K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2019

C1: * Sự giống nhau và khác nhau về ý nghĩa của con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột:

-      Giống nhau: Chúng đều là con trỏ trong cửa sổ làm viêc của Word.

-      Khác nhau:

+ Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên vùng soạn thảo, cho biết vị trí soạn thảo hiện thời.

+ Con trỏ chuột lại có dạng chữ I trên vùng soạn thảo và hình dáng con trỏ chuột có thể thay đổi thành dạng mũi tên hay mũi tên ngược hoặc các dạng khác nhau khi ta di chuyển con trỏ chuột đến những vùng khác nhau trên màn hình.

* Khi ta di chuyển chuột, con trỏ soạn thảo không di chuyển theo.

6 tháng 5 2019

cái ni lớp 3 học chứ lớp 6 gì

6 tháng 5 2019

Lớp 6 đó bn

16 tháng 10 2018

1Thánh Gióng hình tượng người anh hùng đánh giặc ngoại xâm tiêu biểu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. Thánh Gióng được sinh ra rất kỳ lạ từ một người mẹ nghèo được mẹ và nhân dân nuôi dưỡng. Gióng chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm bằng tất cả lòng yêu nước và mong muốn bảo vệ làng quê, đất nước.

Hình tượng Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của cả thiên nhiên và con người, của sự hiện đại lẫn thô sơ, sức mạnh đó như dung hòa và kết tinh lại tạo thành sức mạnh to lớn đủ sức quật ngã mọi kẻ thù to lớn.

Từ thực tế trong công cuộc đánh giặc bảo vệ đất nước của cha ông ta, hình tượng Thánh Gióng được thần thánh hóa và trở thành nhân vật anh hùng, với tinh thần ý chí quật khởi trong cuộc chiến chống giặc ngoại bang xâm lược. Bên cạnh đó hình tượng Thánh Gióng cũng nói lên một thời đại lịch sử của đất nước – Vua Hùng với nền nông nghiệp trồng lúa nước phát triển, người dân luôn phải chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước.

2.

Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng.

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".

Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm beo gấu rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh. Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời. Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái. Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước. Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn. Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh. Thuý Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang.

Từ đó, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt, như xưa kia, ông cha ta và Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh.

Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt

Thế mới biết, nếu đồng sức đồng lòng, không có việc gì chúng ta không làm được.

3.Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

Câu 1 (4,0 điểm): “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu vì sao tôi phải bảm chặt lấy tay mẹ. thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi hãnh diện , sau đó là xấu hổ" (Bức tranh của em gái tôi- Tạ Duy Anh). Hãy giải thích tâm trạng của nhân vật “ tôi" trong đoạn trích trên?(1,5 đ ).Viết một đoạn văn khoảng 6-7 câu trình bày bài học mà con rút ra được từ truyện ngắn trên?(2,5 đ) Câu 2: (6,0 điểm)...
Đọc tiếp

Câu 1 (4,0 điểm): “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu vì sao tôi phải bảm chặt lấy tay mẹ. thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi hãnh diện , sau đó là xấu hổ" (Bức tranh của em gái tôi- Tạ Duy Anh).

Hãy giải thích tâm trạng của nhân vật “ tôi" trong đoạn trích trên?(1,5 đ ).Viết một đoạn văn khoảng 6-7 câu trình bày bài học mà con rút ra được từ truyện ngắn trên?(2,5 đ)

Câu 2: (6,0 điểm) Đọc kĩ đoạn khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giác mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

a.Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào ? Của ai?(0,5 đ).

b.Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? (0,5 đ)

c.Chi ra những từ láy trong khổ thơ trên? Giải nghĩa những từ đó ? (1,0 đ)

d. Viết một đoạn văn khoảng 8-9 câu nêu cảm nhận của em về nghệ thuật và nội dung của khổ thơ trên? (4,0 đ)

giúp mk vs các bn làm câu nào cx đc

1
10 tháng 4 2020

Câu 1 (4,0 điểm): “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu vì sao tôi phải bảm chặt lấy tay mẹ. thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi hãnh diện , sau đó là xấu hổ" (Bức tranh của em gái tôi- Tạ Duy Anh).

