K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2018

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Vâng đúng là như vậy. Mọi nguời sinh ra đếu mang trong mình một tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Tình mẹ ấm áp, bao dung dành cho con hay tình cảm kính trọng yêu quý của những đứa con dành cho mẹ mình củng bao điều tốt đẹp.

“ Mẹ! “- thật thiêng liêng và cao đẹp biết bao. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người chấp cho ta những đôi cánh uớc mơ để bay đến chân trời hi vọng. Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh. Ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đõ , yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể sánh bằng.

Và cũng chính vì vậy mà những đứa con luôn trân trọng điều ấy. Chúng ta phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho mình qua những biểu hiện cụ thể. Chúng ta phải siêng năng học hành, nghe lời cha mẹ. Như vậy, tình mẫu tử càng trở nên cao cả hơn. Tình mẫu tử được thể hiện trong các câu hát, câu thơ mượt mà và sâu lắng. Có câu hát nói rằng “ Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào…” ,tình mẹ bao la, vô tận được so sánh như biển Thái Bình rộng lớn.

Nếu thử tưởng tượng một ngày chúng ta không có mẹ sẽ ra sao ? Lúc ấy, cuộc sống này thật tẻ nhạt, vô vọng. Mẹ là nguồn ánh sáng, soi lói, dẫn đường cho chúng ta. Mẹ là tấm gương sáng cho chúng at noi theo. Mẹ là niềm hi vọng, nguồn động viên mỗi khi ta vấp ngã. Mẹ là tất cả cuộc sống của những đứa con.

Tình mẫu tử của mẹ và con là thứ tình cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Dù “ tung cánh muôn phương”, con vẫn sẽ mãi mang theo tình mẫu tử cao đẹp mà mẹ dành cho con. Những ai đang và đã được nhận tình mẫu tử thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó nếu tình cảm ấy không còn thì cuộc sống sẽ chỉ còn là tồn tại. Ôi ! Tình mẫu tử thật bình dị nhưng cao đẹp biết bao.

19 tháng 2 2018

Mẹ sẽ mãi mãi là người đi cùng bạn trong suốt những cuộc hành trình trong đời bạn. Khi bạn bước chân vào thế giới này, mẹ đã ôm bạn trong tay, bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc như một nữ thần báo tử. Và rồi một ngày kia, mẹ lặng lẽ ra đi. Tất cả những điều bạn chưa làm sụp đổ tan tành. “Hãy ru con ngủ, ru con suốt đêm dài. Bàn tay đưa nôi…có thể cai trị cả thế giới”. Ta hãy dành một giây nào đó để báo hiếu và tỏ lòng kính trọng với người ta gọi là Mẹ, dù rằng một số người có thể sẽ không nói điều đó thẳng thắn với mẹ mình. Chẳng điều gì có thể thay thế mẹ được. Hãy trân trọng từng giây phút, dẫu rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta, nhưng người ấy vẫn là mẹ bạn!!!

Mẹ sẽ luôn ở bên bạn; lắng nghe những phiền muộn, niềm vui cũng như những nỗi thất vọng của bạn. Hãy tự hỏi chính mình: ” Mình có dành đủ thời gian cho mẹ để lắng nghe những phiền muộn và buồn chán của một người nội trợ suốt ngày ở trong bếp không???”

Suốt cuộc đời tần tảo nuôi con, một người mẹ không trông mong gì ở con mình sự báo đáp,

Niềm hạnh phúc lớn lao nhất nhất của một người mẹ là được nhìn thấy con mình hạnh phúc. Mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Người mẹ đã dành hết cuộc đời cho con, đế cuối cùng, các bà không nhận được gì cả, các bà mẹ sẽ trở nên già nua và nhăn nheo nhưng các bà sẽ mãi mãi không bao giờ xấu xí.

