Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện | Tóm tắt cốt truyện | Tình huống chính | Chủ đề |
Làng | Suốt mấy ngày ông Hai không dám ra khỏi nhà sau tin đồn làng chợ Dầu theo giặc. Khi tin đồn được cải chính, ông vui sướng, lại đi khoe làng của mình. | Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc Niềm vui của ông Hai khi nghe tin cải chính |
Ca ngợi tình yêu quê hương, làng quê, đất nước |
Lặng lẽ Sa Pa | Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa bốn nhân vật: ông họa sĩ, cô kỹ sư, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn | - Xe dừng đột ngột khi vừa qua Sa Pa | Khẳng định vẻ đẹp bình dị của con người lao động và ý nghĩa của những cống hiến thầm lặng |
Chiếc lược ngà | Ông Sáu tham gia kháng chiến, khi trở lại nhà thì con gái lên tám tuổi. Bé Thu không nhận ra cha. Đến lúc nhận ra cha cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Vào chiến khu, ông Sáu làm một chiếc lược ngà để tặng con. | Bé Thu nhất quyết không nhận cha - Lúc bé Thu nhận ra cha là lúc ông Sáu vào khu căn cứ - Ông Sáu hi sinh và chưa kịp trao cây lược ngà cho con |
Ca ngợi tình cha con sâu nặng |
I. Tìm hiểu đề:
1. Vấn đề nghị luận : Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chiếc lược ngà”
2. Cách thức nghị luận : cảm nhận (phải nêu được cảm nhận sâu sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chiếc lược ngà”)
II. Lập dàn ý:
A. Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
- “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên.
- Văn bản đoạn trích là ở phần giữa câu chuyện, tập trung thể hiện sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu qua những tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí.
- Đó không chỉ là một tình cảm muôn thuở, có tính nhân bản bền vững, mà còn được thể hiện trong hoàn cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh và trong cuộc sống nhiều gian khổ, hi sinh của người cán bộ cách mạng. Vì thế, tình cảm ấy càng đáng trân trọng và đồng thời nó cũng cho thấy những nỗi đau mà chiến tranh gây ra cho cuộc sống bình thường của mọi người.
B. Thân bài: Tình cảm cha con sâu nặng
1. Luận điểm 1 : Thái độ, tình cảm của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha
- Hoàn cảnh : Ông Sáu đi kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Ông chưa được biết mặt đứa con gái – bé Thu. Tám năm sau, một lần về thăm nhà, trước khi nhận công tác mới, ông được gặp con nhưng bé Thu nhất định nhận ông Sáu là cha.
- Thái độ của Thu :
+ Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra lảng tránh và lạnh nhạt, xa cách. (D/c : Nhìn anh Sáu với cặp mắt xa lạ và cảnh giác, dứt khoát không chịu kêu tiếng “ba”)
+ Cô bé đã có thái độ ngang ngạnh, thậm chí hỗn xược với ông Sáu :D/c :mặc cho người thân khuyên nhủ, tạo tình thế bắt buộc (chắt nước nồi cơm) để bé Thu phải nhận cha, nhưng đều thất bại. Thu từ chối sự quan tâm của anh Sáu (hất đổ miếng trứng cá khỏi chén cơm, khi cha đ ánh → không khóc, bỏ về nhà ngoại)
+ Được bà ngoại trò chuyện, tìm ra lí do, cô bé đã thay đổi hẳn thái độ.
+ Về nhà để chia tay ba, Thu cảm thấy hối lỗi (chỉ đứng nhìn, đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, khe khẽ nói. Thu muốn nhận ba nhưng không dám gần Ba vì trót làm ba giận (vẻ mặt nói sầm lại buồn rầu, nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa)
+ Thật bất ngờ, sau lời chào từ biệt của người cha là tiếng kêu “Ba..a…a…ba!” như xé ruột của bé Thu. Em đã thể hiện tình cảm yêu quý cha một cách mãnh liệt (hôn ba cùng khắp, hôn cả vết thẹo dài bên má như muốn níu giữ ba).Thực chất bé Thu rất giàu tình cảm và trong trắng – khi biết ba đánh giặc bị thương thì ân hận vì đã không chị nhận ba và khao khát được kêu ba. Tinh huống ấy tạo xúc động cho mọi người.
