K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2020

- Từ đơn : cậu , là , và , giỏi , nhất , lớp .

- Từ phức : học sinh , chăm chỉ.

Hết

12 tháng 11 2020

từ đơn:câu, là,và,giỏi,nhất,lớp

từ phức:học sinh,chăm chỉ

Bài 1:Tìm những danh từ chung ,danh từ riêng trong câu:"Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanh"c.Danh từ chung:d.Danh từ riêngBài 2:Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?     Bà ngừng nhai trầu,đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu,âu yếm và mếm thương:  -  Đi vào kẻo nắng ,cháu!      A.Dấu hai chấm...
Đọc tiếp

Bài 1:Tìm những danh từ chung ,danh từ riêng trong câu:"Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanh"

c.Danh từ chung:

d.Danh từ riêng

Bài 2:Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

     Bà ngừng nhai trầu,đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu,âu yếm và mếm thương:

  -  Đi vào kẻo nắng ,cháu!

      A.Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.

      B.Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.

      C.Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là dấu gạch đầu dòng.

       D.Cả A,B,C đều đúng.

Các bạn giải hộ mình nhé hôm nay là thứ bảy đên chủ nhật các bạn phải giải xong đấy

Ai làm nhanh nhất mình tick cho một sao!

4
31 tháng 10 2020

tgbf\

31 tháng 10 2020

1 . Danh từ chung : Nước

     Danh từ riêng : Thanh

2 .

A . Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật .

Bài 1:Tìm những danh từ chung ,danh từ riêng trong câu:"Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanh"c.Danh từ chung:d.Danh từ riêngBài 2:Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?     Bà ngừng nhai trầu,đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu,âu yếm và mếm thương:  -  Đi vào kẻo nắng ,cháu!      A.Dấu hai chấm...
Đọc tiếp

Bài 1:Tìm những danh từ chung ,danh từ riêng trong câu:"Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanh"

c.Danh từ chung:

d.Danh từ riêng

Bài 2:Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

     Bà ngừng nhai trầu,đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu,âu yếm và mếm thương:

  -  Đi vào kẻo nắng ,cháu!

      A.Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.

      B.Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.

      C.Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là dấu gạch đầu dòng.

       D.Cả A,B,C đều đúng.

Các bạn giải hộ mình nhé hôm nay là thứ bảy đên chủ nhật các bạn phải giải xong đấy

Ai làm nhanh nhất mình tick cho một sao!

1
31 tháng 10 2020

Danh từ chung là nước,trời xanh

Danh từ riêng là tanh

bài 2

đáp án D

1. Nhóm từ: ba ba, chuồn chuồn, cào cào, châu chấu, chôm chôm, thuồng luồng, núc nác, quốc quốc, gia gia, chà là, chích choè, chão chuộc...

- Cách 1 (dùng cho học sinh tiểu học): gọi là từ láy

- Cách 2 (đối với học sinh THCS, THPT): gọi là từ đơn đa âm (hoặc từ láy giả), có chức năng định danh – tức là gọi tên sự vật.

* Bản chất: là các từ láy giả, tức là có hình thức giống nh­ư từ láy như­ng không phải từ láy đích thực

2. Nhóm từ: bồ hóng, bồ kết, bọ nẹt, bọ xít, sâu róm, diều hâu, dưa hấu, bù nhìn, tre pheo (thực ra “pheo” có nghĩa), bếp núc (“núc” có nghĩa), chó má (“má” có nghĩa”), chợ búa, đường sá, người ngợm...

- Cách 1 (dùng cho học sinh tiểu học): gọi là từ ghép

- Cách 2 (THCS, THPT): gọi là từ đơn đa âm

* Bản chất: là các từ ghép ngẫu hợp (ngẫu nhiên có hai tiếng ghép với nhau và chỉ có một trường hợp duy nhất, ví dụ “hấu” chỉ ghép với “dưa”, ngoài ra không ghép với tiếng nào khác, trong khi đó “dưa gang” có thể gặp ở “chảo gang, gang thép” – tất nhiên nghĩa của “gang” trong “dưa gang” và “chảo gang” là khác nhau), trong đó có một tiếng bị h­ư nghĩa hoặc mờ nghĩa.

3. Nhóm từ: bảo ban, bồng bế, đền đài, đất đai, đấu đá, đèn đuốc, ruộng rẫy, miếu mạo, chùa chiền, làm lẽ, làm lành...

* Bản chất: là các từ ghép vì hai tiếng đều có nghĩa, sự trùng hợp về âm thanh giữa hai tiếng chỉ mang tính ngẫu nhiên. Nói cách khác, trường hợp vừa có quan hệ về nghĩa vừa có quan hệ láy âm như nhóm từ trên được một số nhà Việt ngữ học thống nhất: ưu tiên nghĩa gọi là từ ghép.

