K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tìm từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong mỗi đoạn văn sau:

a. (1) Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thuỷ Tề cho ra gảy. (2) Tiếng đàn vang lên như những lời trách oán, trách sự hững hờ của công chúa và oán sự độc ác của Lý Thông. (3) Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. (4) Vừa nghe tiếng đàn, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. (5) Nàng xin vua cha cho gọi người đánh đàn vào cung.

                                                                        (Truyện Thạch Sanh)

 

b. (1) Trong rừng, những cây sau sau đã ra lá non.(2)  Những mầm lá mới nảy chưa có màu xanh, chúng mang màu nâu hồng trong suốt.

(3) Những lá lớn hơn xanh mơn mởn (4) Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm nhà lợp đầy những ngôi sao xanh. (5) Ánh mặt trời chiếu qua tán lá xuống như một ánh đèn xanh dịu.

                                                                        (Ngô Quân Miện)

c. (1) Chú sơn ca tiếp tục vỗ cánh bay lên cao vút. (2) Chú thấy cần phải làm một chuyến đi xa để thăm tất cả mảnh đất quê hương của chú. (3) Đôi cánh nhỏ chao chát trên không dân chú đi. (4) Cảnh vật loang loáng in vào đôi mắt tinh nhanh tuyệt diệu của chú. (5) Chú xiết bao kinh ngạc vì thấy quê hương của chú, ngoài dãy đồi đầy một màu xanh và ánh nắng, còn trải ra bao la!

                                                                    (Nguyễn Kiên)

1
D
datcoder
CTVVIP
2 tháng 7

a. Từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong đoạn văn là: tiếng đàn.

b. Từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong đoạn văn là: lá.

c. Từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong đoạn văn là: chú.

9 tháng 5 2022

d

 Câu 1: (1) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. (2)Sang hè,lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. (3)Khi lá bàng ngảsang màu lục, ấy là mùa thu.(4) Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng,nó lại có vẻ đẹp riêng. (5)Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìncả ngày không chán. (Đoàn Giỏi)a./ Câu số 1 sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?b./...
Đọc tiếp

 

Câu 1: (1) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. (2)Sang hè,

lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. (3)Khi lá bàng ngả

sang màu lục, ấy là mùa thu.(4) Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng,

nó lại có vẻ đẹp riêng. (5)Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn

cả ngày không chán. (Đoàn Giỏi)

a./ Câu số 1 sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

b./ Tại sao tác giả lại nói: “Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể

nhìn cả ngày không chán?

c./ Tìm nghĩa của từ “nảy” ở câu văn số 1?

 

d/ Có thể đảo vị trí của từ lên” ở câu thứ 2 và từ “ngả” ở câu thứ 3 được không? Vì

sao?

e/Tìm phép liên kết có trong đoạn văn trên?

giúp em với  mọi người ơi

 

0
CÂY GẠO NGOÀI BẾN SÔNG   Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòe tán lá xuống mặt sông, Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến...
Đọc tiếp

CÂY GẠO NGOÀI BẾN SÔNG

 

Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòe tán lá xuống mặt sông, Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.

Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhẳng trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.

Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông…. Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn.

Thương và các bạn hồi hộp chờ đến sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về từng đàn . . . Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực rỡ lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế.

                                                                                                            Theo Mai Phương

            Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:

1. Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu?

A. Hoa gạo đỏ ngút trời, tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

B. Cây gạo xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.

C. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

D. Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo.

2. Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi?

A. Cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

B. Cây gạo nở thêm một mùa hoa.

C. Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn.

D. Vào mùa hoa cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy.

3. Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê?

A. Vì sông cạn nước, thuyền bè không có.

B. Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo làm rễ cây trơ ra?

C. Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới.

D. Vì buổi sáng Thương và các bạn đi học không ra chơi với cây gạo.

4. Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu sống cây gạo?

A. Báo cho ủy ban nhân xã biết về hành động lấy cát của kẻ xấu.

B. Lấy cát đổ vào gốc cây gạo.

C. Lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra.

D. Tưới nước cho cây.

5. Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì?

