Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi trở về nhà trong sự háo hức và hồi hộp. Trong trang phục của người hành khất, tôi đã được vào căn nhà của mình. Gặp lại Pê-nê-lốp, người vợ hiền tôi mong nhớ đã bao lâu, trái tim tôi thổn thức không nói nên lời. Căn nhà vẫn như lúc tôi rời đi, có chăng chỉ là thay đổi chút ít. Pê-nê-lốp vẫn xinh đẹp và cao quý như trong trí nhớ của tôi. Tôi và con trai đã bàn kế để tiêu diệt kẻ thù - những kẻ đến để cầu hôn vợ tôi. Pê-nê-lốp đã tổ chức cuộc thi bắn cung để lựa chọn người tài giỏi nhất để nàng sẽ lấy làm chồng. Cây cung trong tay tôi lao vun vút, tiêu diệt hết những tên cầu hôn đầu sỏ, đánh đuổi hết chúng ra khỏi nhà, trừng trị lũ đầy tớ phản bội. Làm xong từng ấy việc, tôi vào trong sảnh chính ngồi dưới chiếc cột đá, ngả đầu nghỉ ngơi trong lúc đợi nhũ mẫu Ơ-ri-clê lên thông báo lại cho Pê-nê-lốp.
Một lát sau, Pê-nê-lốp cùng nhũ mẫu từ trên lầu bước xuống. Dáng đi của nàng vẫn nhẹ nhàng và thanh thoát. Ánh mắt tôi dõi theo từng bước chân của nàng từ lúc nàng bước xuống cho đến khi dừng lại, ngồi cách tôi thật xa. Tôi thấy thật ngỡ ngàng và cũng có chút gì đó hụt hẫng. Tôi cứ nghĩ, nhìn thấy tôi, người chồng đã xa cách hơn 20 năm, nàng sẽ nhào vào lòng, ôm lấy tôi mà âu yếm, mà giãi bày lòng mình. Nhưng không, nàng có vẻ thận trọng và đề phòng với tôi. Tê-lê-mác đã lên tiếng trách mẹ nó gay gắt:
- Mẹ ơi, mẹ thật tàn nhẫn, và lòng mẹ độc ác quá chừng! Sao mẹ lại ngồi xa cha con như thế, sao mẹ không đến bên cha, vồn vã hỏi han cha? Không, không một người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền biệt hai mươi năm nay, trải qua bao nỗi gian lao, bây giờ mới trở về xứ sở, mà lại có thể ngồi cách xa chống như vậy. Nhưng mẹ thì bao giờ lòng dạ cũng rắn hơn cả đá.
Pê-nê-lốp nhìn Tê-lê-mác rồi thận trọng nói với con:
- Con ạ, lòng mẹ kinh ngạc quá chừng, mẹ không sao nói được một lời, mẹ không thể hỏi han, cũng không thể nhìn thẳng mặt người. Nếu quả thực đây chính là Uy-lít-xơ, bây giờ đã trở về, thì con có thể tin chắc rằng thế nào cha con và mẹ cũng sẽ nhận được nhau một cách dễ dàng, vì cha và mẹ có những dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết với nhau, còn người ngoài không ai biết hết.
Nghe nàng nói, tôi nhận ra rằng nàng vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng tôi là Uy-lít-xơ, là người chồng xa cách bấy lâu nay của nàng. Chắc tôi sẽ phải cần thời gian để chứng minh thân phận với nàng hoặc sẽ phải trải qua một vài thử thách nho nhỏ của người vợ thông minh này. Tôi mỉm cười quay sang nói với đứa con trai:
- Tê-lê-mác, con! Đừng làm rầy mẹ, mẹ con muốn thử thách cha ở tại căn nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra thôi. Hiện giờ cha con bẩn thỉu, quần áo rách rưới nên mẹ con khinh cha, chưa nói "đích thị là chàng rồi!". Nhưng trước hết cha con ta phải bàn xem nên xử trí thế nào cho ổn thỏa nhất để không gây thêm thù oán và chiến tranh sẽ không xảy ra.
