K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Đọc bài văn sau: Cho và nhận    Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.    Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ...
Đọc tiếp

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

625
15 tháng 5 2021

ko co ranh nha

15 tháng 5 2021

1.D

17 tháng 5 2018

a,nó

b,mẹ

c,mẹ ngủ được

17 tháng 5 2018

a) Em rất thích học môn Tiếng Việt,  đã đem lại cho em tình yêu vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, cho em biết sống nhân ái, chan hòa.

b) Khi đã trưởng thành, mỗi người con biết yêu mẹ hơn. Học hiểu rằng người đó là người không ai có thể thay thế.

c) Vào đêm trước ngày khia trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, khi đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo.

27 tháng 2 2018

Bạn ấy xin nhưng bạn chưa cho=>bạn còn 2 viên

27 tháng 2 2018

còn 1 cái 

16 tháng 5 2018

khong du can dam de giu moi thu thuoc ve minh , vi mot hay rat nhiu ly do nao do ma toi danh phai de dong thoi gian cuon troi di mot noi xa ,doi toi tim no lai nhung dieu do chi la tuong lai

16 tháng 5 2018

Cảm ơn nha!

12 tháng 2 2018

Đó là tự do

12 tháng 2 2018

mình nghĩ là sự tự do

20 tháng 8 2018

Bạn đừng đăng câu hỏi linh tinh ~

21 tháng 8 2018

Trong LQ có tướng đấy à?? -_-

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: “Thuở nhỏ, Ha-vớt Ke-li thường lầm lũi cuốc bộ đến trường với cái bụng đói cồn cào và cái túi trống rỗng. Một hôm, cậu đánh bạo gõ cửa căn nhà bên đường để xin chút gì ăn cho qua cơn đói…Khi cửa mở, cậu bàng hoàng nhìn thấy chủ nhà là một cô gái trẻ đẹp. Thay vì xin đồ ăn, cậu ngượng ngùng chỉ...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

“Thuở nhỏ, Ha-vớt Ke-li thường lầm lũi cuốc bộ đến trường với cái bụng đói cồn cào và cái túi trống rỗng. Một hôm, cậu đánh bạo gõ cửa căn nhà bên đường để xin chút gì ăn cho qua cơn đói…Khi cửa mở, cậu bàng hoàng nhìn thấy chủ nhà là một cô gái trẻ đẹp. Thay vì xin đồ ăn, cậu ngượng ngùng chỉ dám xin ly nước. Nhưng nhìn thấy nétmặt tiều tụy vì đói khát của cậu, cô gái đã mang ra một ly sữa lớn. Cậu uống từ từ để cảm nhận hương vị ngọt ngào của ly sữa đang làm dịu dần cái đói, rồi cậu lúng túng: - Em…phải trả bao nhiêu ạ? Mỉm cười, cô gái đáp: - Lòng nhân ái đâu đòi hỏi phải đền đáp. Nhìn chăm chăm cô gái với tất cả lòng biết ơn, cậu nói: “Cảm ơn chị…”. Ha-vớt Ke-li thấy khỏe hẳn lên không phải chỉ vì ly sữa mà còn vì tấm lòng chân thành của cô gái nhân hậu”.

(Theo Nguyễn Văn Hòa)

1. Trong lúc đói khát nhất, hỏi xin một cốc nước uống, Ha-vớt Ke-li nhận được thứ gì từ cô gái?

A. Một ly nước         B. Một ly sữa              C. Một chiếc bánh mì

2. Vì sao cậu bé lại xin một ly nước thay vì xin một chút đồ ăn cho qua cơn đói  

A. Vì chủ nhà là cô gái trẻ đẹp khiến cậu bé ngượng ngùng.

 B. Vì chủ nhà rất nghèo.

C. Vì cậu bé đang rất khát nước.

3. Cô gái trả lời như thế nào khi Ha-vớt Ke-li hỏi về số tiền cậu phải trả?

A. Lòng nhân ái đâu đòi hỏi phải đền đáp.

B. Cậu trả bao nhiêu cũng được.

C. Ly sữa không đáng gì nên không lấy tiền

Bài 2. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả.

a. Vì hôm trước đi mưa mà không mặc áo mưa…………………………………..

b. ……………………………………………………nên mọi người phải giữ ấm.

c. …………………………………………………….nên bạn ấy đã tiến bộ rõ rệt.

d. …………………………………………..nhưng các bạn vẫn làm bài chăm chỉ.