Một bông hồng cho em/ Một bông hồng cho anh/ Và một bông hồng cho những ai/ Cho

những ai đang còn mẹ/ Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn/ Rủi mai này mẹ hiền có mất đi/ Như đóa hoa không mặt trời/ Như trẻ thơ không nụ cười/ Ngỡ đời mình không lớn khôn thêm/ Như bầu trời thiếu ánh sao đêm/ Mẹ, mẹ là dòng suối dịu hiền/ Mẹ, mẹ là bài hát thần tiên/ Là bóng mát trên cao/ Là mắt sáng trăng sao/ Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối/ Mẹ, mẹ là lọn mía ngọt ngào/ Mẹ, mẹ là nải chuối buồng cau/ Là tiếng dế đêm thâu/ Là nắng ấm nương dâu/ Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời… Lời bài hát nghe thật buồn, nó đã thể hiện được sự quan trọng của người mẹ đối với người con cũng như là sự thiếu thốn, mất mát không gì bù đắp được khi không còn mẹ. Một cuộc sống hạnh phúc không hẳn phải là một cuộc sống có đầy đủ tiền tài, vật chất. Đôi khi, cho dù bạn là một người giàu sang, của cải đếm không hết, nhưng từ tận sâu trong con tim mình, bạn có cảm thấy thật sự hạnh phúc không, đặc biệt là khi mẹ của bạn đã không còn. Tôi nghĩ có lẽ bên ngoài vỏ bọc hạnh phúc ấy, vào một thời khắc nào đó, sẽ có lúc bạn cảm thấy mình rất cô đơn. Niềm hạnh phúc lớn nhất của một con người là được trải qua một tuổi thơ bên cạnh mẹ, được mẹ yêu thương, chăm sóc, bảo bọc. Đối với mẹ, bạn sẽ mãi chỉ là một đứa trẻ nhỏ bé luôn cần có mẹ chăm nom, những kí ức về mẹ sẽ mãi là những kí ức vĩnh cửu và nếu như thời gian như một cuốn băng quay ngược dòng thời gian và cả không gian để trở về với tuổi thơ xinh đẹp ấy thì liệu bạn có còn trân trọng những thời khắc tuyệt đẹp đó nữa hay không?

Hãy nhớ, yêu thương và kính trọng mẹ, dù rằng bạn có thể có cách nhìn khác với mẹ. Khi mẹ ra đi, những kỉ niệm yêu mến của quá khứ và cả nuối tiếc sẽ ở lại, cũng như cái tình Mẫu tử bị

đứt đoạn. Bạn hãy nhớ rằng, dù bạn đi đến đâu hay ở bất cứ nơi nào, mẹ sẽ luôn là người quan tâm, yêu thương, lo lắng cho bạn nhất. Đừng xem những điều gần gũi với trái tim bạn là hiển nhiên. Yêu mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời bạn sẽ vô nghĩa nếu không có Người.

16 tháng 6 2021

Có những lúc mỏi mệt trên đường đời, có những phút yếu lòng tưởng chừng như ngã gục, có những khi lỡ lầm đường lạc lối thì không ai khác chính mẹ là người đã nâng đỡ, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi trên con đường lắm chông gai ấy. Tình mẫu tử quả là thiêng liêng và bất diệt, tôi càng thấm thía hơn câu thơ của Chế Lan Viên:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”

Tình mẫu tử là tình cảm ruột thịt thiêng liêng cao qúy giữa người mẹ và đứa con. Đó là sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ vì hạnh phúc và thành công của con cái mình, là sự tôn trọng, biết ơn và khắc cốt ghi tâm tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, vô tận. Chúng ta với sự hữu hạn của tâm hồn và lý trí không bao giờ có thể cân đong đo đếm được giá trị thiêng liêng và vai trò to lớn của người mẹ trong hành trình trưởng thành, trong hành trình sống làm người của mỗi người.

