K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Hội lồng tồng

- Thời gian tổ chức; từ sau tết Nguyên đán đến hết tết Thanh minh.

- Địa điểm tổ chức: đình

- Vùng miền có lễ hội: vùng Việt Bắc.

- Phần cúng tế - lễ: 

+ Dân làng mang cỗ đến cúng thần nông

+ Trưng bày những sản phẩm nông nghiệp như gà thiến béo, lợn quay, các thứ bánh trái,... được trình bày đẹp mắt

- Phần vui chơi - hội:

+ Trò chơi ném còn

+ Múa sư tử

+ Hát lượn, hát đối đáp.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Khi tổ chức hội lồng tồng, người dân gửi gắm mong ước về mùa màng tươi tốt, sự may mắn tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, của mùa xuân, của tình yêu, của cuộc sống lao động.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Các sản vật cúng tế trong hội lồng tồng là: gà thiến béo, lợn quay, bánh trái…

- Các sản vật này có liên quan tới tục mở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng - thần nông ở chỗ: là những sản phẩm của ngành nông, dâng lên Thần thành hoàng để cầu mùa.

13 tháng 5 2021

Tham khảo nhé

Mình cho bài viết

TPO - Dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2021), Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư Nguyễn Ngọc Lương đã gửi thư chúc mừng các đồng chí cán bộ phụ trách Đội các thời kỳ và các em đội viên, thiếu niên, nhi đồng cả nước, với nhiều tình cảm, niềm tin yêu.

Báo Tiền Phong xin trích đăng nguyên văn Thư chúc mừng của Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư Nguyễn Ngọc Lương:

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2021), thay mặt Hội đồng Đội T.Ư tôi thân ái gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các đồng chí cán bộ phụ trách Đội các thời kỳ và các em đội viên, thiếu niên, nhi đồng cả nước.

Kỷ niệm 80 năm thành lập Đội là sự kiện có ý nghĩa quan trọng để các thế hệ cán bộ phụ trách Đội và các em đội viên, thiếu nhi cùng nhau ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang của tổ chức Đội; là dịp để các cấp bộ Đội thể hiện tình cảm tri ân với những đóng góp, cống hiến của đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi các thời kỳ. Qua đó, tiếp thêm động lực, niềm tin, quyết tâm để cán bộ phụ trách thiếu nhi hôm nay phấn đấu, thi đua thực hiện tốt hơn nhiệm vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong giai đoạn mới.

 

Những thành tích tự hào của tổ chức Đội trong chặng đường 80 năm qua luôn gắn liền với sự quan tâm, chăm lo đặc biệt của Đảng, Bác Hồ, các cấp, các ngành và toàn xã hội, sự dìu dắt của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Chúng ta trân trọng cảm ơn sự cống hiến, hy sinh thầm lặng của các thế hệ cán bộ phụ trách thiếu nhi và các tổ chức, cá nhân tâm huyết, có lòng nhiệt tình, yêu trẻ đã vượt qua những khó khăn, vất vả trong cuộc sống, vượt qua những thách thức về điều kiện sức khỏe, tuổi tác, dành cả quãng thời gian công tác của mình để thực hiện mục đích cao đẹp là đem lại niềm vui, nụ cười cho các em thơ, đặc biệt là các em thiếu nhi ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; vun trồng, chăm sóc cho lớp măng non đất nước ngày một trưởng thành, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Chúng ta ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực, cố gắng, tinh thần trách nhiệm cao của các tập thể Đội, các em đội viên, thiếu nhi trong các phong trào thi đua, góp phần tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của tổ chức Đội.

Trong thời điểm tổ chức Đội và các em đội viên, thiếu nhi cả nước hăng hái thi đua thực hiện những công trình, phần việc chào mừng sinh nhật Đội và chuẩn bị chu đáo cho ngày vui sum họp kỷ niệm 80 năm thành lập Đội, tình hình dịch bệnh COVDID-19 có diễn biến mới phức tạp nên một số hoạt động cấp Trung ương và cơ sở phải tạm hoãn.

Hội đồng Đội Trung ương đã chủ động thông tin tới các cơ sở Đội, đồng thời, cùng các cấp bộ Đội tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tri ân sự đóng góp của các thế hệ cán bộ phụ trách thiếu nhi và những tổ chức, cá nhân đã dành nhiều tình cảm, sự quan tâm, hỗ trợ cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi thời gian qua. Các hoạt động kỷ niệm 80 năm thành lập Đội được tổ chức vừa đảm bảo tuyệt đối an toàn trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh COVID 1-9, vừa lan tỏa được giá trị, ý nghĩa của sự kiện 80 năm ngày thành lập Đội.

