Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu hỏi về cả hai truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng
Câu 1: Cả hai truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng đều có nét chung và nét riêng :
- Điểm chung : Cả hai truyện đều nêu ra những bài học về nhận thức, nhắc nhở người ta không được chủ quan trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng xung quanh.
- Điểm riêng :
+ Truyện" Ếch ngồi đáy giếng" nhắc nhở mọi người không ngừng học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.
+ Truyện " Thầy bói xem voi" chủ yếu đề cập đến phương pháp nhận thức. Muốn hiểu đúng về sự vật, hiện tượng phải xem xét toàn diện mọi mặt cấu thành nên sự vật, hiện tượng đó, cần phải nhìn sự vật trong tính chỉnh thể.
=> Như vậy, hai câu chuyện ngụ ngôn này bổ sung cho nhau những bài học sâu sắc về nhận thức.
Câu 1.A. Vì nó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.
Câu 2.C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
Câu 3.C Cái thiện chiến thắng cái ác.
Câu 4.D.Ý kiến của em : tạo nên sự vui vẻ trong đời sống hằng ngày
2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? “Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?
a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ
4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.
Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?
a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ
5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.
Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?
a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?
6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:
a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V ( lý thuyết trong SGK )
c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.
7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?
a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.
c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?
a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.
c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. ( xem lại đề bài zùm mình nhé! )
9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?
a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ
10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?
a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.
11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:
“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”
a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ
12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.
Vị ngữ của câu trên là:
a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai
c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?
a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm
c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu
14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B) ( lý thuyết trong SGK )
b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.
c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.
15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:
a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.
c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.
16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:
a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.
b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.
c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.
d. Không có tác dụng.
17/ Có mấy loại so sánh?
a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.
18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?
Vì mây chi núi lên trời
Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.
a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất
d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.
c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.
20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?
a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?
a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.
c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.
22/ Hình thức của ẩn dụ?
a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B
c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.
23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)
a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.
c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.
B) cổ tích:-là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật (bất hạnh, dũng sĩ,thông minh, mồ côi,...)
Nội dung:- Sử dụng yếu tố hoang đường kì ảo
Chi tiết trong truyện:- Thể hiện ước mơ,niềm tin của nhân dân về cuộc sống công bằng hơn
người kể, người nghe: (mình ko hiểu)
c)Ngụ ngôn: loại truyện kể bằng văn vần,văn xuôi, mượn đồ vật, loài vật nói về con người
Tính chất nổi bật của truyện ngụ ngôn:Khuyên nhủ, răn dạy con người bài học về cuộc sống
d)Truyện cười: Loại truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống
Tính chất nổi bật của truyện cười:Mỉa mai, châm biến hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội
MÌNH CẦN NHIỀU KS
Truyền thuyết
- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.
Cổ tích
- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như : mồ côi, bất hạnh, dũng sĩ, tài năng…Truyện thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo …
- truyện thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với các ác, giữa sự công bằng đối với sự bất công .
Ngụ ngôn
- Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần mượn chuyện về loài vật, đề vật hoặc về chính người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên như, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Truyện cười
- Là loài truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
Hk tốt
a) Nói là em đã có thai với anh rồi!
b) Cổ xưa
c) Xã hội
d) Người mẹ cho con bú
e) Thức dậy
f) Từ "sai''
g) Cây kem
h) Dòng sông
hoi mai mik trả lời nha h mik đi ngủ r sr nhé
Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục rất thâm thúy ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị.
Truyện ngụ ngôn là truyện không chỉ có nghĩa đen mả còn hàm chứa nghĩa bóng. Nghĩa bóng là ý nghĩa sâu kín gửi gắm trong truyện, thường là những bài học nhân sinh bổ ích cho con người trong cuộc sống.
Thầy bói xem voi kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét. Của từng người về con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả.
Từ việc chế giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm.
Truyện ngắn gọn nhưng rất hấp dẫn bởi hàng loạt các yếu tố đặc biệt của nó: tinh huống đặc biệt, nhân vật đặc biệt, sự vật đặc biệt và cách cảm nhận sự vật của mỗi người lại càng đặc biệt. Có thể coi truyện ngụ ngôn này là một vở hài kịch nhỏ có đủ hoàn cảnh, nhân vật và mâu thuẫn kịch.