Tình mẫu tử là suối nguồn yêu thương vĩ đại nhất mà nhân loại được ban tặng. Tình mẫu tử giúp ta được sống đầy đủ và phong phú hơn với những nguồn tình cảm vốn xứng đáng được hưởng đặc quyền như nhau. Hãy thử nhìn những số phận bất hạnh ngoài kia, những người mồ côi không nơi nương tựa đang khao khát tình mẹ, khao khát được một lần áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, được mẹ gối đầu, được sà vào vòng tay âu yếm của mẹ mà khó biết bao. Tình mẹ là điểm tựa vững chắc và mạnh mẽ giúp ta vượt qua những chông gai của cuộc đời. Mỗi khi cuộc sống khó khăn, mỗi khi thất bại tưởng chừng gục ngã, bên cạnh mẹ và những lời động viên của mẹ là liều thuốc thần tiên tiếp thêm cho ta sức mạnh để soi đường chỉ lối, giúp ta vượt lên phía trước. Tình mẹ bao la luôn dung chứa và khoan dung, độ lượng, nhân hậu vô điều kiện với những sai lầm và tội lỗi ta gặp phải trong hành trình trưởng thành làm người. Mẹ là ánh sáng trên cao soi đời con những lúc tăm tối, là ánh mặt trời bừng sáng để sưởi ấm và nạp đầy năng lượng cho những bước đi của con. Có những điều có thể mất đi, có thể thay thế nhưng tình mẫu tử thì không gì bù lấp được nếu mất đi.

Vậy nên, mới nói tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả như vậy. Lòng mẹ bao la là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nên phật dạy: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Đó là sự hy sinh, sự cắt máu và nhỏ những giọt nước mắt chắt ra từ an ruột để nuôi ta khôn lớn. Ấy vậy mà vẫn có những người sẵn sàng vứt bỏ đi tình mẹ thiêng liêng ấy, có khi chỉ vì những giá trị vật chất nhất thời, những danh lợi tầm thường và ti tiện. Rất phổ biến trong xã hội hiện nay là tình trạng con cái hỗn láo, đánh đập và phụ bạc cha mẹ, bản thân sống trong giàu có, sung túc nhưng lại bỏ mặc mẹ già neo đơn, cô độc không nơi nương tựa. Hơn nữa là việc sau khi thành đạt rồi họ lại cảm thấy coi thường và xấu hổ chỉ vì mẹ mình không sang trọng và giàu có như người khác, ảnh hưởng đến thanh danh của họ nên cũng sẵn sàng gửi mẹ đến viện dưỡng lão hoặc phó mặc như một kẻ vô tình, máu lạnh. Buồn biết bao khi những giọt mồ hôi, máu và nước mắt của những dấu chân mẹ in mọi nẻo đường, những giọt mồ hôi thấm từng hạt gạo, bông lúa để tảo tần nuôi con ăn học, thành đạt mà nay lại bị đối xử như vậy.

Hãy sống như một con người chân chính đó là việc trân trọng tình mẹ thiêng liêng, tôn thờ vai trò và tấm lòng thiêng liêng của mẹ. Chính tình mẫu tử là nguồn cội, gốc rễ sâu xa nhất cho sự trưởng thành và phát triển bền vững của tâm hồn ta.

16 tháng 4 2022
Cuộc đời mỗi con người là một bản nhạc tuyệt vời có sự bắt đầu và hồi kết . Và người mẹ đã trở thành sự " bắt đầu " của mỗi con người . Thử hỏi , ai sinh ra mà không có mẹ . Mẹ là người mang nặng 9 tháng 10 ngày để ta được sinh ra, mẹ cho ta thấy ánh sáng mặt trời. Là người luôn chở che ta lớn lên hàng ngày, nuôi dạy chúng ta quá từng năm tháng vất vả, người ấy đã hy sinh đi sự tự do, vẻ đẹ của bản thân để đổi lại là những năm tháng ta lớn khôn, vết rạng trên bụng mẹ. Người phụ nữ sinh thành ra ta luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con. Những khi vui, ta có thể nói ra , chia sẽ với mẹ , những điều thầm kín trong tâm trí ta cũng tâm sự với mẹ . Mẹ luôn lắng nghe con , tôn trọng con dù con có ra sao , mẹ vẫn không thể nào bỏ rới con . Mẹ tuyệt vời , mẹ thiêng liêng và quan trọng làm sao ! Mẹ luôn luôn dành cho con tình cảm chân thành và tình yêu thương sâu sắc. Khi phạm sai lầm, xã hội trách móc , khi thất bại, xã hội cười nhạo . Mẹ vẫn động viên , an ủi , lo lắng và chăm sóc cho ta . Có lẽ , dù xã hội này có càng phát triển đến đâu đi chăng nữa thì không một năng lực nào có thể xóa mờ đi tình mẫu tử mà người mẹ dành cho con .Bởi thế , sống không có mẹ cũng giống như ta đã thiếu mất một nốt nhạc quan trọng trong " bài ca cuộc sống của bản thân ta " . Không có mẹ , tính cách và suy nghĩ của ta cũng không được đúng đắn , không được hạnh phúc như những người khác . Bản năng sinh tồn của con người khi mới sinh ra , lúc nào cũng phải có ai đó là người chăm sóc , thương yêu nó . Và đối với mỗi con người , mẹ chính là người đó . 
13 tháng 9 2018

