Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tương truyền trong lúc cuộc chiến đang hồi quyết liệt thì từ đền thờ Trương Hống, Trương Hát bên bờ sông Như Nguyệt vang lên tiếng ngâm bài thơ “Sông núi nước Nam” mà nhiều người cho rằng do Lý Thường Kiệt viết ra để khích lệ tinh thần tướng sĩ.
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,
Chúng mày nhất định sẽ tan vỡ!”
Ngay từ đầu, với lời thơ ngắn gọn, rõ ràng, ý thơ mạnh mẽ ,đanh thép đã là lời khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam . Nước Nam là một nước đã có vua, mà ngày xưa vua là thay mặt tối cao cho một quốc gia. Mặt khác, biên giới nước Nam cũng đã được định rõ ở “sách trời”, đó là một chân lí không gì thay đổi được. Có thể nói đó là lời tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam, khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập , tự cường dân tộc. Chính nhờ có niềm tin ấy nên nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi bị giặc ngoại xâm, lịch sử đó đã được chứng minh từ thời Bà Trưng, Bà Triệu.
Giặc Tống ỷ mạnh, đem quân sang xâm chiếm nước ta gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa, khiến cho đất nước ta lâm vào cảnh điêu tàn, nhân dân phải sống cuộc sống lầm than, càng hun đúc ý chí quật cường, quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình, nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa của quân Tống, nhân dân ta sẵn sàng đáp trả những đòn đích đáng.
“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây”
Là một lời buộc tội đanh thép, mạnh mẽ, là lời cảnh cáo quyết liệt dành cho giặc ngoại xâm. Chúng ta không muốn chiến tranh, nhưng chúng ta cũng không hề khiếp sợ trước bất kì một thế lực nào khi chúng có âm mưu thôn tính nước ta. Dân tộc ta nhất định chiến thắng vì chúng ta có chính nghĩa, vì chúng ta có truyền thống yêu nước, có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm, có tướng tài, quân giỏi. Kẻ địch nhất định thảm bại.
“Chúng mày nhất định sẽ tan vỡ”
Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch sử.
Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.
Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!
Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.
Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.
Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.
Giọt nước mắt của người cha
Tựa cả Thái Sơn trên cả tấm lòng.
Hôm nay mình xin giửoi thiệu cho bạn về mẹ mình nhé.Mẹ mình tuyệt vời lắm
Mẹ mình tên là Thảo My.Năm nay mẹ 45 tuổi.Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.
Đối với mình ,mình là đứa trẻ hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của cha. Họ luôn hy sinh để dành cho mình những gì tốt đẹp nhất. Mẹ mình làm viẹc rất giỏi
Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường... Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.
Mẹ mình thật đáng quí, mình luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim mình, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em...Mình mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Bạn à,mình phải cố gắngchăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!
Tấm lòng của mẹ là biển cả bao la đối với con, và con hiểu rằng không có ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con. Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này và vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ...."
Đề bài:Kể về yêu quý của em
Bài làm
Mỗi người chúng ta sinh ra đều có một người mẹ. Đó là người mang nặng đẻ đau, chăm lo và nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành. Mẹ của em cũng như bao người mẹ khác, đều rất yêu thương con cái. Em rất yêu mẹ của em.
Mẹ năm nay đã gần 45 tuổi, mái đầu mẹ đã bắt đầu có những sợi tóc màu bạc. Mỗi lần ngồi cạnh mẹ, mẹ lại bảo nhổ cho mẹ những sợi tóc đó. Người ta bảo với em rằng đó là dấu hiệu của tuổi già. Mà em thì không muốn mẹ già đi chút nào.
Gương mặt mẹ tròn, làn da bị sạm vì rám năng. Suốt ngày mẹ em làm việc đồng áng từ sáng đến tối nên mẹ không trắng như nhiều người khác. Nhưng em vẫn thích sờ vào má mẹ khi nằm ngủ. Vì em nhận ra sự nhọc nhằn, vất vả của mẹ. Đôi măt của mẹ em hiền lắm, mẹ cười mà mắt cũng biết cười.
-Văn lớp 3
Mẹ chăm sóc cho hai chị em rất cẩn thận, mỗi sáng mẹ đều chuẩn bị cơm canh rất ngon cho em và ba ăn. Mẹ bảo bữa sáng quan trọng nhất nên không được bỏ bữa. Khi chúng em đến trường, mẹ còn không quên chuẩn bị khẩu trang cũng như nước uống bỏ vào túi. Mẹ luôn là người phụ nữ chu đáo như vậy.
Mỗi khi chị em em đi học, mẹ ở nhà dọn dẹp rất ngăn nắp, vừa làm việc đồng vừa làm việc nhà nhưng chưa bao giờ mẹ than mệt mỏi. Mẹ bảo là người mẹ, người vợ thì cần phải đảm đang mới được nhiều người yêu quý.
Mẹ thường hay tết tóc cho em mỗi khi em đến trường. Mẹ bảo rằng phải gọn gàng, sạch sẽ thì mới có thể học hành giỏi giang được.
Mỗi khi chúng em bị ốm nét mặt mẹ lo lắng chạy vạy khắp nơi để mua thuốc, nấu cháu cho hai chị em. Nhìn mẹ lúc ấy mà em thương quá, chỉ muốn mình nhanh khỏi để mẹ đỡ vất vả.
Cuối tuần mẹ hay dẫn hai chị em đến thăm ông bà nội. Mẹ dọn dẹp, nấu cơm tươm tất cho cả nhà cùng ăn. Bà nội yêu quý mẹ lắm, vì mẹ vừa hiền vừa đảm dang. Hàng xóm xung quanh em cũng rất yêu quý mẹ, vì mẹ hay giúp đỡ người khác.
Mẹ em là một người phụ nữ tuyệt vời. Em rất yêu quý mẹ và mong mẹ luôn khỏe mạnh để sống mãi với em.
MB: - Giới thiệu về mẹ.
Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.
TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).
- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).
- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôin ủng hộ ta.
- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).
- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).
- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).
KB: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.
Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương, luôn ở bên con.
a: Mở bài
Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)
b: Thân bài
Biểu cảm cụ thể về người đó
- Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…
- Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…
- Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)
c: Kết bài.
Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.
Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên.
So sánh 2 người mẹ trong bài ' Cổng trường mở ra ' và bài ' Mẹ tôi ':
- Điểm giống: đều yêu thương con, chiều chuộng con, sẵn sàng hi sinh vì con cái, yêu con sâu sắc, luôn quan tâm đến con.
CÒN ĐIỂM KHÁC CẬU HÃY ĐỌC KĨ 2 VĂN BẢN VÀ SO SÁNH ĐỂ ĐƯA RA SỰ KHÁC NHAU GIỮA HAI NGƯỜI MẸ: CỦA CẬU BÉ VÀ CỦA EN-RI-CÔ.
MÌNH NGẠI LÀM LẮM
BIẾT NHƯNG MÀ NGẠI LÀM
Ôi mỏi tay quá!Viết dài thế này nhớ thanks đấy
Bài “Bác đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, nói lên được tình bạn thâm giao, trong sáng, chân tình. Nó có tác dụng giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình, không bị cuộc sống vật chất của xã hội phát triển lôi kéo, giúp chúng ta luôn giữ được một tình bạn trong sáng, thủy chung, và cao đẹp vốn là bản chất của dân tộc Việt.
v~
may la co chua cho diem do