4. Nhóm từ: ngày ngày, người người, tối tối, sáng sáng, chiều chiều, đêm đêm,  nhỏ nhỏ, bé bé, tím tím, đỏ đỏ, xanh xanh, đen đen...

- Cách 1 (dùng cho học sinh tiểu học): gọi là từ láy

- Cách 2 (đối với các nhà Việt ngữ học): còn nhiều ý kiến tranh cãi, cụ thể:

+ Trường hợp a: “nhỏ nhỏ, bé bé, tím tím, đỏ đỏ, trắng trắng” có thể biến âm thành “nho nhỏ, be bé, tim tím, đo đỏ, trăng trắng” và được coi là từ láy (nho nhỏ = hơi nhỏ, tim tím = hơi tím…).

+ Trường hợp b: “ngày ngày, người người, chiều chiều, đêm đêm, nhà nhà, ngành ngành” đ­ược coi là hiện tượng lặp từ (ngày ngày = ngày nào cũng thế, nhà nhà = nhà nào cũng thế…).

+ Trư­ờng hợp c: “xanh xanh, đen đen, nâu nâu, vàng vàng” không có khả năng biến âm như trường hợp (a), nhưng cũng không hoàn toàn như­ trường hợp (b), chúng được coi là các từ láy toàn bộ hoặc từ láy tuyệt đối (xanh xanh = hơi xanh, vàng vàng = hơi vàng).

+ Trường hợp d: “tối tối, sáng sáng” còn phức tạp hơn. Khả năng thứ nhất, chúng biến âm thành “tôi tối, sang sáng”với nghĩa là “hơi tối, hơi sáng” (trời đã tôi tối rồi, trời đã sang sáng rồi). Khả năng thứ hai, chúng cũng là hiện tượng lặp từ với nghĩa là “tối nào cũng như vậy, sáng nào cũng như vậy” (tối tối, tôi đi ngủ vào lúc 22 giờ / sáng sáng, tôi dậy vào lúc 6 giờ).

II/ Phân biệt từ ghép và từ láy*

Vốn từ tiếng Việt rất phong phú và phức tạp, trong đó hiện tượng nhập nhằng giữa từ ghép và từ láy cũng khá phổ biến về cả số lượng lẫn tính chất phức tạp của nó. Các nhà ngôn ngữ học đang tiếp tục công việc tìm kiếm những bằng chứng để góp phần phân định ranh giới giữa hai loại từ này. Tuy nhiên, ngay trong hiện tại, mỗi loại từ cũng đã có những đại diện điển hình cho nó. Nó chắc chắn là từ ghép hoặc từ láy chứ không thể có chuyện nhập nhằng cả góiđược! Đây chính là điều mà chúng ta cần phải lưu ý khi sử dụng chúng.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một trong nhiều cách có thể dùng để phân biệt từ ghép và từ láy; cách này cũng chỉ có giá trị tương đối bởi những chân lí khoa học nói chung, ngôn ngữ học nói riêng dường như đều đang ở... phía trước!

Cách phân biệt này gồm một tập hợp 6 tiêu chí như sau:

1. Đảo các yếu tố trong từ:

Trong từ láy thường có một yếu tố gốc. Yếu tố ấy có thể còn rõ nghĩa hoặc đã mờ nghĩa, nhưng nó thường đứng ở một vị trí nhất định (trước hoặc sau yếu tố láy), nghĩa là không thể đảo được trật tự của các yếu tố trong từ láy. Vì thế, nếu một từ phức (gồm 2 yếu tố = 2 tiếng) có thể đảo được thì đó là từ ghép.

Ví dụ: Các từ sau sẽ là từ ghép:

Lả lơi, thì thầm, ngẩn ngơ, thẫn thờ, mù mịt, đau đớn, đảo điên, hắt hiu,

hờ hững, khát khao, khắt khe, lãi lờ, manh mối, ngại ngần, ngào ngạt, ngây

ngất, ngấu nghiến, tha thiết...

2. Xem xét ý nghĩa của các yếu tố:

Nếu không đảo được, nhưng cả hai yếu tố của từ phức đều có nghĩa thì từ phức ấy là từ ghép bởi vì từ láy chỉ có một yếu tố có nghĩa.

Ví dụ: Các từ sau đây sẽ là từ ghép:

đền đài, đất đai, ruộng rẫy, chùa chiền (chiền nghĩa là chùa), bợm bãi (bãi: kẻ lừa dối), tơ tưởng (tơ: yêu), đồn đại (đại: biến âm từ đãi, cũng có nghĩa là đồn), thành thực, đu đưa, đình đốn, duyên dáng, hài hòa, lê la, hão huyền, vá víu, vân vê...