Hãy giải thích tâm trạng của nhân vật “ tôi" trong đoạn trích trên?(1,5 đ ).Viết một đoạn văn khoảng 6-7 câu trình bày bài học mà con rút ra được từ truyện ngắn trên?(2,5 đ)

                                                                                   Giải

Tâm trạng của nhân vật tôi ở đoạn thơ trên là 1 tâm trạng đan xen nhiều cảm loại cảm xúc thông qua câu "rồi hãnh diện , sau đó là xấu hổ" đã nêu rõ được đó là 1 tâm trạng của sự hãnh diện và cả sự xấu hổ sau bao nhiêu việc làm mà mình gây ra cho đứa em của mình.

                                                                                 Bài làm 

Bài học đó là tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.

Để rồi mình phải xấu hổ trước những việc làm mà mình gây ra . Khi hối hận thì đã quá muộn để sửa rồi. Hãy tôn trọng những gì mà mình đang có đừng bao giờ ghen ghét hay đố kị vì nó chỉ làm cho chúng ta phải gánh hậu quả là thêm xấu hổ về bản thân của mình .

Câu 2: (6,0 điểm) Đọc kĩ đoạn khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giác mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

a.Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào ? Của ai?(0,5 đ).

-Khổ thơ trên trích trong tác phẩm "Đêm nay Bác không ngủ".

-Của Minh Huệ. Được sáng tác vào năm 1951.

b.Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? (0,5 đ)

Bài thơ Đêm nay bác không ngủ sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện có thực trong chiến dịch Biên giới 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân.

c.Chi ra những từ láy trong khổ thơ trên? Giải nghĩa những từ đó ? (1,0 đ)

-Từ láy là : mơ màng ,lồng lộng

 từ láy (lồng lộng) cho thấy trạng thái mơ màng của anh đội viên (như trong giấc mộng). Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác- vị lãnh tụ qua hình ảnh "Bóng Bác cao lồng lộng; Ấm hơn ngọn lửa hồng".

d. Viết một đoạn văn khoảng 8-9 câu nêu cảm nhận của em về nghệ thuật và nội dung của khổ thơ trên? (4,0 đ)

(bạn tự viết nhé muộn rùi nên mik phải ngủ :)

Chúc bạn học tốt !

8 tháng 10 2019

Chúc các bạn hc giỏi

Từ láy: phanh phách, ngoàm ngoạp, dún dẩy

Tác dụng: làm cho hình ảnh của Dế Mèn trở nên sinh động, chân thực và biểu cảm, giúp cho việc miêu tả của tác giả trở nên sinh động và lôi cuốn bạn đọc.

22 tháng 10 2021

TL

Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

Tác dụng: 

+ Giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn hơn..

+ Giúp người đọc, người nghe cảm nhận rõ được sự lợi hại của những chiếc vuốt của Dế Mèn,, cho thấy đôi vuốt của Dế Choắt rất "khủng" (từ thể hiện "phanh phách")..

b Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc..

Tác dụng:

+ Giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn hơn..

+ Giúp người đọc, người nghe hình dung được hai chiếc răng to, chắc khỏe, đen nhánh của Dế Mèn (từ thể hiện "ngoàm ngoạp")

c Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.

+ Giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn hơn..

+ Thể hiện Dế Mèn là một chú dế điệu đà,, yêu chuộng cái đẹp, thích khoe khoang.. (từ thể hiện "dún dẩy")

HT

21 tháng 4 2020

TL:

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.

Hok tốt

21 tháng 4 2020

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.

14 tháng 3 2020

Nãy mình làm sai, nên mình làm lại!

Câu 1: 

– Từ sai: điểm xiết.

– Nguyên nhân: lẫn lộn từ gần âm.

– Chữa lại: thay bằng từ: điểm xuyết.

Câu 2: 

Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:

– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.

Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.

=> Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi cho loài chim.

– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.

– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.

Ví dụ: Bác gấu ơi? bạn đang trò chuyện với ai đó?

=> Từ ngữ xưng hô của con người xưng hô cho gấu.