Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ếch tưởng bầu trời trên chỉ bé bằng cái vung vì:
- Nó sống lâu ngày trong giếng, nhìn lên chỉ thấy một không gian bầu trời nhỏ và tròn bằng miệng giếng.
- Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ.
- Ếch kêu ồm ộp làm cho những con cua, con ốc hoảng sợ.
Sự hiểu biết của ếch nông cạn:
- Bầu trời rộng mênh mông bao la đến thế mà ếch cứ ngỡ bé bằng cái vung.
- Thế giới bên ngoài vô cùng phong phú mà ếch tưởng chỉ có vài ba con vật bé nhỏ.
Ếch nghĩ bầu trời bé bằng vung, nó to như chúa tể vì:
- Nó sống lâu năm dưới đáy giếng, nhìn thế giới bên ngoài qua miệng giếng nên nó thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.
- Xung quanh nó toàn những con vật nhỏ bé hơn nó
- Khi nó kêu, tiếng kêu vang động khiến mọi vật trong giếng sợ hãi nó.
⇒ Hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé, hạn hẹp, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, chủ quan
+Danh từ chỉ đơn vị : Một
+danh từ chỉ sự vật : Ếch , bầu trời , đầu , chiếc vung , nó , vị chúa tể
- Cụm danh từ: "một vị chúa tể"
- Phân tích cấu tạo:
PHẦN PHỤ TRƯỚC (một) + PHẦN TRUNG TÂM (vị chúa) + PHẦN PHỤ SAU (tể)
Chị cũng không chắc phần phân tích cấu tạo, do lâu quá rồi không học lại.
Câu 2 : Do đâu ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp ?- Thứ nhất ếch ra ngoài giếng, rời khỏi nơi quen thuộc nhưng nó vẫn giữ thói kiêu căng.- Thứ hai, ếch không chú ý gì đến xung quanh, chỉ nhâng nháo nhìn trời.Việc rời khỏi cái giếng quen thuộc là nguyên nhân khách quan. Nhưng nếu ếch không kiêu ngạo, chịu khó quan sát xung quanh thì không thể bị trâu giẫm bẹp. Vậy ếch chết vì nguyên nhân khách và chủ quan nhưng nguyên nhân chủ quan là chính.
Câu 3 : Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì ? Ý nghĩa của bài học ?- Bài học đầu tiên là môi trường sống nhỏ bé tù túng, không giao lưu làm hạn chế sự hiểu biết thế giới xung quanh.- Bài học thứ hai là sống lâu ở môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp.- Bài học thứ ba là từ hiểu biết hạn hẹp, dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.- Bài học thứ tư là khi thay đổi môi trường sống, người ta phải thận trọng, khiên tốn tìm hiểu để thích nghi.- Bài học thứ năm là kiêu ngạo, chủ quan bao giờ cũng phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.Ý nghĩa các bài học là sự khuyên bảo, nhắc nhở con người ở mọi lĩnh vực nghề nghiệp, mọi nơi cần cảnh giác với sự nông cạn, hạn hẹp và chủ quan.
1 / Cụm danh từ : " một con ếch sống lâu ngày "
Danh từ trung tâm : con ếch
2 / Chúa tể là từ mượn của nước Trung Quốc ( vì đây là từ Hán Việt )
3 / Chúa tể là người có quyền lực cao nhất , chi phối những kẻ khác
Em đã giải thích nghĩa của từ bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị .
a, bé, oai