Bài 3. Điền vào chỗ trống những quan hệ từ thích hợp :

 a. Mưa đã tạnh …………đường xá vẫn còn lầy lội.

 b. Cuộc họp phụ huynh bị hoãn lại…………cô giáo bị ốm.

 c. Em chăm chỉ học bài…………..mẹ rất hài lòng.

d. Bạn Lan không đi học………….bạn bị ngã xe.

Bài 4. Sắp tới ngày 8/3, lớp em dự định tổ chức một chương trình văn nghệ đặc sắc để chúc mừng cô giáo và các bạn nữ trong lớp. Là lớp phó Văn – Thể, em sẽ lập chương trình cho hoạt động này như thế nào?

1. Mục đích: ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………

2. Phân công chuẩn bị: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………

 3. Chương trình cụ thể: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………

Bài 5. Đố vui – vui đố

 Đang ở dưới bếp,

Giúp việc nấu ăn,

 Bỗng chốc bị nhầm,

 Thành giường trẻ nhỏ,

Bởi vì ai đó,

Lấy mất dấu huyền.

 Là các chữ:……………

6
4 tháng 5 2020

sao hỏi nhieuf thế ko làm bài kiểm tra à

4 tháng 5 2020

Cả 1 đề thi của bạn đây ah

30 tháng 5 2018

a) - Từ đơn: nơi : chỗ ở, sinh sống

- Từ đồng âm: sống

- Từ nhiều nghĩa: tựa

b) Từ đơn: đơn : thư từ

- Từ đồng âm: đơn

- Từ nhiều nghĩa: học

c) - Từ đơn: hát: hoạt động dùng giọng nói của mình để biểu diễn

- Từ đồng âm: thi

- Từ nhiều nghĩa: hát

mk nghĩ z!

cứuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuMấy cái ngoặc là tả về nó.Hơi rắc rối nhưng mấy bạn giúp mình nhé.Mấy từ in to,đạm thì đừng viếtHãy viết về cô giáo dạy em hồi lớp 4 theo dàn ý sau :MB:Tên-dạy lớp mấy[dạy bộ môn gi]TB:-DÁNG:Tuổi-Dáng vóc[cao,...]-Khuôn mặt[tròn...]-Đôi mắt [to,đen,trìu mến,dịu dàng,sáng,ấm áp...]-Miệng[tươi,cười,lộ răng trắng mặc dù ko đều nhưng đối với tôi cô vẫn là...
Đọc tiếp

cứuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuMấy cái ngoặc là tả về nó.Hơi rắc rối nhưng mấy bạn giúp mình nhé.Mấy từ in to,đạm thì đừng viết

Hãy viết về cô giáo dạy em hồi lớp 4 theo dàn ý sau :

MB:Tên-dạy lớp mấy[dạy bộ môn gi]

TB:-DÁNG:Tuổi-Dáng vóc[cao,...]-Khuôn mặt[tròn...]-Đôi mắt [to,đen,trìu mến,dịu dàng,sáng,ấm áp...]-Miệng[tươi,cười,lộ răng trắng mặc dù ko đều nhưng đối với tôi cô vẫn là người xinh nhất].[má núm,duyên,thân thiện,dễ gần]-Mũi[cao,dọc dừa...]-Mái tóc[nổi bật trên khuôn mặt,dài,màu hạt dẻ,duyên như cô tấm]-Tay[tùy]-Cách ăn mặc[lịch sự,toát lên...sư phạm của cô]

HOẠT ĐỘNG:Giong nói khi giảng bài[to,rõ ràng,truyền cảm...]

MÔN CÔ DẠY-Môn Tập Đọc[trầm,bổng,trong veo như nước đổ đầu nguồn,đưa chúng tôi vào bài,giúp chúng tôi hiểu được..,dạy chúng tôi biết yêu con người,thiên nhiên,đất nước]-Toán[dễ hiểu,kĩ,dễ nhớ làm bài dễ hơn,có bạn nào chưa hiểu cô lại ân cần giảng giải]-Khoa[biết nhiều hơn về cuộc sống xung quanh]-Sử[càng làm thêm yêu tổ quốc,giúp tôi thấm thía nỗi khổ của cha ông]-Địa[biết nhiều hơn về đất nước Việt Nam]

TÌNH CẢM:Đặc biệt thích cô dạy nhất là môn[Văn]-Cô chăm sóc học sinh lúc bán trú[như thế nào thì tùy...]-ngoài ra Công tác đội[tùy...]-Chăm sóc khi ốm[tùy]-Hỏi chuyện[tùy]-Tấm gương của cô...

