố của công nghiệp: Nhìn rõ vào atlas là ta thấy ở đâu có nguồn tài nguyên càng dồi dào là các nhà máy xí nghiệp trung tâm công nghiệp tập trung ở gần đó đặc biệt là công nghiệp khai thác và chế biến,...
Có thể lấy thêm ví dụ minh họa
Theo nghiên cứu của cục khí tượng và thủy văn NTNT thì wall nhà em sẽ được cơn bão thứ n của thầy phynit ghé thăm nhắc nhở cho mà xem ==
mất thật ak???
chia bùn nha...
đây là cái tội k tin bn bè nà
đồng cảnh ngộ mừ
Trả lời:
- Giáp với Trung Quốc (các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây), Lào (vùng Thượng Lào). Phía đông nam là vịnh Bắc Bộ với các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. Phía nam giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí:
+ Là địa đầu phía bắc đất nước.
+ Gần sát với chí tuyến Bắc, nên có ảnh hưởng đến khí hậu (ví dụ nhiệt độ thấp hơn và biên độ nhiệt năm cao hơn các địa điểm ở gần xích đạo).
+ Có điều kiện giao lưư kinh tế và văn hoá với Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Phía Bắc và phía Tây giáp với các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), Phongsaly (Lào), phía Đông Nam giáp với Vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh), phía Nam giáp với Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía Tây Nam giáp với tỉnh Luang Prabang (Lào)
- Ý nghĩa
+ Là điểm đầu của Tổ Quốc
+ Giáp với các quốc gia biên giới là điều kiện để phát triển ngành xuất khẩu thông qua các cửa khẩu và là điểm đầu cho việc xuất khẩu xuống các khu vực khác.
nam dãy Hoành Sơn.
Trả lời:
- Phía bắc dãy Hoành Sơn: tiềm năng rừng và khoáng sản lớn hơn ở phía nam. Các loại khoáng sản ở đây có là: sắt, crôm, thiếc, đá xây dựng.
- Phía nam Hoành Sơn có vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với động Phong Nha được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, là tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch.
:>
2