3. Xem xét khả năng kết hợp của một yếu tố chưa rõ nghĩa:

Nếu trong từ phức có một yếu tố chưa rõ nghĩa (qui ước là Y) có khả năng kết hợp với nhiều yếu tố gốc (qui ước là X) khác nhau thì từ phức đó

thường là từ ghép.

Ví dụ: Các từ sau được coi là từ ghép:

X: rạng, rực; Y: rỡ; Từ ghép: rạng rỡ, rực rỡ

X: trọc, khóc, lăn, cóc; Y: lóc; Từ ghép: trọc lóc, khóc lóc, lăn lóc, lóc

cóc

X: lê, liếm, lâu, lân, đà...; Y: la; Từ ghép: lê la, la liếm, lâu la, lân la, la đà, la hét, rầy la, kêu la, la lối, la liệt...

4. Xem xét qui luật hài thanh:

Nếu các yếu tố trong một từ phức có thanh điệu không cùng âm vực thì từ phức ấy là từ ghép.

- âm vực cao: ngang (không), hỏi, sắc

- âm vực thấp: huyền, ngã, nặng

Ví dụ: Các từ sau đây sẽ là từ ghép:

khít khịt (cao - thấp, không cùng âm vực), phứa phựa, tí tị, tú ụ, chói lọi, cuống cuồng, sóng soài, dúi dụi, thớ lợ, ân cần, nháo nhào...

hộc tốc (thấp - cao), cộc lốc, trọc lóc, trật lất, lạng lách, đìu hiu, tạp nham, gọn lỏn...

5. Xem xét qui luật hòa phối nguyên âm:

Nếu các yếu tố trong một từ phức có phụ âm đầu giống nhau, nhưng nguyên âm làm âm chính (cả đơn và đôi) không có cùng độ mở thì từ phức ấy là từ ghép.

- Hàng (dòng) trước, không tròn môi: i, iê (độ mở hẹp), ê (hơi hẹp), e (hơi rộng)

- Hàng sau, không tròn môi: ư, ươ (hẹp), ơ và â (hơi hẹp), a và ă (rộng)

- Hàng sau, tròn môi: u, uô (hẹp), ô (hơi hẹp), o (hơi rộng)

Ví dụ: Các từ sau đây được coi là từ ghép:

hể hả, nhuế nhóa, xuề xòa, lúc lắc, tung tăng, vùng vằng, rỉ rả, xí xóa, chỉ trỏ, nguôi ngoai, dối dá, cứng cỏi, phì phạch, chen chúc...

6. Dựa vào nguồn gốc của từ:

Các từ láy là sản phẩm của phương thức láy, một phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt; do đó chúng là những từ thuần Việt. Các từ Hán Việt không phải là từ láy, cho dù chúng có sự trùng lặp nào đó về ngữ âm.

Ví dụ: Các từ sau sẽ là từ ghép:

linh tinh, lục tục, mĩ mãn, nhũng nhiễu, nhã nhặn, vĩnh viễn, lẫm liệt, ngôn ngữ, nhục nhã, tâm tính, tinh tú, tham lam, náo nức, khát khao, hội họa, thi thư, lí lịch, báo cáo, phu phụ, hải hà, biên niên, bức bách, lí luận, lao lung, lao lí, biến thiên, thất thố, ban bố

2 tháng 9 2019

Ba từ đơn: nhà, hoa, mây

Ba từ ghép phân loại: hoa huệ, cây cam, con mèo

Ba từ ghép tổng hợp: hoa quả, cây cối , nhà cửa

Ba từ láy:

-Âm đầu: Lung linh, lấp lánh, héo hon

-Vần: êm đềm, bùi ngùi, lang thang

-Cả âm đầu và vần :oang oang, kheo khéo, căm căm

30 tháng 1 2018

L : lạnh , lành lạnh , lạnh giá

N : nóng , ... 

Mình chỉ tìm dc vậy thôi 

30 tháng 1 2018

L: lá,linh,len

N : NAm ,ngọt ,NÂu

                                                              Cô bé tốt bụngHương thiệt thòi từ khi mới sinh.Em đã mang trên mình vết tràm trông rất xấu.Gia cảnh em lúc ấy còn nghèo lắm,không có tiền chạy chữa miếng ăn.Vì vậy nên em đã phải học kiếm ăn từ nhỏ,cơm không đủ ăn,áo không đủ mặc.Một hôm,em đi bán vé số ngoài chợ nhưng chẳng ai mua.Hương buồn bã vì em...
Đọc tiếp

                                                              Cô bé tốt bụng

Hương thiệt thòi từ khi mới sinh.Em đã mang trên mình vết tràm trông rất xấu.Gia cảnh em lúc ấy còn nghèo lắm,không có tiền chạy chữa miếng ăn.Vì vậy nên em đã phải học kiếm ăn từ nhỏ,cơm không đủ ăn,áo không đủ mặc.Một hôm,em đi bán vé số ngoài chợ nhưng chẳng ai mua.Hương buồn bã vì em còn phải nuôi em nhưng không có tiền thì biết làm sao.Đang trên đường về,em gặp một cô bé nghèo khổ hơn mình đang co ro dưới tiết trời lạnh giá.Hương đã giúp cô bé và cái kết hơn một năm sau,cô bé năm xưa trở lên giàu có trở về tìm ơn nhân và gặp Hương.

