Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Làm cho câu truyện thêm sinh động hấp dẫn người nghe người đọc
Truyền thuyết là những câu chuyện được lưu truyền bằng miệng của dân gian nhằm kể lại những hiện tượng kì lạ xảy ra trong dân gian có liên quan đến dấu tích lịch sử nào đó. Thánh Gióng là một câu chuyện li kì và hấp dẫn được dân gian kể lại. Cho đến nay hình ảnh Thánh Gióng vẫn là một biểu tượng đẹp trong lòng người đi sau.
Thánh Gióng là nhân vật chính trong câu chuyện đó. Vào thời Văn Lang, nước nam bị giặc Ân xâm lược, nhà vua tìm mọi cách để chống lại kẻ thù, tuy nhiên vẫn không hiệu quả. Bởi vậy vua đã ban lệnh xuống dưới tìm người có tài có thể đánh đuổi giặc Ân.
Trong thời điểm này thì ở một làng nọ có một đứa bé kì lạ sinh ra đã ba năm mà vẫn không nói, không cười, không biết làm gì hết. Song khi nghe tiếng rao của sứ giả, Thánh Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ “mẹ gọi sứ giả vào đây cho con”. Bất ngờ trước hành động của con nhưng bà mẹ cũng đã ra làm theo lời con gọi sứ giả vào. CHính sứ giả cũng bất ngờ vì khi thấy một đứa bé nói chuyện với mình. Bất ngờ hơn là yêu cầu của đứa bé đối với sứ giả.
Đây có thể coi là dấu mốc cho những thay đổi kì lạ của Thánh Gióng khiến cho mọi người kinh ngạc: cơm ăn bao nhiêu cũng không no, lớn nhanh như thổi, quần áo chật ních. Thánh Gióng đã vươn mình thành người thanh niên trai tráng.
Những ngày sau, nhà vua đã mang đến cho đứa bé những đồ mà đứa bé cần. Khi mặc lên người chiếc áo giáp, Thánh Gióng trở thành người lực lưỡng. Đi đến đâu, Thánh Gióng đều giết sạch kẻ thù, khi roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre ngà để đánh đuổi quân giặc. Chỉ trong một thời gian, đất nước ta đã sạch bóng kê thù.
Cuối cùng Thánh Gióng đã cưỡi ngựa phi đến đỉnh núi Sóc Sơn, hướng về quê mẹ, cưỡi ngựa bay về trời. Nhân dân tưởng nhớ công ơn nên đã lập đền Gióng để nhớ đến một người có công lao đánh đuổi giặc.
Như vậy câu chuyện với những tình tiết li kì như vậy và với kết thúc bất ngờ đã để lại trong lòng người xem nhiều suy nghĩ và nhiều trăn trở. Truyền thuyết chỉ là truyền miệng của mọi người nhưng đều dựa trên một căn cứ nào đó. Hình ảnh “Tháng Gióng” tượng trưng cho sức khỏe, cho ý chí và nghị lực của con người cần phải vượt lên số phận.
Người đời sau mỗi khi nhắc đến Thánh Gióng vẫn luôn tự hào vì những đức tính tốt đẹp. Tình yêu quê hương đất nước, quyết hi sinh thân mình để bảo vệ lấy bờ cõi của đất nước. Thánh Gióng đã trở thành một huyền thoại bất diệt cho những tấm lòng biết cống hiến cho đất nước.
Đối với những người trẻ thì Thánh Gióng là biểu tượng cho sức khỏe phi thường, cho sự vươn lên và nỗ lực. Đó là hình mẫu để chúng ta cần phải học tập, phải noi theo, rèn luyện để có thể cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước này. Hằng năm vẫn có Hội khỏe Phù Đổng diễn ra nhằm tìm ra những người có sức khỏe, có thể chất. Bởi có sức khỏe chúng ta mới có thể làm nên tất cả.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.
Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.
Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.
Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.
CHÉP MẠNG ĐÓ BẠN!
Bài văn tả bà
Bài làm :
Nhìn ngoài trời, những hạt mưa rơi tí ta tí tách. Tôi nhìn mà nhớ đến những hồi ức của ngày xưa, những kỉ niệm giữa tôi và người bà quý mến. Nhìn lại những hình ảnh của ngày xưa về người bà quý mến, tôi nhìn mà bà. Bà ơi !