Đáp án C

Lời hát ru

17 tháng 2 2018

Chọn đáp án: D

12 tháng 10 2021

Em tham khảo:

    Tình yêu thương là biểu hiện cao đẹp nhất cho mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Tình yêu thương là một khái niệm trừu tượng của thế giới tinh thần, được hiểu là tình cảm yêu mến, thương cảm(Từ ghép), gắn bó sâu sắc giữa người với người, thậm chí là giữa người với động vật, thực vật,… Tình yêu thương là tình cảm xuất phát từ trái tim, được biểu hiện phong phú, đa dạng thông qua hành động, cử chỉ, lời nói của con người như đồng cảm, giúp đỡ, đoàn kết, kính trọng,.... Đó có thể là tình yêu thương giữa người người thân quen, bạn bè, thầy cô,… cũng có thể là tình yêu thương giữa những con người xa lạ, những con người cùng khổ, cùng đồng cảm với nhau trong cuộc sống. Trong cuộc sống, tình yêu thương giúp con người trở nên gần gũi(Từ láy), thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn, từ đó xây dựng một xã hội văn minh, giàu giá trị nhân văn nhân đạo. Người sống có tình yêu thương sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Ngược lại, nếu ta sống vô cảm, ích kỉ, không có tình thương thì sẽ nhận lại những hậu quả thích đáng, đó là sự xa lánh, lạnh nhạt của những người xung quanh. Vì vậy, mỗi chúng ta cần hiểu rõ giá trị của tình yêu thương, bởi: “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

12 tháng 10 2021

em cảm ơn ạ

16 tháng 10 2019

1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 -c

19 tháng 11 2019

- Giải thích:

+ Ý nghĩa của câu thơ: "lời mẹ ru" không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm, tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây dựng cho đứa con. Đó là lời yêu thương, lời cầu nguyện, ước mong, lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo của mẹ.

Cho dù là lời yêu thương, lời nguyện cầu hay lời nhắn nhủ thì cũng là sự chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này - sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức, kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu.

+ "Không đi hết": không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy. Bởi đó là tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ, là sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ.

+ Cảm giác thấm thìa của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ.

Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thìa đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ.

- Bàn luận, đánh giá:

+ Vai trò của tình mẫu tử: Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con; là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống, là cái gốc thiện; là nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc đời - có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác; là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy.

+ Biểu hiện của tình mẫu tử: vô cùng đa dạng, phong phú song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con.

+ Thái độ cần có với tình mẫu tử: không chỉ là đón nhận mà cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ trong chính cái kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân mình.

Gợi ý :

I. Mở bài:

- Đặt vấn đề, trích dẫn hai câu thơ trong đề bài:

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình mẫu tử

II. Thân bài:

1. Giải thích nghĩa hai câu thơ

- "Lời mẹ ru": Không chỉ là lời ca để dỗ dành trẻ ngủ ngon mà nó chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần, những mong muốn, lời nhắn nhủ, khuyên răn của mẹ.

- "Không đi hết": Không thấy hết, không dùng hết, không hiểu hết, không sống hết... những gì mẹ nhắn nhủ trong lời mẹ ru ấy. Bởi đó là tấm lòng, tình yêu thương, sự che chở, bao dung trọn đời của mẹ.

