K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2022

Từ ngữ:

-"Mỗi năm hoa đào nở" - thời gian

-"Bên phố đông người qua" - không gian

Tác giả sử dụng BPTT: So sánh, nhân hóa 

-BPTT:So sánh

Tác dụng:

+Làm câu văn thêm sinh động

+Thể hiện tài năng viết chữ của ông đồ

 

BPTT:Nhân hóa

+Làm câu văn thêm sinh động

+Tăng sức gợi hình gợi cảm

+Nói lên sự cô đơn, lạc lõng của ông đồ khi mọi người dần không quan tâm đến ông , ông đồ trở lên tội nghiệp giữa dòng đời.

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

-  Hình ảnh con cò lặn lội (sự chăm chỉ) và cô yếm đào (nói về một cô gái xinh đẹp) => Tạo tiền đề cho sự đối lập với “chú tôi” . Đó là đối lập giữa sự châm chỉ>< lười biếng, sự xinh đẹp >< người nhiều tật xấu. Sự đối lập ở các câu mở đầu, là cách để triển khai nội dung châm biếm ở các câu sau.

- Biện pháp nghệ thuật: hình ảnh ẩn dụ

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

thời jan trời tối ok

17 tháng 6 2016

Mình sẽ chọn bài Tiếng Gà Trưa trong SGK Ngữ văn 7. Mặc dù bài thơ này k đc nhắc đến nhiều nhưng nó rất tiêu biểu khi sử BPTT điệp ngữ hehe

*Khổ đầu tiên :

"Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục…  cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ ..."

=> Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ "nghe" cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

*Khổ thơ cuối :

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ."

=> Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Điệp từ "vì" được sử dụng liên tục để tạo nên các yếu tố. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.

    Nếu bạn đọc cả bài thì có cả điệp ngữ giữa các khổ với nhau nữa .... Mình chỉ lấy 2 VD thôi =))

17 tháng 6 2016

BPTT là biện pháp tu từ thì phải 

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

+ Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

+ So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

+ Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

17 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và tìm ra các từ ngữ dùng để nói về “mẹ” và “cau. Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng của chúng.

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

12 tháng 12 2021

- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:

+ Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”

+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.

- Tác dụng: 

+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.

+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.

+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.

+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.

- Qua bài "Cảnh khuya" ta thấy được tình yêu thiên nhiên hòa quyện với tinh thần yêu nước trong tâm hồn Bác. Bác không chỉ là người chiến sĩ yêu nước, luôn lo lắng trăn trở việc nước việc dân mà Bác còn là người nghệ sĩ đa tài, có tâm hồn giàu rung cảm, yêu thiên nhiên tha thiết. Qua bài thơ ta thấy được chất thi sĩ và chất thi sĩ gắn bó hòa hợp trong tâm hồn Bác.

12 tháng 12 2021

THam khảo

- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:

+ Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”

+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.

- Tác dụng: 

+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.

+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.

+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.

+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.

- Qua bài "Cảnh khuya" ta thấy được tình yêu thiên nhiên hòa quyện với tinh thần yêu nước trong tâm hồn Bác. Bác không chỉ là người chiến sĩ yêu nước, luôn lo lắng trăn trở việc nước việc dân mà Bác còn là người nghệ sĩ đa tài, có tâm hồn giàu rung cảm, yêu thiên nhiên tha thiết. Qua bài thơ ta thấy được chất thi sĩ và chất thi sĩ gắn bó hòa hợp trong tâm hồn Bác.