A.  Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.

B. Thể hiện tinh thần đoàn kết.

C. Thể hiện thái độ dũng cảm đấu tranh với kẻ xấu.

D. Thể hiện sự chăm chỉ làm việc

6. Câu nào dưới đây là câu ghép?

A. Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.

B. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

C. Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòe tán lá xuống mặt sông.

D. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.

7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng vế của câu ghép sau:

Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mỡn non tươi, dập dờn đùa với gió.

 

 

8. Các vế câu trong câu ghép “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mơn mởn, non tươi, dập dờn vui đùa với gió” được nối với nhau bằng cách nào?

A. Nối với nhau bằng từ “vậy mà”                 B. Nối với nhau bằng từ “thì”

C. Nối với nhau bằng từ “mà”                                    D. Nối trực tiếp

9. Qua việc làm của Thương và các bạn nhỏ trong bài, em học tập được điều gì?

 

10. Tìm một câu có hình ảnh nhân hóa trong bài ?

11. Đặt câu: a). Câu ghép có cặp quan hệ từ :  Vì .... nên...  

  b). Câu ghép có cặp từ hô ứng : ...càng.......càng......

 

0
Nhận xét nào không đúng với đoạn văn dưới đây?(1) Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.(2) Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùatrong gió. (3) Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. (4) Bếnsông bừng lên đẹp lạ kì. (5) Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.(6) Nhưng kìa, cả một vạt đất...
Đọc tiếp

Nhận xét nào không đúng với đoạn văn dưới đây?
(1) Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
(2) Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa
trong gió. (3) Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. (4) Bến
sông bừng lên đẹp lạ kì. (5) Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.
(6) Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những
cái rễ gầy nhẳng trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. (7) Những người buôn
cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. (8) Cây gạo buồn thiu,
những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
(Theo Mai Phương)
A. Câu (1), (3), (4) là câu đơn.
B. Câu (2), (6), (8) là câu ghép.
C. Câu (5) và (6) liên kết với nhau bằng cách dùng từ ngữ nối.
D. Câu (7) và (8) là câu ghép có các vế nối với nhau bằng quan hệ từ.

giúp với nè

5
11 tháng 2 2022

C

11 tháng 2 2022

C

Điều kì diệu của mùa đôngCây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:- Con có thể thành hoa không hả mẹ?- Ồ không ! - Cây Bàng đu đưa tán lá - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người.- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!- Mỗi vật có một sắc...
Đọc tiếp

Điều kì diệu của mùa đông

Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:

- Con có thể thành hoa không hả mẹ?

- Ồ không ! - Cây Bàng đu đưa tán lá - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người.

- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!

- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.

Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ. Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa... giúp cây thấu hiểu hết.

Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình, có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành. Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu...

Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ...

Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương... Nhưng kia! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất.

- Mẹ ơi!... - Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.

(Theo Quỳnh Trâm)

Đọc thầm bài “Điều kì diệu của mùa đông” , gạch chân đáp án đúng 

Câu 1 (0,5 đ). Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:

Hoa bàng màu trắng xanh, nhỏ li ti, trông như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

Câu 2 (0,5 đ). Lá Non thầm mong ước điều gì ?

A. Hoá thành một chiếc lá vàng.

B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực.

C. Hoá thành bông hoa bàng.

D. Hoá thành một chiếc lá đỏ.

Câu 3 (0,5 đ). Theo em, sắc đỏ của mỗi chiếc lá bàng mùa đông được tạo bởi những gì?

A. Những tán lá bàng xanh che nắng cho bao người.

B. Mưa phùn và sương sớm, cái lạnh thấu xương của mùa đông.

C. Những chùm nắng hè chói chang và dòng nước mát ngọt trong lòng đất.

D. Những bông hoa trắng xanh, ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

Câu 4 (0,5 đ). Từ có thể thay thế từ hối hả trong câu "Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành." là:

A. vội vã

B. lo lắng

C. chậm rãi

D. mát mẻ

Câu 5 (0,5 đ). Em hiểu từ chắt chiu trong câu "Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất." như thế nào?