=> Ý nghĩa của hai câu thơ: Lời mẹ ru không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây đắp cho con

- Ý nghĩa của những lời mẹ ru:

+ Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ.

+ Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống.

+ Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường mỗi người phải đi qua…

- Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên, trong mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim thấm đẫm yêu thương.

- Không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy:

+ Tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ.

+ Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru.

+ Cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ.

- Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con.

2. Bàn luận, đánh giá, suy nghĩ về tình mẫu tử

- Tình mẫu tử là gì: là tình cảm thiêng liêng của người mẹ và người con, thể hiện sự gắn bó, quan tâm, chăm sóc, dưỡng dục…

- Vai trò của tình mẫu tử:

+ Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con.

+ Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống.

+ Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác. Mẹ dạy cho ta biết bao điều hay, lẽ phải.

+ Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy.

+ Con người sẽ hạnh phúc, ấm áp nếu được sống trong tình yêu thưong của mẹ, sẽ vô cùng bất hạnh và thiệt thòi nếu không được hưởng tình cảm đó.

- Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con.

- Dẫn chứng liên hệ: Lấy ví dụ về những câu thơ, câu ca dao, bài hát về tình mẹ.

- Phản đề: Phê phán những người mẹ vô tâm, bỏ rơi con cái, phê phán những đứa con bất hiếu

3. Bài học nhận thức và hành động

- Thái độ cần có đối với tình mẫu tử:

+ Không chỉ là đón nhận mà cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ. Trong chính cái kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân mình.

+ Biết ơn, lễ phép, vâng lời mẹ và kính yêu mẹ,…

III. Kết bài:

- Khẳng định tầm quan trọng của mẫu tử.

- Rút ra phương hướng phấn đấu để đền đáp công ơn lớn lao của mẹ.


các bạn ơi cho í kiến về bài làm của mình nhéTình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính...
Đọc tiếp

các bạn ơi cho í kiến về bài làm của mình nhé

Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ...

Cô học trò nhỏ, con gái của độc giả Trần Thị Sương, đang học lớp 10 chuyên Hóa Trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn (Đà Nẵng) đã gửi gắm những tình cảm thiêng liêng dành cho mẹ vào trong chính bài văn của mình. Mời độc giả cùng theo dõi:

Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biết bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.

Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.

Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mãnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.

Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.

Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...
“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”

Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào. Một sớm mai trong bài giảng của Thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:

“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi!”

Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với Ba, con lại nghe Ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như Ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:

“Công cha như núi Thái sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!

Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!

“Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.

Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!

Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười?

Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc! Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán!

Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?

Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn nghiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người!

Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con!

Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.

Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng!

Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.

Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình

0
14 tháng 3 2018

Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới. Ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX. Bài thơ Con cò là bài thơ đặc sắc của Chế Lan Viên được trích trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão. Từ hình tượng con cò, nhà thơ đã khái quát sâu sắc về hình ảnh người mẹ trong cuộc đời mỗi con người. Con cò còn là hình ảnh người nông dân, cần cù, vất vả, là hình ảnh người phụ nữ chịu thượng, chịu khó, giàu đức hi sinh.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh con cò chịu thương chịu khó và cũng là lời tâm tình của mẹ:

Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay.

Sau những lời tâm sự của mẹ là những câu hát ru chan chứa ân tình:

Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ
Con cò Đồng Đăng…
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ! con chơi rồi lại ngủ.
Con cò ăn đêm,
Con cò xa tổ,
Cò gặp cành mềm,
Cò sợ xáo măng…

Hình tượng con cò trong khổ thơ đầu là hình ảnh người mẹ lam lũ, suốt đời lo lắng cho con. Ấy thế nhưng mẹ vẫn dành cho con những lời hát ngọt ngào.