Mở đầu là cảnh năm thầy bói mù nhân buổi ế khách bèn túm tụm lại ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn là chưa biết hình thù con voi ra sao. Tình cờ đúng íúc ấy, các thầy nghe người ta nói có voi đi qua, bèn chung nhau tiền biếu quản tượng, xin cho voi dừng lại để xem. Vì mù nên năm thầy rù no chung một cách xem voi là sờ bằng tay và mỗi thầy chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà thôi.
Phần mở đầu ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết để thu hút và dẫn dắt người đọc. Nếu coi truyện là một màn kịch thì ở đoạn này, mâu thuẫn kịch đã bắt đầu hình thành và phát triển.
Cách xem voi của năm thầy là dùng tay để sờ. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thi sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Thầy nào sờ được bộ phận nào thì nhận xét về hình thù “con voi” như thế. Thầy sờ vào vòi cho rằng voi sun sun như con đỉa. Thầy sờ vào ngà bảo voi chẩn chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ vào tai khăng khăng voi bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ vào chân voi thì cãi: Nó sừng sững như cái cột đình. Bốn nhận định của bốn thầy khác xa nhau nên thầy này phủ nhận ý kiến của thầy kia, Thầy thứ năm sờ vào cái đuôi thì phủ nhận tất cả bốn thầy trước: – Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Dựa trên thực tế mà mình “xem” được, mỗi thầy đều đưa ra nhận xét về hình thu con voi bằng hình thức ví von, so sánh. Điều đó làm cho truyện thêm sinh động và có tác dụng tô đậm sai lầm trong cách xem voi và lời “phán” về voi của các thầy.
Mầu thuẫn càng lúc càng tăng, không ai chịu ai vì người nào cũng cho rằng mình đúng. Tục ngữ có câu: Trăm nghe không bằng một thấy, Trăm thấy không bằng một sờ. Ở đây, các thầy đã sờ tận tay, thử hỏi còn sai vào đâu được? Do vậy, việc thầy nào cũng khẳng định rằng mình đúng là có cơ sở. Thầy nào cũng đúng nhưng khổ nỗi chỉ đúng với một bộ phận của con voi chứ không đúng với toàn bộ con voi.
Người xưa thật hóm hỉnh khi để các thầy bói mù xem một con vật khổng lồ là con voi. Các bộ phận của nó ở cách xa nhau (vòi, ngà, tai, chân, đuôi) mà các thầy đều bị mù, Không thể đi lại dễ dàng. Mỗi thầy lại chỉ sờ được có một thứ nên mới dẫn đến chuyện đấu khẩu bất phân thắng bại.
Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi thầy nào cũng khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình. Cãi nhau mãi không xong tất dẫn đến cuộc ẩu đả quyết liệt, bởi vì cả nám thầy không ai chịu ại. Như vậy là cãi nhau không đi đến đâu, mà đánh nhau càng không thể dẫn đến chân lí khách quan. Cái sai nọ tất yếu dẫn đến cái sai kia. Người đọc tưởng tượng ra cảnh năm thầy bói mù gân cổ cãi nhau rồi quờ quạng đánh nhau mà cười ra nước mắt.
Biện pháp phóng đại được sử dụng triệt để trong truyện để tô đậm cái sai về nhận thức của các thầy bói xem voi.
Năm thầy bói đều sờ vào voi thật và mỗi thầy đều tả đúng một bộ phận của voi, nhưng không ai nhận xét đúng về cả con voi. Sai lầm của họ là mỗi người chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà đã nhất quyết cho rằng đó là con voi. Điều đáng buồn cười là các thầy đều sai nhưng ai cũng nhận mình là đúng. Thực ra họ đều sai lầm trầm trọng bởi vì đã lấy nhận xét chủ quan về một chi tiết của sự vật để khẳng định, đánh giá toàn thể sự vật và phủ nhận ý kiến của người khác.. Cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện, dùng bộ phận để khái quát toàn thể. Truyện không nhằm chế giễu cái “mù” về thể chất (đây chỉ là chi tiết cần có của tinh huống truyện), mà muốn nói đến cái “mù” về nhận thức và phương pháp nhận thức của các thầy bói. Cao hơn thế, truyện có ý giễu cợt những người làm nghề xem bói (Thầy bói nói càn). Tiếng cười trong truyện nhẹ nhàng nhưng cũng rất thâm thúy.
Truyện là màn hài kịch ngắn nhưng chứa đựng một bài học bổ ích. Người xưa muốn thông qua truyện để nhắc nhở mọi người khi giao tiếp, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thi không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế… chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.
Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: Thầy bói xem voi.
Câu hỏi 1. Phân tích cảnh dán chài bơi thuyền ra khơi (từ câu 3 dến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến (8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sông làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý ?