KB

 

1
27 tháng 11 2018

Năm nay là năm cuối cùng của bậc Tiểu học. Vì hoàn cảnh gia đình nên em phải chuyển trường về Thành phố Hồ Chí Minh. Sống giữa thầy bạn mới với bao ngỡ ngàng, xa lạ, em lại càng nhớ đến cô Mai, cô giáo dạy em năm lớp Bốn vừa rồi tại thị xã Bến Tre.

Cô Mai còn rất trẻ. Cô vừa tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu học vài năm nay. Dáng cô thon thả, cao cao nhưng không gầy, mái tóc buông xõa ngang lưng, lại được trời phú cho những gợn sóng tự nhiên càng tôn thêm vẻ mềm mại, duyên dáng của một thiếu nữ trong độ xuân xanh. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng nổi bật đôi mắt bồ câu trong và sáng, pha lẫn vẻ hiền dịu, ấm áp và hồn nhiên. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng ươn ướt đỏ tươi như được thoa một lớp son mỏng Mỗi khi cô cười, chiếc răng khểnh bên phải nhú ra tạo cho nụ cười một nét duyên thầm đến dễ thương.

Nhà cô Mai ở ngã ba Tân Thành, cách trường học vài cây số. Cô di dạy bằng chiếc Dream II mà anh cô để lại trước lúc lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Mùa nắng hay mùa mưa, hễ nghe thấy trống điểm báo giờ học thì đã thấy cô trong bộ áo dài màu thiên thanh bước vào lớp với nụ cười tươi trẻ chào đón chúng em. Tiếp xúc với cô, cái cảm giác đầu tiên theo em nghĩ có lẽ là sự thiện cảm và sau đó là sự cảm mến thân thương. Cho nên tụi nhỏ chúng em thường ríu rít xung quanh cô như một bầy chim non sum vầy quanh mẹ. Em thích nhất là giờ Tập đọc, Dù đã được đọc bài thơ, bài văn nhiều lần ở nhà nhưng em vẫn chưa thấy được cái hay cái đẹp của nó. Ấy vậy mà đến lớp nghe cô đọc, cô giảng bài em mới thấy hấp dẫn làm sao. Giọng đọc của cô thật truyền cảm, lúc thì trầm trầm ấm như tiếng mẹ ru con, lúc thì thánh thót ngân vang như tiếng chim họa mi buổi sớm, đưa chúng em vào thế giới huyền ảo của ngôn từ lúc nào không biết. Cô đã biến một giờ Tập đọc thành một giờ đi tìm cái hay, cái đẹp của cuộc sống, đến nỗi trống báo hiệu giờ chơi rồi mà tụi em cứ như muốn nán lại học thêm ít phút nữa.

thay-co-day-hoc

Trong suốt cả năm học, em chưa bao giờ thấy cô trách mắng một học sinh nào. Nếu ai đó không thuộc bài, cô nhẹ nhàng góp ý, khuyên bảo chân tình như một người mẹ, người chị của chúng em. Em còn nhớ có một lần bạn Huy lớp em bị xỉu ở trong lớp khi ngoài trời lại đang mưa tầm tã, cô vội vàng lấy áo mưa của mình mặc vào cho Huy rồi nhờ một cô giáo dạy ở lớp kế bên bế ra xe, còn cô thì chạy lấy xe chở Huy đến bệnh viện tỉnh cấp cứu. Cô thương chúng em như những đứa em ruột của mình: bảo bọc, che chở, bao dung, độ lượng nên cả lớp em, trong ngày tổng kết năm học đứa nào đứa nấy khóc sướt mướt trước lúc chia tay cô về nghỉ hè.

Cô Mai là vậy đó. Em ước có một ngày nào đó trở lại Bến Tre và nơi mà em đến đầu tiên là nhà cô giáo Mai của em.