K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2024

a: Xét tứ giác AMHN có \(\widehat{AMH}=\widehat{ANH}=\widehat{MAN}=90^0\)

nên AMHN là hình chữ nhật

b: Xét ΔAHD có

AM là đường cao

AM là đường trung tuyến

Do đó: ΔAHD cân tại A

ΔAHD cân tại A

mà AB là đường cao

nên AB là phân giác của góc HAD

Xét ΔAHE có

AN là đường cao

AN là đường trung tuyến

Do đó: ΔAHE cân tại A

ΔAHE cân tại A

mà AC là đường cao

nên AC là phân giác của góc HAE

\(\widehat{DAE}=\widehat{DAH}+\widehat{EAH}\)

\(=2\cdot\left(\widehat{MAH}+\widehat{NAH}\right)\)

\(=2\cdot90^0=180^0\)

=>D,A,E thẳng hàng

22 tháng 12 2017

a) Xét tứ giác AMHN có:

MÂN=AMH=ANH=90độ

=> AMHN là hình chữ nhật

b) Xét tam giác ANE và tam giác DME có

AN=DM(=MH)

NE=AM(=HN)

góc ANE = góc DMA (=90 độ)

Do đó tam giác ANE = tam giác DME (C-G-C)

=> góc ADM = NAE

Trong tam giác DMA vuông tại M có:

góc ADM +MAD=90

NAE + MAD=90

Ta có 

DAE=DAM+MAN+NAE

DAE=90+DAM+NAE

DAE=90+90

DAE=180

Vậy D,A,E thẳng hàng

18 tháng 10 2021

a: Xét tứ giác AMHN có 

\(\widehat{AMH}=\widehat{ANH}=\widehat{NAM}=90^0\)

nên AMHN là hình chữ nhật

8 tháng 8 2019

A B C H D E M N I

a) Tứ giác AEHD có 3 góc vuông nên góc còn lại cũng vuông \(\Rightarrow\) tứ giác AEHD là hình chữ nhật.

b)Ta cần chứng minh NA = AM và A, M, N thẳng hàng

Do tứ giác AEHD là hình chữ nhật nên AD // EH \(\Rightarrow\)AD//NE (1)

Mặt khác DE là đường trung bình nên DE // NM \(\Rightarrow\)DE //NA(2)

Từ (1) và (2) suy ra tứ giác EDAN là hình bình hành \(\Rightarrow\) ED = AN (*)

Tương tự ED = AM (**) .Từ (*) và (**) suy ra AM = AN (***)

Dễ chứng minh \(\Delta\)MAD = \(\Delta\)HAD \(\Rightarrow\)^MAD = ^HAD (4)

Tương tự: ^NAE = ^HAE (5) . Cộng theo vế (4) và (5) suy ra ^MAD + ^NAE = 90o (6)

Từ (6) suy ra  ^MAD + ^NAE + ^EAD = 90o + ^EAD = 180o \(\Rightarrow\)N, A, E thẳng hàng (****)

Từ (***) và (****) suy ra đpcm.

c)\(\Delta\)ABC vuông tại A có AI là trung tuyến nên \(AI=\frac{1}{2}BC=CI\)\(\Rightarrow\)\(\Delta\)ACI cân tại I

\(\Rightarrow\)^IAC = ^ICA (7)

Mặt khác ta dễ dàng chứng minh \(\Delta\)CNA = \(\Delta\)CHA (tự chứng minh đi nhé!)

Suy ra ^NCA = ^HCA \(\Rightarrow\)^NCA = ^ICA (8) (vì H, I cùng thuộc B nên ta có H, I, C thẳng hàng do đó ^HCA = ^ICA)

Từ (7) và (8) ta có ^IAC = ^NCA. Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên ta có đpcm.

P/s: Không chắc nha!

17 tháng 10 2023

A B M N C H D E

a/

\(HM\perp AB;AC\perp AB\Rightarrow AN\perp AB\) => HM//AN

\(HN\perp AC;AB\perp AC\Rightarrow AM\perp AC\) => HN//AM

=> AMHN là hbh (Tứ giác có các cặp cạnh đối // với nhau từng đôi một là hbh)

Ta có \(\widehat{A}=90^o\) (gt)

=> AMHN là HCN (hình bình hành có 1 góc trong bằng 90o là HCN)

b/ Nối A với D và A với E

Xét tg vuông AMD và tg vuông AMH có

MD=MH; AM chung => tg AMD = tg AMH (hai tg vuông có hai cạnh góc vuông tương ứng bằng nhau)

\(\Rightarrow\widehat{MAD}=\widehat{MAH}\)

Tương tự khi xét tg vuông ANH và tg vuông ANE

=> tg ANH = tg ANE \(\Rightarrow\widehat{NAH}=\widehat{NAE}\)

\(\Rightarrow\widehat{MAD}+\widehat{NAE}=\widehat{MAH}+\widehat{NAH}=\widehat{A}=90^o\)

\(\Rightarrow\widehat{MAD}+\widehat{NAE}+\widehat{A}=\widehat{DAE}=90^o+90^o=180^o\)

=> D; A; E thẳng hàng

c/

Xét tg vuông MBD và tg vuông MBH có

MD=MH (gt)

MB chung

=> tg MBD = tg MBH (hai tg vuông có hai cạnh góc vuông tương ứng bằng nhau) => BD=BH

Xét tg ADB và tg AHB có

tg AMD = tg AMH (cmt) => AD=AH

AB chung

BD=BH (cmt)

=> tg ADB = tg AHB \(\Rightarrow\widehat{ADB}=\widehat{AHB}=90^o\Rightarrow BD\perp DE\)

C/m tương tự ta cũng có \(CE\perp DE\)

=> BD//CE (cùng vuông góc với DE)

=> BDEC là hình thang

d/

Ta có 

tg AMD = tg AMH (cmt) => AD=AH

c/m tương tự có

tg AHN = tg ANE => AE=AH

=> AD=AE

Xét tg vuông DHE có

AD=AE (cmt)

\(AH=AD=AE=\dfrac{DE}{2}\) (trong tg vuông trung tuyến thuộc cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền)

Ta có

MD=MH; NE=NH => MN là đường trung bình của tg DHE

\(\Rightarrow MN=\dfrac{DE}{2}\)

\(\Rightarrow MN+AH=\dfrac{DE}{2}+\dfrac{DE}{2}=DE\)