Năm nay, bà cũng khoảng tầm đã được bảy mươi tuổi - một cái tuổi của vầng trăng xế. Tuy đã già rồi, nhưng lưng của bà vẫn chưa còng lắm so với những người già khác. Ngày ngày, đơn giản với bà chỉ là những bộ bà ba trông thật đơn sơ mà mộc mạc biết bao ! Chỉ có những hôm đi đâu xa bà mới mặc những bộ quần áo mới. Mái tóc trông thật khác xưa , bây giờ nó đã không được một màu đen như trước nữa mà đã được thay vào là một mái tóc đã mờ hơi sương. Đôi mắt đã không còn được rõ như xưa, làm việc gì bà cũng phải mang cho thấy rõ. Làn da bây giờ đã hiện lên nhiều nếp nhăn nhưng trông bà vẫn còn trẻ lắm ! Tôi vẫn nhớ làm sao đôi bàn tay ấy, tuy đã chai xạm và thô ráp nhưng đối với tôi nó thật mềm mị làm sao ! Chính đôi bàn tay này mà bà đã chăm sóc cho tôi từ khi mới lọt lòng cho đến tận bây giờ. Có một điều tôi luôn nhớ rằng, dẫu mai này có đi đâu về đâu thì tôi vẫn nhớ mãi lới ru tiếng hát của bà, nó thật hay làm sao ! Tiếng hát ấy trông như tiếng đàn, vĩ cầm,....... du dương , trầm bỗng đưa tôi vào giấc ngủ êm đềm và sâu lắng mà không một bút tích nào tả nỗi.
Đã về già rồi, nhưng bà rất hay làm, hết làm việc nhà rồi bà lại ra vườn chăm lo cho các cây rau, củ. Bố mẹ thấy vậy nên nói với bà rằng : " Mẹ ơi, già rồi nên mẹ hãy nghỉ ngơi cho khỏe, đừng làm việc nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đó ạ ! " Bố mẹ nói vậy thì bà bảo rằng : "Đẻ mẹ làm cho khỏe cái chân cái tay, chứ không làm là bà không chịu nổi" Bà tôi là vậy đó, rất hay làm ! Đặc biệt lắm, bà rất thương con cháu, mỗi khi có của ngon vật lạ nào thì bà luôn để phần cho con cháu. Vào những đêm rằm hay những đêm trăng sáng thì bà đợi chúng tôi làm bài xong rồi bà cháu chúng tôi cùng ngồi kể co nhau nghe nhiều câu chuyện. Qua mỗi câu chuyện bà kể, tôi hiểu rằng bà muốn răn dạy chúng tôi phải trở thành những người có ích cho đất nước.
Tôi yêu bà tôi lắm ! Bà thật đẹp trong mắt chúng tôi, nhất là tôi. Trong đôi mắt của tôi bà không chỉ là một người bà mà còn là một người đồng minh luôn che chở cho tôi. Nếu có một điều ước, tôi sẽ ước rằng bà sẽ mãi mãi ở bên chúng tôi, kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện bổ ích và răn dạy chúng tôi trở thành một người có ích cho đất nước. Bà ơi, con yêu bà lắm !
Đọc truyện này, ta thấy cứ mỗi lần có người góp ý là ông chủ cửa hàng không cần suy nghĩ vội làm theo ngay. Ta cười vì thái độ tiếp thu thụ động, không suy xét cẩn thận của ông ta. Ta cười vì ông ta không hiểu mục đích treo biển để làm gì và những điều viết trên biển có ý nghĩa gì.
Kết thúc truyện cũng là lúc tiếng cười vang lên bởi vì ý kiến của từng người mới nghe qua tưởng là có lí nhưng làm theo thì kết quả cuối cùng lại thành phi lí. Ta bật cười vì trên đời này có lẽ không có ông chủ nào lại nghe góp ý theo kiểu “đẽo cày giữa đường” như thế.
Treo biển là một truyện hài hước tạo nên tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến trong suy nghĩ và trong hành động.
Từ truyện này, ta có thể rút ra bài học: Trong cuộc sống, chúng ta nên lắng nghe lời góp ý của mọi người nhưng không nên vội vàng làm theo khi chưa suy xét kĩ. Làm bất cứ việc gì ta cũng phải đặt ra mục đích, có chủ kiến và biết tiếp thu một cách chọn lọc và sáng tạo ý kiến của người khác để vận dụng thiết thực vào hoàn cảnh của mình. Trước khi làm việc gì cũng nên đặt ra câu hỏi: Mình làm việc ấy để làm gì? Làm như thế nào?