A. Để dành được rất nhiều.

B. Dành dụm cẩn thận từng tí một.

C. Cho đi từng chút, từng chút.

D. Để dành và mang cho đi.

Câu 6 (0,5 đ). Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng gì?

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và phần chú thích.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và đánh dấu phần chú thích.

D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 7 (0,5 đ). Bộ phận chủ ngữ trong câu “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ.” là:

A. Lá Non.

B. Lá non im lặng.

C. Lá Non, nó.

D. Lá Non, nó thầm mong.

Câu 8 (0,5 đ). Trong câu “Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ.”, dấu phẩy thứ hai có tác dụng gì?

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu và ngăn cách các vế trong câu ghép.

Câu 9 (1 đ). Đặt 1 câu trong đó có từ đồng âm với từ “ngọt” trong câu “Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất..”. Gạch chân dưới từ đồng âm đó.

Câu 10 (1 điểm). Hai câu “Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. ” được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ.

 

Câu 11 (1 đ). Đóng vai chiếc lá, viết 2 câu về những điều chiếc lá nói với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước. Cho biết 2 câu em vừa viết liên kết với nhau bằng cách nào?

 

1
8 tháng 4 2022

Câu 2 (0,5 đ). Lá Non thầm mong ước điều gì ?

A. Hoá thành một chiếc lá vàng.

B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực.

C. Hoá thành bông hoa bàng.

D. Hoá thành một chiếc lá đỏ.

Câu 3 (0,5 đ). Theo em, sắc đỏ của mỗi chiếc lá bàng mùa đông được tạo bởi những gì?

A. Những tán lá bàng xanh che nắng cho bao người.

B. Mưa phùn và sương sớm, cái lạnh thấu xương của mùa đông.

C. Những chùm nắng hè chói chang và dòng nước mát ngọt trong lòng đất.

D. Những bông hoa trắng xanh, ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

Câu 4 (0,5 đ). Từ có thể thay thế từ hối hả trong câu "Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành." là:

A. vội vã

B. lo lắng

C. chậm rãi

D. mát mẻ

Câu 5 (0,5 đ). Em hiểu từ chắt chiu trong câu "Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất." như thế nào?

A. Để dành được rất nhiều.

B. Dành dụm cẩn thận từng tí một.

C. Cho đi từng chút, từng chút.

D. Để dành và mang cho đi.

Câu 6 (0,5 đ). Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng gì?

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và phần chú thích.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và đánh dấu phần chú thích.

D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 7 (0,5 đ). Bộ phận chủ ngữ trong câu “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ.” là:

A. Lá Non.

B. Lá non im lặng.

C. Lá Non, nó.

D. Lá Non, nó thầm mong.

Câu 8 (0,5 đ). Trong câu “Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ.”, dấu phẩy thứ hai có tác dụng gì?

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu và ngăn cách các vế trong câu ghép.

Câu 9 (1 đ). Đặt 1 câu trong đó có từ đồng âm với từ “ngọt” trong câu “Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất..”. Gạch chân dưới từ đồng âm đó.

-Mai có 1 giọng nói thật ngọt ngào

Câu 10 (1 điểm). Hai câu “Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. ” được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ.

Được liên kết bằng cách thay thế từ ngữ

 

12 tháng 4 2022

cảm ơn bạn vui

2 tháng 5 2023

 C)Khi hoàng hôn xuống,sóng vỗ nhè nhẹ,bọt tung trắng xóa. 

 

Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ. Những lúc ấy lòng anh lại cồn cào, xao xuyến.Hãy tìm các danh từ ở đoạn văn trên để xếp vào các nhóm sau:a. Nhóm các danh từ chỉ...
Đọc tiếp

Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ. Những lúc ấy lòng anh lại cồn cào, xao xuyến.

Hãy tìm các danh từ ở đoạn văn trên để xếp vào các nhóm sau:

a. Nhóm các danh từ chỉ người...................................................................................................

b. Nhóm các danh từ chỉ con vật......................................................................................................

c. Nhóm các danh từ chỉ cây cối.......................................................................................................

d. Nhóm các danh từ chỉ vật...............................................................

0