Tê-lê-mác chậm rãi đáp lại lời của tôi. Con trai nói tin tưởng tôi tuyệt đối vì với con, tôi là một người thông minh và khéo léo và con sẽ làm theo tất cả những gì tôi bảo. Tôi gật đầu rồi bảo mọi người đi tắm rửa, mặc quần áo ca múa cho người ngoài tưởng rằng trong nhà đang làm lễ cưới và dặn ai nấy giữ kín chuyện này để khi quay về trang trại của bố tôi sẽ bàn tính sau. Tôi cũng đi tắm. Trút bỏ bộ dạng nhem nhuốc bẩn thỉu, bộ quần áo rách rưới, tôi lại trở về là Uy-lít-xơ. Tôi vẫn tin rằng, Pê-nê-lốp khi nhìn thấy bộ dạng này của tôi, nàng sẽ nhận ra tôi ngay và không ngần ngại thêm nữa mà sẽ ôm tôi, nhìn tôi bằng đôi mắt đầy âu yếm. Nhưng kìa, nàng vẫn ngồi cách tôi rất xa, vẫn giữ vẻ xa cách, thờ ơ nhìn tôi bằng đôi mắt phức tạp: lúc yêu thương, khi thì nghi ngờ, lạnh lùng. Lúc ấy, tôi đã rất giận Pê-nê-lốp. Nàng có một trái tim sao mà sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối. Tôi đã bảo với nhũ mẫu kê một cái giường để tôi ngủ một mình như bấy lâu nay tôi vẫn ngủ. Còn về nàng, tôi vẫn không hiểu sao vẫn không chịu nhận. Vẫn bằng vẻ bình tĩnh và từ tốn ấy, Pê-nê-lốp thận trọng đáp lại lời nói có vẻ giận dỗi, không bằng lòng của tôi về thái độ của nàng. Nàng dặn dò nhũ mẫu Ơ-ri-clê mang chiếc giường trong phòng của nàng, cũng là phòng của hai vợ chồng tôi trước đây, lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường cho tôi nằm.
Tôi vô cùng ngạc nhiên, giật mình vì lời dặn của nàng với nhũ mẫu. Chiếc giường mà nàng nói, là chiếc giường tôi đã làm cho hai vợ chồng. Ai có thể xê dịch được chiếc giường kiên cố ấy nếu không phải là các vị thần linh cơ chứ? Vì một chân của chiếc giường ấy chính là thân của cây ô-liu lá dài trong sân nhà tôi. Rễ của nó bám chắc vào lòng đất, và nếu là người thường thì không thể nào có thể xê dịch được chiếc giường ấy. Tôi băn khoăn và chột dạ, tôi đã nói với nàng tất cả những điều ấy và hỏi nàng đầy lo lắng:
- Nàng ơi, tôi muốn biết cái giường ấy hiện còn ở nguyên chỗ cũ hay đã có người chặt gốc cây ô-liu mà dời nó đi nơi khác?
Pê-nê-lốp nghe những điều ấy, nàng đã chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ tôi, hôn lên trán tôi và nghẹn ngào nói rằng tôi không nên trách nàng vì nàng sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác. Và giờ thì nàng đã nhận ra tôi vì chỉ có tôi và nàng, cùng mới người thị tì mà cha nàng cho khi nàng về làm vợ tôi biết mà thôi. Bấy giờ tôi mới hiểu ra tấm lòng chung thủy của vợ cùng khó khăn mà nàng phải gánh vác lúc tôi không ở nhà. Tôi ôm lấy vợ, nghe vợ nói mà càng thêm muốn khóc.
Tham khảo:
Tôi là Tê-lê-mác, con trai của vị anh hùng Uy-lít-xơ. Sau khi hạ được thành Tơ-roa, người cha vĩ đại của tôi đã phải trải qua hai mươi năm lênh đênh trên biển cả, đương đầu với rất nhiều thử thách trước khi về được quê hương I-tác.
Thuyền của nhà vua xứ Phê-a-ki đưa cha tôi về I-tác, cập bến vào đúng thời điểm mẫu thân tôi đang gặp rắc rối vì bọn cầu hôn thúc ép. Bà tìm cách chối từ, bèn lấy chiếc cung của cha tôi ra, giao hẹn: hễ kẻ nào gương được cung, bắn xuyên qua mười hai cái vòng rìu thì bà sẽ lấy kẻ đó. Tất cả bọn cầu hôn đều thất bại, trừ một người. Ấy chính là cha tôi. Tôi nhận ra ông ngay lập tức bởi thần hình vạm vờ, lực lưỡng cánh tay giương cung nỗi cơ bắp cuồn cuộn, rắn chắc, ánh mắt cháy rừng rực như ngọn lửa mặt trời. Tôi kể nhanh sự tình và cùng cha trừng trị bọn cầu hôn cũng như những gia nhăn phản bội. Lúc rửa chán cho cha, nhũ mẫu ơ-ri-clê đã nhận ra người qua vết sẹo ở chân và mặc dù bị cha ngăn lại, nhũ mẫu vẫn đem chuyện kể cho mẫu thân. Thật trái với những gi tôi tưởng tượng, mẫu thân tôi không tin.