Lời hát ru của mẹ đã mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc. Trong lời hát ru ấy có hình ảnh quê hương, đất nước, có hình ảnh nông thôn và phố phường náo nhiệt. Lời hát ru còn có sự lam lũ, gian nan, nhọc nhằn của mẹ. Thấm đẫm trong lời hát ru là những cảm xúc yêu thương đang dâng trào từ nơi trái tim mẹ. Dù mẹ phải vất vả trăm bề nhưng mẹ vẫn luôn ru con bằng điệu hồn dân tộc. Con luôn được mẹ vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng, sâu lắng. Dù vô thức nhưng con cũng đón nhận được tình cảm của mẹ bằng trực giác của mình. Tình cảm của mẹ đành cho con thật thiêng liêng, cao cả và không bao giờ cạn. Lúc nào mẹ cũng muốn ở bên cạnh con để chăm sóc, giúp đỡ con, che chở cho con:

Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

Tấm lòng của mẹ đã làm cho tâm hồn con thêm phong phú. Lời ru của mẹ đi vào tiềm thức tuổi thơ:

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân.

Bên cạnh lời ru hời của mẹ là dòng sữa ngọt ngào mà mẹ chắt chiu để nuôi con khôn lớn:

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

Mẹ luôn mang đến cho còn những cái con cần, ru để con say giấc ngủ, dòng sữa để nuôi con khôn lớn. Rồi mẹ đồng hành với từng chặng đường trưởng thành của con, mẹ luôn quan tâm lo lắng cho con.

Hình ảnh con cò trong khổ thơ thứ hai và thứ ba là hình ảnh người mẹ gắn bó thân thiết với con, quan trọng đối với con, mẹ theo cùng con đến suốt cuộc đời. Qua lời ru nặng nghĩa, nặng tình, mẹ đã làm nên chiều sâu trong tâm hồn con, giúp con mỗi ngày một hiểu biết. Mẹ đã chắp cho con đôi cánh bay cao, bay xa. Từ lúc lọt lòng cho đến lúc nằm nôi rồi đến tuổi tập đi, tập nói, mẹ luôn tần tảo nuôi con. Mẹ lo cho con từng miếng ăn, giấc ngủ.

Mang đến cho con những hương vị hạnh phúc của cuộc đời. Khi con đi học, cổng trường mở ra đối với con là niềm vui đối với mẹ. Con được mẹ quan tâm dạy bảo, mẹ vui khi con học hành tấn tới. Rồi con lớn lên, khi con làm thi sĩ, mẹ cũng là điểm tựa cho con:

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn…

Hình ảnh người mẹ thật quan trọng đối với cuộc đời con. Mẹ quan trọng với con từ thuở con nằm nôi đến lúc trưởng thành. Sự dìu dắt, nâng đỡ của mẹ đã đem đến hạnh phúc cho con. Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy có nói:

Ta đi trọn một kiếp người
Cũng không đi hết một lời mẹ ru.

Bài thơ khép lại cung là lời ru chan chứa ân tình của mẹ:

À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi! Ngủ đi
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát Quanh nôi.

Lời ru ấy được lặp đi, lặp lại qua từng đoạn thơ đã tạo nên một âm hưởng vừa dân gian vừa hiện đại, nó thể hiện một vẻ đẹp của hình ảnh con cò, một vẻ đẹp thống nhất giữa tình cảm và hành động đối với con.

Bài thơ thành công trong cách vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao, nó là điểm tựa của sự liên tưởng phong phú của nhà thơ để sáng tác những hình ảnh thơ độc đáo, biểu cảm giàu triết lí. Mỗi lần đọc bài thơ có ai mà không nhớ tới công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ. Từ đó, mỗi chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm của mình trước lòng mẹ bao la.

Có thể nói Con cò là một bài thơ hay. Thông qua cánh cò dập dìu trong lời hát ru, Chế Lan Viên muốn nói lên tấm lòng yêu thương và mong ước của người mẹ với đứa con yêu quí của mình và chắc chắn rằng em bé lớn lên trong lời ru ấy sẽ hiền hòa, hiếu thảo, nên người.

14 tháng 3 2018

Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.

Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.

Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.

Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.

Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...

Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.

Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.

Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:

“Cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nơi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”

Đến tuổi tới trường:

“Con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.

Và khi con trưởng thành:

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”.

Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:

“Dù ở gần con

Dù ờ xa con

Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con"

Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"

Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

“Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.

Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.

“Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.