Chúng ta cùng hy vọng, với tinh thần quyết tâm cao, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình dịch bệnh COVID-19 sẽ sớm được kiểm soát để các hoạt động dành cho thiếu nhi cả nước sẽ tiếp tục được tổ chức trong thời gian sớm nhất, giúp các em có một môi trường, điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện.

Quảng Cáo  

Nhân dịp này, Hội đồng Đội T.Ư trân trọng cảm ơn tình cảm, sự quan tâm, phối hợp, hỗ trợ quý báu của các ban, bộ, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức phi chính phủ, các đồng chí cán bộ Đoàn, Đội các thời kỳ, giúp tổ chức Đội có thêm nhiều điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.

Mừng “80 mùa hoa, Đội ta lớn lên cùng đất nước”, xin chúc các đồng chí cán bộ phụ trách Đội thiếu nhi sức khỏe, tiếp tục sáng tạo, dành nhiều tâm huyết, tình cảm để có thêm nhiều đóng góp xây dựng tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày cãng vững mạnh!

Chúc các em đội viên, thiếu niên, nhi đồng tiếp tục phấn đấu, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ!

 
16 tháng 5 2021
11 tháng 3 2023

 

Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Hình ảnh hoa sen trong bài  ca dao “Trong đầm gì đẹp    bằng sen”

Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

Ý kiến

Đề cao trí tuệ của nhân dân

- Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen  đã được miêu tả một cách   khéo léo, tài tình

- Ý kiến 2: Qua hình ảnh     sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

Đây là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc

Lí lẽ và bằng   chứng

- Lí lẽ 1: Thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ  ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.

+ Bằng chứng 1: Trước câu hỏi khó,  em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại  câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu  trả lời

- Lí lẽ 2: Ở thử thách thứ hai và thứ  ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan      niệm phong kiến về các tầng lớp       người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ

+ Bằng chứng 2: hai câu hỏi đều do  nhà vua đưa ra, là những câu hỏi tình huống mà ở đó, người trả lời phải đưa ra những giải pháp hợp lí

- Lí lẽ 3: người kể chuyện nâng nhân vật em bé lên một tầng cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạng vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình.

+ Bằng chứng 3: người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra   đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm   chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì nước ta sẽ phải thừa nhận sự thua kém và sự thần    phục của mình đối với nước láng       giềng”

+ Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất,    tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm

   Bằng chứng 1.1: Trạng    ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu   ca dao, làm cho trở thành   tương đối và có tính thuyết phục

+ Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể      trong cây sen để chứng      minh cho câu thứ nhất.

  Bằng chứng 1.2.1: Từ “lá  xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát   từ ngoài vào trong, rất tự   nhiên hợp lí

  Bằng chứng 1.2.2: Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác    dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu    sắc đáng chú ý của cây sen

  Bằng chứng 1.2.3: Từ      “chen” nói lên sự kết chặt   giữa hoa và nhị, chứng tỏ   đây là một bông hoa vừa   mới nở

+ Lí lẽ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài

+ Lí lẽ 2: Câu thứ tư: Gần   bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

+ Bằng chứng 2.1: Phần     nhiều đều chuyển ngay      sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người à ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó

+ Bằng chứng 2.2: “sen”     hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái       “đầm” và mùi “hôi tanh”     cũng được coi là hình ảnh   tượng trưng, ẩn dụ theo     nghĩa bóng

 

- Chi tiết chiếc lá cuối cùng

+ Bằng chứng: Sự tồn tại của chiếc lá làm     cho tâm trạng nhân   vật bất hạnh và có    phần Giôn-xi được hồi sinh

- Kết thúc bất ngờ

+ Cho đến cuối văn    bản, cũng tức là cuối   truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại   cho Giôn-xi về cái      chết của cụ Bơ-mơn,   về kiệt tác chiếc lá     cuối cùng

+ Người kể chuyện     không nói hộ ý nghĩ   của nhân vật cụ        Bơ-mơn, lại cố ý bỏ    qua không kể việc cụ  đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào

Mục đích viết

Bình luận về sự đề cao trí tuệ của nhân dân trong truyện Em bé thông minh

bình luận về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong  đầm gì đẹp bằng sen

