Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Đánh dấu X vào trước ý trả lời đúng.
a). Quá trình cải tiến công cụ của người nguyên thủy trên đất nước ta diễn ra theo thứ tự nào sau đây?
Đồ gốm → đồ đá thô sơ → đồ đá mài lưỡi → đồ đồng
Đồ đá mài lưỡi → đồ gốm → đồ đá thô sơ → đồ đồng
Đồ đá thô sơ → đồ đá mài lưỡi → đồ gốm → đồ đồng
Đồ gốm → đồ đá mài lưỡi → đồ đồng → đồ đá thô sơ
b). Dấu tích của Người tối cổ trên đất nước ta được tìm thấy tại địa điểm nào ở Lạng Sơn?
Hang Thẩm Bà.
Mái đá Ngườm.
Hang Thẩm Hai.
Xuân Lộc.
c). Nghề chính của cư dân Văn Lang là:
Đánh cá
Săn bắn thú rừng
Trồng lúa nước
Buôn bán
Câu 2. Chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc đơn dưới đây để hoàn thành đoạn trích.
(Tần, Người Việt, Thục Phán, ở yên).
"..................................... trốn vào rừng ,không ai chịu để quân…………………
bắt. Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày …………………đêm đến ra đánh quân Tần". Người kiệt tuấn đó là ............................................”
Câu 3. Nối các ý ở cột A với các quốc gia tương ứng ở cột B
A | B |
Nằm trên lưu vực các con sông lớn | Các quốc gia cổ đại phương Đông |
Nằm bên bờ biển Địa Trung Hải | |
Có nền nông nghiệp phát triển | |
Kinh tế chủ yếu là ngoại thương, hàng hải. | Các quốc gia cổ đại phương Tây |
Là các quốc gia ra đời sớm nhất trong lịch sử |
II. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1: Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang? Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước Văn Lang? (2đ)
Câu 2: Vì sao An Dương Vương lại thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của Triệu Đà? Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học kinh nghiệm gì? (3đ)
Đáp án: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 6 năm 2019
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm, mỗi câu đúng được 1 điểm)
Câu 1: Ý trả lời đúng.
a). Quá trình cải tiến công cụ của người nguyên thủy trên đất nước ta diễn ra theo thứ tự nào sau đây?
Đồ đá thô sơ → đồ đá mài lưỡi → đồ gốm → đồ đồng
b). Dấu tích của Người tối cổ trên đất nước ta được tìm thấy tại địa điểm nào ở Lạng Sơn?
Hang Thẩm Hai.
c). Nghề chính của cư dân Văn Lang là:
Trồng lúa nước
Câu 2. Từ thích hợp trong đoạn trích.
(Tần, Người Việt, Thục Phán, ở yên).
"........ Người Việt................... trốn vào rừng ,không ai chịu để quân …Tần ……..
bắt. Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày … ở yên ………đêm đến ra đánh quân Tần". Người kiệt tuấn đó là ..... Thục Phán.................”
Câu 3. Nối các ý ở cột A với các quốc gia tương ứng ở cột B
II. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1: Sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang.
Nhận xét về bộ máy nhà nước Văn Lang:
Nhà nước Văn Lang vẫn còn đơn giản, sơ khai, chưa có pháp luật và quân đội
(Vẽ được sơ đồ rõ nét được 1 điểm, nêu được nhận xét được 1 điểm)
Câu 2:
Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương:
- Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình.
- Không đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
- Do mất hết tướng giỏi, nội bộ không đoàn kết, thống nhất cùng nhau chống giặc.
Bài học kinh nghiệm.
- Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu.
- Đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống ngoại xâm.
LỊCH SỬ
1 phụ nữ + 1 đàn ông= 3người nhá :D
Đây là dạng toán về: Nguỵ biện về Toán học.
Nguỵ biện là sự cố ý suy luận sai, nhưng làm như là đúng. Chẳng hạn như : 1 + 1 =3
Bài toán có thể suy luận như sau:
Giải
1 + 1 = 3
2 = 3
Gỉa sử ta có đẳng thức:
14 + 6 - 20 = 21 + 9 - 30
Đặt thừa số chung ta có:
2 x ( 7 + 3 - 10 ) = 3 x ( 7 + 3 - 10 )
Theo toán học thì hai tích bằng nhau và có thừa số thứ hai bằng nhau thì thừa số thứ nhất bằng nhau.
Do đó:
2 = 3
Giải thích:
Sự thật 2 không thể bằng 3. Sai lầm trong lí luận của chúng ta là ở chỗ ta kết luận rằng: Hai tích bằng nhau và có thừa số thứ hai bằng nhau thì thừa số thứ nhất cũng bằng nhau. Điều đó không phải bao giờ cũng đúng.
Kết luận đó đúng khi và chỉ khi hai thừa số bằng nhau đó khác 0. Khi đó ta có thể chia 2 vế của đẳng thức cho số đó. Trong trường hợp thừa số đó bằng 0, thì luôn luôn có a x 0 = b x 0 với bất kì giá trị nào của a và b.
Vì vậy, ta không thể khẳng định được rằng a = b
( Từ ví dụ trên, bạn có thể tìm những sai lầm trong các " chứng minh ". )