Sau bao năm xa cách, lẽ ra giây phút gặp lại, cha mẹ phải ôm hôn nhau thắm thiết, nhưng thật không thể thiếu nổi: cha ngồi dựa vào một cây cột cao, mắt nhìn xuống đất trong khi mẹ bước qua ngưỡng cửa bằng đá đến ngồi trước mặt dựa vào một bức tường dối diện. Giữa hai người là bếp hồng cháy rừng rực. Im lặng. Một sự im lặng khó hiểu đến nghẹt thở khiến tôi không thể chịu nổi. Tôi thấy mẹ tôi thật bất công với cha bèn buông lời trách bà gay gắt, rằng: người thật độc ác, thật nhẫn tâm, trái tim người là bằng sắt đá...
Mặc dù bị tôi, đứa con yêu trách cứ nặng nề, nhưng Pê-nê-lốp, mẹ tôi, vẫn nói những lời thận trọng. Người nói với tôi để bóng gió với cha rằng họ có những dấu hiệu riêng để nhận ra nhau. Cha tôi nhẫn nại mỉm cười và nói với tôi những lời có cánh. Tôi chỉ biết đáp lại: “Cha thân yêu, việc này xin để tùy cha định liệu, vì xưa nay cha vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan, không một kẻ phàm trần nào sánh kịp”.
Nói rồi, theo lời cha, mọi người tắm rửa, ca hát nhảy múa như trong nhi; đang làm lễ cưới. Cha cũng đi tắm và khi từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần. Người trở về chỗ cũ, đối diện với mẹ và nói: Khốn khổ! Hẳn là các thần tiên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết... vì một người khác chắc không có gan ngồi xa chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới trở về xứ sở”. Người quay sang nói với nhũ mẫu Ơ-ric-lê: “Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình”. Mẹ tôi vẫn rất thận trọng đáp lời cha tôi và nói với nhũ mẫu: “Ơ-ric-lê! Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường”.
Mẹ nói vậy có ý thử cha và cha bỗng giật mình hỏi: “Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy? Nếu không có thần linh giúp đỡ thì là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này”. Cha tôi đã kể liền một mạch về bi mật chiếc giường mà chỉ hai người biết. Sở dĩ chiếc giường không thể xê dịch được là vì một chân giường do chính ta cha làm bởi gốc cây Ô-liu cổ thụ có rễ bám chặt vào lòng đất. Cha còn kể tỉ mỉ về những vật dụng, những đồ trang trí trong phòng khiến mẹ tôi nghe mà bủn rủn cả chân tay. Tới lúc đó người mới chạy lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ cha, hôn lên trán người và nói: “Uy-lít-xơ Xin chàng chớ giận thiếp”. Rồi cứ thế, cha mẹ tôi ôm nhau khóc Đó là những giọt nước mắt. hạnh phúc của giây phút đoàn tụ sau hai mươi năm xa cách với muôn vàn sóng gió.
Nhìn cảnh tượng cha mẹ hạnh phúc, tôi cảm động và sung sướng vô cùng. Tói thầm cảm ơn thần Dớt, vị thần tối cao, cảm ơn các vị thần trên đỉnh Ô- lem-pơ!
Em tham khảo:
Đây là kiểu bài so sánh. Kiểu bài này đòi hỏi phải có kiến thức rộng, phải hiểu biết sâu nội dung các đoạn trích, biết cách khái quát các đặc điểm giống và khác nhau của các nhân vật từ hai đoạn trích đó.
Nếu Uy-lít-xơ trở về (sử thi Hi Lạp) miêu tả cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mưoi năm xa cách thì Ra-ma buộc tội (sử thi Ấn Độ) tái hiện cảnh gặp gỡ của hai vợ chồng sau một biến cố đặc biệt. Các cảnh gặp gỡ đều có vẻ đẹp riêng thể hiện hình mẫu con người lí tưởng của thời đại sử thi.
a) Sự giống nhau :
– Về nội dung :
+ Cả hai đoạn trích đều miêu tả cảnh tái hợp vợ chồng.
+ Các nhân vật đều được đặt vào những thử thách đòi hỏi tự mình phải chứng minh, tự mình phải tìm cách tháo gỡ.
+ Tình huống các nhân vật bị đặt vào đều có kịch tính cao, đều diễn ra trong một phạm vi thời gian nhất định và trong một không gian cụ thể.
+ Các nhân vật khi bị đặt vào thử thách đều có sự quan sát theo dõi củạ các nhân vật khác như là những trọng tài chứng giám. Các nhân vật đều phải công khai hành động.
+ Các nhân vật đều gắn vói thời kì hình thành và củng cố quan hệ gia đình. Các gia đình ở đây đều là gia đình danh tiếng, dòng dõi.
+ Các nhân vật đều coi trọng danh dự và phẩm giá của cá nhân, coi trọng danh dự, quy ước cộng đồng.
+ Các nhân vật đều có khát vọng về hạnh phúc, hướng tới cái đẹp, quyết tâm bảo vệ cái đẹp, bảo vệ hạnh phúc.