Bình luận về sức hấp  dẫn của truyện ngắn  Chiếc lá cuối cùng

Nội dung chính

Khẳng định trí thông minh của nhân dân

Khẳng định sự đạt đến độ    hoàn mĩ hiếm có trong loại  ca dao vịnh tả cảnh vật      mang tính triết lí trong bài   ca dao Trong đầm gì đẹp    bằng sen

Khẳng định sức hấp    dẫn của truyện đến từ chi tiết chiếc lá cuối    cùng và kết thúc bất   ngờ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Bài tóm tắt đảm bảo thể hiện đầy đủ, chính xác phần trình bày của bạn

X

 

Ghi được ngắn gọn các thông tin mà người khác trình bày bằng các từ khóa, sơ đồ

X

 

Các ý được tóm tắt rõ ràng, mạch lạc

X

 
Ở phần Đọc, em đã được học các văn bản nói về những nét đẹp riêng của các vùng miền. Những nét đẹp đó gắn với đời sống sinh hoạt của người dân, thể hiện những giá trị văn hóa lâu đời của mỗi địa phương nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, những nét đẹp đó liệu có còn hiện diện và có ý nghĩa đối với cuộc...
Đọc tiếp

Ở phần Đọc, em đã được học các văn bản nói về những nét đẹp riêng của các vùng miền. Những nét đẹp đó gắn với đời sống sinh hoạt của người dân, thể hiện những giá trị văn hóa lâu đời của mỗi địa phương nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, những nét đẹp đó liệu có còn hiện diện và có ý nghĩa đối với cuộc sống của chúng ta ngày nay hay không? Trong những bài học trước, em đã được làm quen với cách trình bày ý kiến về các vấn đề trong đời sống. Tiếp nối nội dung nói và nghe đó, ở bài học này, em sẽ tập trình bày ý kiến riêng của mình về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Bài nói tham khảo:

Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có một bản sắc, một nét đẹp văn hóa khác nhau. Chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa của mình cũng như quảng bá những nét đắc sắc đó đến với bạn bè năm châu. Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc còn là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc có tầm quan trọng lớn lao đối với cuộc sống của mỗi người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa. Bản sắc văn hóa dân tộc còn là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam ta đang bị mai một, mất dần đi hoặc suy thoái, biến tướng thành nhiều thể loại khác. Chính vì thế, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải có ý thức tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi người học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. (Sưu tầm)

21 tháng 9 2016

2 . Tìm hiểu văn bản

a, Nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơ hà bằng cách hoàn thành các cậu sau :

Số câu trong bài :......4....câu..................................................

Số chữ trong câu:...........7 chữ..............................................

Cách hiệp vần của bài thơ :.....các câu văn đều có vần "ư"......................................

Nam quốc sơn hà được viết bằng thể thơ :.........................Thất ngôn tứ tuyệt.

b, Dựa và chú thích , giải thích vì sao bài thơ Nam quốc sơn hà từng được gọi là " bài thơ thần ".

Vì nhờ bài thơ mà tinh thần binh sĩ lên cao , khiên quân giặc nhụt chí.

c,Trình bày các ý cơ bản của bài thơ theo sơ đồ sau :

Ý 1 :..khẳng định một cách tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ của đất nước........................................

Ý 2 :.Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước mọi kẻ thù xâm lược..........................................

22 tháng 9 2016

a) Số câu trong bài: 4 câu

Số chữ trong câu: 7 chữ

Cách hiệp vần: Tiếng cuối các câu 1,2,4

Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

b) Bài thơ này được gọi là bài thơ "Thần": 

Vì bài thơ này được phát ra từ đền thờ thân Trương Hống và Trương Hát và làm cho quân giặc khiếp sợ. Nêu cao tinh thần đấu tranh dành quyền độc lập.

c) Ý 1: Nước Nam là của người Nam, sách trời đã định rõ. Từ đó khẳng định về chủ quyền lãnh thổ của đất nước.

Ý 2:Là ý trí kiên quyết bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc. Nếu giặc xâm phạm thì phải chuốt lấy bại vong.

Từ đó suy ra hai ý trên là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Văn bản miêu tả những hoạt động của cư dân trong phần hội là: trò chơi ném còn, múa sư tử và “lượn lồng tồng”.

- Những hoạt động đó biểu thị những phẩm chất và khả năng của con người: chăm chỉ, cần cù lao động, nhanh nhẹn, khỏe khoắn. Đặc biệt nó còn thể hiện được tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, yêu mùa xuân và sự duyên dáng trong những câu hát.