Qua truyện này, chúng ta cũng có thể rút ra bài học về cách dùng từ. Từ dùng phải có nghĩa, có chứa thông tin cần thiết, không dùng từ thừa và thiếu. Từ được sử dụng phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đem lại hiệu quả cao nhất trong giao tiếp
Đề thi tì mỗi chỗ 1 khác pn ạk nhưng mà mk cho pn đề để tham khảo nhé ^ ^
Đề bài : Trong nhà em có 3 phương tiện giao thông xe đạp , xe máy , ô tô . Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc so bì của 3 phương tiện ấy .
một chú bé dũng cảm hi sinh vì tổ quốc. một chú bé vượt qua mưa bom bão đạn để hoàn thành nhiệm vụ của mình mà không ngại nguy hiểm luôn dình dập tính mạng em. dáng em sương sương mảnh khảnh . khuông mặt sáng ngời tỏ vẻ tinh nghịch . ẩn chứa cả nỗi niềm nuổi nhỏ, mái tóc Lượm cháy nắng được chụp gọn trong chiếc mủ cả nô . vai đeo chiếc xắc ,vừa nhảy như 1 chú chim bé nhỏ .khi gặp chú bồ đội lượm còn thích chì kể bao nhiêu là chuyện mà không hề kể chuyện em đã phải gian khổ thế nào để hoàn thành nhiệm vụ. rồi đến khi hi sinh em vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ .
MỘT CHÚ BÉ ĐÁNG ĐỂ CHÚNG TA NOI GƯƠNG , ĐỂ CHÚNG TA HỌC TA HỌC TẬP THEO CÁC BẠN CÓ THẤY VẬY KHÔNG
chúc cấc bạn học giỏi
Chúng ta tự hào vì đất nước có những vị anh hùng tuy trẻ tuổi nhưng lại dũng cảm gan dạ và có một tấm lòng yêu nước sâu sắc như: Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Lê Văn Tám,… Trong đó, hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về một chú bé đi liên lạc nhỏ tuổi hồn nhiên, lạc quan nhưng cũng không kém phần dũng cảm yêu nước.
Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm.Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi được góp phần vào cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Hằng ngày, Lượm làm nhiệm vụ đi liên lạc. Cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không sợ bom, khói, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. .
Khuôn mặt không một chút sợ sệt.Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Thỉnh thoảng, khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Khi băng qua cánh đồng lúa,dù Lượm đang tập trung vào nhiệm vụ nguy hiểm nhưng trông cậu như trở lại vẻ hồn nhiên ngày nào. Cảnh thiên nhiên miền quê thanh bình càng làm người ta nhớ lại cậu bé Lượm lạc quan vui vẻ dạo chơi trên cánh đồng lúa chín ngày nào.
Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa,tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi.
Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng . Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng.Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng.Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học.Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình .Mẹ rất nhân hậu, hiền từ . Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi , mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ .Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.
Tấm lòng của mẹ bao la nh biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...."Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.
mẹ là một người tuyệt nhất thế gian,chỉ cần hô một tiếng là quỷ ma chạy hết.Gọi tắt là
Nhìn thấy giang hồ phi đao
Ko = mẹ tao phi dép!!
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.
Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có cặp vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là phúc đức nhưng không có con. Một hôm, bà vợ đang làm đồng thấy một vết chân to liền ướm chân vào. về nhà bà mang thai và sau mười hai tháng thì sinh ra một bé trai khôi ngô tuấn tú. Điều kì lạ là mãi lên ba tuổi, cậu bé vẫn chưa biết đi, chảng biết nói, biết cười.
Khi giặc Ân xâm phạm bờ cõi, vua Hùng cho người đi tìm nhân tài cứu nước. Cậu bé cất tiếng đầu tiên và cũng là lời xin được đi đánh giặc. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt. Từ đó cậu lớn nhanh như thổi. Sau khi ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà do bà con hàng xóm gom góp, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra trận diệt giặc. Trong lúc đánh giặc, roi sắt bị gãy, tráng sĩ nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc.
Dẹp xong giặc Ân, tráng sĩ một mình một ngựa lên đỉnh núi rồi bay lên trời. Để' tưởng nhớ công ơn tráng sĩ, nhân dân lập đền thờ, hàng năm tổ chức hội làng để tưởng nhớ. Những dấu tích của trận đánh năm xưa vẫn còn lưu lại trên mặt đất, trên những bụi tre nơi cậu bé diệt giặc.