Dựa vào những gợi ý sau và kể lại câu chuyện Cô bé tốt bụng :

+)Cô bé sinh ra trong gia cảnh như thế nào?Vì sao cô bé phải đi làm kiếm ăn từ nhỏ?

+)Kể lại diễn biến khi Hương giúp đỡ cô bé nghèo.

+)Hương đã làm gì mà lại được trả ơn?

+)Viết cái kết có hậu cho câu chuyện.

2
11 tháng 11 2019

đề bài nghe vô lí quá làm sao chỉ trong 1 năm cô bé ấy lại dc như v chứ

và tình huống cô bé ấy quay lại trả ơn Hương thì chắc chắn Hương là mấu chốt quan trọng trong việc thay đổi cuộc đời

nếu Hương cho một vốn làm ăn cho cô bé thì chắc chắn phải cho hơn 1 triệu đồng mới giàu có chứ !!!!

bạn ra đề hơi vô lý mong bạn xem xét lại ạ!!!!

12 tháng 11 2019

Hè hè nhầm đề.Chị tớ đưa nhầm tờ đề tự nghĩ của chị ý.Sorry.

Mình có một số câu đố trong tuần này cũng như một số hoạt động khác coi như là đang sinh hoạt nhóm:P.I:1.Trong nhà có 4 người.Giang đang xem tivi,Linh đang chơi điện thoại,Ngọc Anh đang chơi cờ vua.Hỏi chị Linh(người thứ 4)đang làm gì?2.Giang có 1 thằng em tên Sơn nhưng nó có một tật xấu mà mãi không chừa.Hỏi tật xấu đó là gì?3.Nếu em là một bác sĩ nha...
Đọc tiếp

Mình có một số câu đố trong tuần này cũng như một số hoạt động khác coi như là đang sinh hoạt nhóm:

P.I:

1.Trong nhà có 4 người.Giang đang xem tivi,Linh đang chơi điện thoại,Ngọc Anh đang chơi cờ vua.Hỏi chị Linh(người thứ 4)đang làm gì?

2.Giang có 1 thằng em tên Sơn nhưng nó có một tật xấu mà mãi không chừa.Hỏi tật xấu đó là gì?

3.Nếu em là một bác sĩ nha khoa.Việc đầu tiên mà mỗi buổi sáng khi thức dậy em phải làm là gì?

P.II:

Phần giải đáp những thắc mắc,chia sẻ bày tỏ ý kiến với mọi người.Sau đây mình xin kể về câu chuyện của ,mình.

Ở trường mình có tổ chức cuộc thi"NHẢY SẠP".Mình được chọn nhảy sạp đôi với một bạn trai là lớp trưởng,bạn ấy có vẻ như đang có chuyện không vui nên khi nhảy mình để ý thấy bạn ấy có vẻ buồn buồn sao ý.Mình lúc ấy tự nhiên lại có 1 cảm xúc lạ như kiểu đang quan tâm bạn ấy(À không,bằng tuổi mình nhưng phải gọi bằng bác Dũng đó).Dường như mình muốn hỏi xem chuyện gì đã xảy ra,và cứ như là mình yêu bác ấy rồi.(đây là một bài học đạo đức-Lớp 4,ko có bảng nội qui ở đây đâu nhé.)Liệu mình có nên bày tỏ với lớp bạn ấy ko?

0
29 tháng 2 2020

a) Từ đơn: yêu ; Từ phức: nhân ái.

b) Tứ láy có 2 tiếng: lung linh

     Từ láy có 3 tiếng: sạch sành sanh 

      Từ láy có 4 tiếng: nu na nu nống 

20 tháng 11 2021

danh từ: Ác - va-ri

động từ: trả lời,gửi.

tính từ: hụt hơi.

20 tháng 2 2019

- Họ / nhích từng bước.

- Nhìn xuống là những chiếc mũ tai bèo lúp xúp trên những mái đầu / đang cắm về phía trước.

- Đoàn quân / nối thành hệt dài từ thung lũng cho tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng.

- Nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lù / nối nhau trên những cái lưng cong.

3 tháng 3 2019

-người nọ đi tiếp sau người kia.

-đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng cho tới đỉnh cao như một sợi dây kéo dài thảng đứng.

-họ nhích từng bước.