Trước khi ba lên đường, cô bé đã cất tiếng gọi ba và thể hiện tình cảm yêu quý một cách mãnh liệt (D/c)
⇒ Qua đoạn trích, người đọc nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của bé Thu: yêu thương cha nhưng rạch ròi xấu – tốt, cá tính mạnh mẽ và cũng rất hồn nhiên ngây thơ. Thực chất hai thái độ trái ngược là sự thống nhất trong tính cách nhân vật. Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu được miêu tả trong truyện, ta thấy tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng.
Luận điểm 2: Tình cảm của ông Sáu dành cho con
- Nỗi khao khát gặp lại con sau ba năm xa cách.
+ Khi gặp lại con, không chờ xuồng cập bến, ông đã “nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, bước vội vàng với những bước dài rồi dừng lại kêu to: Thu! Con” Anh vừa bước vào vừa khom người đưa tay đón chờ con… Anh không ghìm nổi xúc động….
+ Khi bé Thu sợ hãi bỏ chạy, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gẫy.
- Nỗi khổ và niềm vui trong ba ngày về thăm nhà.
+ Trước thái độ lạnh nhạt, ông đã đau khổ, cảm thấy bất lực: Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về, con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng ba của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Anh đau khổ lắm nhưng chỉ “nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười vì “khổ tâm đến nỗi không khóc được”.
+ Có lúc giận quá, không kìm được, ông đã đánh con và cứ ân hận mãi về việc làm đó (sau này ở chiến khu)
+ Hôm chia tay, nhìn thấy con đứng trong góc nhà, ông muốn ôm con, hôn con nhưng “sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy” nên “chỉ đứng nhìn nó” với đôi mắt “trìu mến lẫn buồn rầu”…
+ Cho đến khi nó cất tiếng gọi Ba, ông xúc động đến phát khóc và “không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con”.
- Xa con, ông luôn nhớ con trong nỗi day dứt, ân hận ám ảnh vì mình đã lỡ tay đánh con.
- Ông dồn hết tình yêu thương vào việc làm một cây lược ngà cho con.
+ Tác giả diễn tả tình cảm của ông Sáu xung quanh chuyện ông làm chiếc lược: từ những cảm xúc của ông khi kiếm được khúc ngà: “từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Rồi sau đó, anh dồn hết tâm trí và công sức vào công việc: “anh cưa từng chiếc lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc”. Trên sống lưng có khắc một hàng chữ nhỏ…….Trong hàng chữ ấy là bao nhiêu trìu mến yêu thương anh dành cho con gái. Chiếc lược trở thành một vật quý giá, thiêng liêng để mỗi khi nhớ con: “anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”. Cây lược xoa dịu được nỗi ân hận vì đánh con.
+ Nhưng rồi ông đã hi sinh khi chưa kịp trao cho con chiếc lược. Trước khi hi sinh, ông dồn hết sức lực còn lại gửi người bạn mang cây lược về cho con gái
⇒ Câu chuyện về chiếc lược ngà làm người đọc cảm động vì tình cha con thắm thiết, đẹp đẽ. Nhưng cảm động hơn nữa, nó còn khiến cho ta nghĩ đến những đau thương, mất mát, éo le mà con người phải gánh chịu vì cuộc chiến tranh.
Luận điểm 3: Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của tác phẩm:
- Cốt truyện chặt chẽ với nhiều bất ngờ nhưng hợp lí
+ bé Thu không nhận ra cha khi ông Sáu về thăm nhà
+ bé Thu biểu lộ tình cảm thật mãnh liệt với người cha trước lúc chia tay…
+ Nguyên nhân dẫn đến những sự việc ấy đã được tác giả giải thích một cách giản dị mà xúc động
⇒ Sự bất ngờ càng gây hứng thú cho người đọc.
- Sự gặp gỡ tình cờ nhân vật – người kể chuyện với bé Thu (bấy giờ là cô giao liên dũng cảm) trong một lần ông cùng đoàn cán bộ đi theo đường dây giao liên vượt qua một quãng nguy hiểm ở Đồng Tháp Mười.