Hai câu thơ đầu chi có ý nghĩa thông tin, tác giả giới thiệu khái quát về làng què cùa mình, cách giới thiệu giản dị, tự nhiên :
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách hiển nửa ngày sông.
Từ câu 3 trở đi là những câu thơ miêu tả cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến.
Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi được miêu tả trong 6 câu tiếp theo.
Thời điểm ra khơi là một buổi sáng đẹp trời, thời tiết rất thuận lợi cho việc đi biển : bầu trời cao rộng, trong trẻo, gió mát nhẹ, bình minh nhuốm màu hồng rực rở. Dân chài là những chàng trai căng tràn sức lực, háo hức ra khơi:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng đi thuyền đi đánh cá.
Hình ảnh con thuyền băng mình ra khơi một cách dũng mảnh được ví như con tuấn mã đẹp và khỏe mạnh; một loạt từ ngữ diễn tả thế băng tới của con thuyền : hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt càng tạo nên khí thế đầy ấn tượng, một vẻ đẹp hùng tráng của chuyến ra khơi:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang.
Bốn câu thơ trên là hình ảnh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sống.
Hai câu thơ sau miêu tả cánh buồm :
Cánh huồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng hao la thâu góp gió.
Câu hỏi 2. Phân tích các câu thơ sau :
Cánh buồm giương to như mảnh hổn làng
Rướn thân trắng hao la thâu góp gió...
Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở câu này có hiêu quả nghệ thuật như thế nào?
trả lời:
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Một vật cụ thể, hữu hình là “cánh buồm” được so sánh với cái trừu tượng, vô hình là “mảnh hồn làng”. Đây là một sự so sánh độc đáo và bất ngờ. Cánh buồm trắng no gió biển khơi quen thuộc, gần gũi bỗng trở nên thiêng liêng và thơ mộng. Biện pháp so sánh đã không làm cho sự vật được miêu tả cụ thể hơn nhưng nó lại gợi được vẻ đẹp bay bổng, ý nghĩa lớn lao. Cánh buồm còn được nhân cách hóa “Rướn thân trắng hao la thâu góp gió...”. Cánh buồm cô vươn cao hơn, căng mình ra đón gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Cánh buồm trở thành biểu tượng của làng chài. Những người con làng chài tự hào vể cánh buồm, về làng quê thân yêu của mình.
- Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Câu thơ đầu là một câu tả thực làm nổi bật nét ngoại hình tiêu biểu của những người dân chài. Những ngư dân này hằng ngày lao động trên mặt biển, dưới cái nắng chói chang nên ai cũng có “làn da ngăm rám nắng”. Câu thơ thứ hai đầy sáng tạo, độc đáo và gợi cảm. Cái mơ hồ, vô hình “nồng thở vị xa xăm” được thể hiện trong cái “thân hình” hữu hình, cụ thể. Câu thơ vừa miêu tả được vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh của những người dân làng chài, vừa thể hiện được tình cảm của tác giả với biển cả mặn mòi, khoáng đạt, đầy nghía tình. Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lăng mạn và trở nên có tám vóc phi thường.
Câu hỏi 3. Hày nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm, sâu sắc. Xa quê, tác giả luôn nhớ về quê minh với vị mặn mòi, màu xanh của biển, với cánh buồm trắng, những con thuyên ra khơi và những thùn hình vạm vỡ của những người dân chài...
Nếu không có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người và cuộc sống lao động của làng chài quê hương thì Tế Hanh sẽ không có được những câu thơ xuất thẩn, độc đáo như vậy.
Câu hỏi 4. Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật ? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức biểu cảm, tự sự hay trữ tình ?
- Đặc sắc nghệ thuật nổi bật của bài thơ là hình ảnh thơ phong phú và nhiều sáng tạo. Nhiều câu thơ cảnh vật, con người được miêu tả chân xác, cụ thể và sinh động (Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng...), nhưng cũng có những câu thơ hình ảnh bay bổng, lãng mạn và rất có hồn (Cả thân hình nồng thở vị xa xăm...).
- Mặc dù số câu thơ trong bài thơ phẩn lớn là miêu tả nhưng đây là bài thơ trữ tình, phương thức biểu đạt là biểu cảm. Hệ thống hình ảnh miêu tả chỉ là sự tái hiện phong cảnh, cuộc sống và người dân chùi què hương trong nỗi nhớ của chủ thể trữ tình (nhà thơ). Những câu thơ thấm đậm cảm xúc chủ quan của tác giả
Đáp án B