– Về nghệ thuật :
+ Các cảnh gặp gỡ đều được kể lại một cách chi tiết, chậm rãi, thông qua lời thoại, hành vi, thông qua cách lập luận vừa khôn khéo vừa kiên quyết của các nhân vật. Kết cấu của các đoạn trích đều được tổ chức theo hình thức kịch tính. Các tác giả đều sử dụng hình thức so sánh.
+ Cảnh gặp gỡ đoàn viên của các cặp vợ chồng đều toát lên vẻ đẹp của tình người, tình đòi, thể hiện khát vọng hạnh phúc của con người không chỉ ở thòi đại sử thi mà còn ở các thời đại khác.
b) Sự khác nhau :
Gợi ý:
– Ai là người bị thử thách ?
– Mức độ thử thách ?
– Người đặt điều kiện thử thách ?
– Lĩnh vực thử thách ?
– Ý nghĩa của cảnh đoàn viên ?
- Hô-me-rơ kể về cuộc gặp gỡ hạnh phúc và cảm động của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau những năm xa cách
- Cuối truyện tác giả lựa chọn một chi tiết: Hô-me-rơ tưởng tượng ra cảnh “người đắm tàu” để so sánh tâm trạng của Pê-nê-lốp khi nhận ra chồng
+ Chính chi tiết này thể hiện được phẩm chất của Pê-nê-lốp cũng như tâm trạng, không khí cuộc gặp gỡ xúc động giữa hai vợ chồng.
Uylitxơ đến Itacơ quê hương sau 20 năm trời chinh chiến. Chàng giả dạng người hành khất đến gặp người chăn lợn cũ Ơmê, sau đó chàng bí mật gặp lại con trai Têlêmac. Hai cha con bàn mưu giết bọn cầu hôn. Sau 10 năm trì hoãn, cuồi cùng Pênêlốp, vợ chàng phải ra điều kiện, ai bắn trúng một phát xuyên qua 12 vòng trong của 12 cái rìu thì nàng sẽ lấy người đó. Uylitxơ vào cung điện của vợ mình trong vai hành khất. Nhũ mẫu Ơriclê theo phong tục đã rửa chân cho chàng, phát hiện ra Uylitxơ qua vết sẹo bị lợn lòi húc ở chân. Chàng đã ra hiệu cho Ơriclê giữ bí mật. Cuộc tỉ thí bắt đầu.108 vị cầu hôn đều thất bại, chỉ có người hành khất đã bắn xuyên 12 chiếc rìu. Hai cha con Uylitxơ đã trừng trị bọn cầu hôn và lũ người nhà phản bội. Nhưng Pênêlốp vẫn không chịu nhận chàng. Chỉ đến lúc Uylitxơ chỉ ra cái dấu riêng của chiếc chân giường là một cái gốc cây, Pênêlốp mới chịu nhận ra chồng nàng. Cuộc dàn xếp với thân nhân bọn cầu hôn bị giết diễn ra những ngày sau đó.
Đây ạ, bạn tham khảo nha!
Sau khi hạ được thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ “hồi quân” trở về quê hương. Chàng phải lênh đênh góc biển chân trời mười năm đằng đẵng mà vẫn chưa về tới quê nhà. Chàng bị nữ thần Ca-líp-xô, vì yêu chàng nên cầm giữ. Cảm thương số phận Uy-lít-xơ, thần Dớt sai Héc-mét đến lệnh cho Ca-líp-xô phải để chàng đi. Bị bão đánh chìm bè, chàng dạt vào xứ Phê-a-ki, được công chúa Nô-xi-ca yêu và nhà vua tiếp đãi tử tế. Theo ý nhà vua, Uy-lít-xơ kể lại những chuyện li kì, mạo hiểm trên bước đường gian truân phiêu bạt của mình cùng đồng đội : chuyện thoát khỏi xứ sở những tên khổng lồ một mắt, chuyện thoát khỏi tiếng hát đầy quyến rũ của các nàng tiên cá Xi-ren nguy hiểm,… Cảm phục, nhà vua cho thuyền đưa chàng về quê hương I-tác. Về đến nhà, chàng giả dạng người hành khất nên Pê-nê-lốp, vợ chàng, không nhận ra. Để trả lời sự thúc ép của bọn cầu hôn, Pê-nê-lốp thách ai giương được chiếc cung của Uy-lít-xơ và bắn một phát xuyên qua mười hai chiếc vòng rìu thì sẽ lấy người đó. Tất cả bọn cầu hôn đều thất bại, Uy-lít-xơ xin được bắn và chàng đã thắng. Nhân cơ hội đó, cha con chàng trừng trị bọn cầu hôn cùng những gia nhân phản bội.