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp: truyện được kể qua lời của một nhân vật trong tác phẩm: Ông Ba – người bạn thân của ông Sáu. Cách lựa chọn ngôi kể như vậy vừa tạo ra ấn tượng khách quan vừa có sức thuyết phục, bởi người kể chuyện không chỉ là người chứng kiến và kể lại câu chuyện mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. Những ý nghĩ, cảm xúc của người kể chuyện làm người đọc hiểu rõ hơn các sự việc và đồng cảm với các nhân vật trong truyện, tăng thêm chất trữ tình và sức thuyết phục của truyện.
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật (nhất là trẻ thơ) chính xác, hợp lí, tinh tế
- Ngôn ngữ tự nhiên, lời kể hấp dẫn
- Kể xen miêu tả. Giọng kể giàu cảm xúc, chân thực, sinh động, đầy sức thuyết phục.
C. Kết bài:
- Truyện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, xây dựng tình huống bất ngờ, tự nhiên, hợp lí, cách miêu tả tính cách nhân vật đặc sắc, thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả: cảm thông, sẻ chia, trân trọng.
Giới thiệu nhân vật và tình huống truyện:
- Tác giả không chú ý đến khắc họa phần anh hùng trong đời ông mà chỉ chú trọng khắc họa chân dung người cha với những tình cảm sâu sắc, cao đẹp và những nỗi đau, bất hạnh trong đời ông.
- Đi chiến đấu, ông bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn.
- Vì vết sẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông lại chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng, lại vì vết sẹo không chịu nhận ông là cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc không biết khi nào quay lại.
· Người cha những ngày ở nhà:
- Ông thiết tha muốn nghe một tiếng gọi ba và được chăm sóc yêu thương con mà không được.
- Suốt ba ngày yêu thương vỗ về, ông chỉ nhận được thái độ cự tuyệt ngang bướng đến bất ngờ.
- Khi bị đứa con từ chối, ông vô cùng đau đớn; khổ tâm đến nỗi không khóc được.
- Chỉ đến phút cuối cùng lúc chia tay, ông mới được hưởng hạnh phúc làm cha, nhưng giây phút ấy quá ngắn ngủi, vì nhiệm vụ ông lại phải từ biệt đứa con gái yêu dấu của mình.
· Người cha ở chiến khu:
- Bao nhiêu tình cảm yêu thương, nhớ nhung, ông dồn vào việc làm chiếc lược ngà, món quà kỉ niệm ông đã hứa tặng con gái ngày ra đi: lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía.
- Chiếc lược ngà đối với ông là vật kỉ niệm, vật mang tâm hồn, chứa đựng biết bao tình thương, nỗi nhớ của ông đối với con gái yêu. Chiếc lược là niềm an ủi động viên ông trong những ngày tháng gian khổ. Có thể nói, chiếc lược ngà là biểu tượng tình cảm cha con, một tình cảm thiêng liêng, sâu nặng và bất diệt.
- Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt
Lần đó, đoàn chúng tôi từ trạm M.G đến trạm LA đi trên chiếc xuồng máy đuôi tôm do một cô gái người mảnh khảnh, vai mang cây ‘‘các-bin” bằng xếp của MJ, đầu chít khăn, dáng điệu gọn gàng điều khiển và dẫn đường. Chặng đường phải vượt qua rất dễ bị trực thăng, dễ gặp biệt kích. Trước đó người ta đồn ở trạm này có một cô giao liên rất thông minh, mưu trí có cái mũi rất thính, có thể phân biệt được mùi địch, mùi nào là Mĩ, mùi nào là ngụy... Lúc lên đường, tối mới gặp cô giao liên độ mười tám hai mươi là cùng, và biết thêm ở trạm này chỉ có một chị nuôi và một nữ giao liên chính là cô gái ấy nên tôi rất mừng. Trước khi xuồng nổ máy cô căn dặn mỗi người có gì quan trọng nên để trong túi áo, hoặc để trong một cái gói riêng. Tôi chợt nhớ ra, mở bổng, lấy cây lược cho vào túi nhái dựng giấy lờ bỏ vào túi ngực, rồi cài kim tây lại thật cẩn thận.
Trong những ngày đầu hòa bình vừa lập lại, tôi và ông Sáu đôi bạn cùng về thăm quê, nhà chúng tôi ở cạnh nhau gần vàm kênh nhỏ đổ ra sông Cửu Long. Đầu năm 1946, hai chúng tôi cùng đi bộ đội, khi đó bạn tôi đã có một đứa con gái lên một tuổi. Khi về thăm quê, xuồng vừa cập bến bạn tôi thấy một đứa con gái độ 8 tuổi, tóc cắt ngang tai, mặc quần đen... đang chơi trước sân nhà... Biết là con mình, anh Sáu vội bước tới kêu to: “Thu! Con". Nhưng đứa bé ngơ ngác, lạ lùng, tròn mắt nhìn. Bạn tôi bị xúc động, vết thẹo dài trên má phải đỏ ửng lên. Anh run run gọi: “Ba đây con!" nhưng con bé tái mặt đi, vụt bỏ chạy và kêu thét lên! Mấy ngày phép ngắn ngủi ở nhà, con bé không kịp nhận ra ông Sáu là ba nó. Nó gọi trống không. Chắt nước cơm, nhắc nồi cơm,... nó cũng đáo để chẳng thèm nhờ ông Sáu. Lúc ăn cơm, ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá to vàng thì nó bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, bạn tôi vung tay đánh vào mông nó và hét lên: “Sao mày cứng đầu quá vậy,?”. Đứa con gái bỏ sang nhà ngoại và khóc ở bên ấy.
Sáng hôm sau, hai anh em chúng tôi chuẩn bị lên đường trở về đơn vị. Bà con đến rất đông để đưa tiễn ông Sáu. Con bé Thu cũng từ nhà ngoại trở về, và mặt nó có cái gì hơi khác. Lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay mọi người bạn tôi đưa mắt tìm con, rồi khẽ nói: "Thôi! Ba đi nghen con!". Bỗng con bé kêu thét lên: “Ba... Ba!" Nó chạy xô đến, dang hai tay ôm chặt lảy cổ ba nó. Nó hôn tóc, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên mặt ba nó mà nó không nhận ra được ba nó. Nằm nghe bà giảng giải, nó nằm im thở dài... Lúc nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc đi rồi... Nó ôm chặt lấy ba nó rồi dang hai chân câu chặt lấy ba nó, không cho ba nó đi. Mẹ nó vỗ về mãi. Anh Sáu hứa với nó thống nhất ba sẽ về... Ngoại dỗ nó: để ba cháu đi, ba sẽ mua cho cháu một cây lược. Con bé mếu máo: "Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba”.
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến từ khi con gái anh vừa tròn tuổi. Sau hiệp định kí kết lập lại hòa bình cho đất nước anh được về phép thăm con gái và gia đình. Với lòng mong mỏi được gặp con của mình, anh khát khao được nhận con gái.
Nhưng bé Thu, con gái anh không nhận anh là cha chỉ vì vết sẹo trên mặt không giống với bức ảnh anh chụp với vợ anh lúc cưới. Không những thế, bé Thu còn đối xử với anh như người xa lạ, luôn xa lánh anh Sáu. Anh khổ tâm vô cùng. Trong suốt ba ngày nghỉ phép, anh không đi chơi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà chăm sóc con, mong được gần gũi và được con gái mình gọi một tiếng cha thiêng liêng ý nghĩa. Cho đến tận giây phút cuối cùng chia tay mọi người để anh trở lại chiến khu, thì bất ngờ bé Thu thét gọi cha mình trong niềm xúc động mãnh liệt.
Trở lại chiến trường anh mang theo lời hứa sẽ mua cho con chiếc lược. Tháng ngày ở chiến khu, với lòng nhớ con khôn nguôi, anh dồn toàn bộ tâm sức, tình thương của mình vào việc khắc tặng con một chiếc lược bằng ngà voi, mong ngày chiến thắng trở về yêu tặng con mình. Nhưng thật không may, trong một trận càn của địch, ông Sáu bị thương nặng.
Trước lúc nhắm mắt, ông chỉ kịp trao lại cho người bạn của mình là ông Ba chiếc lược với lời nhắn hãy trao tận tay con gái bé bỏng của ông món quà thiêng thiêng này. Thực hiện nguyện ước của bạn mình như đã hứa, ông Ba đã trao tận tay bé Thu chiếc lược khi cô đã là cô giao liên giỏi giang, dũng cảm mưu trí.
Hoc tot!!!