1. a) Viết vào bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch xiên.Hai / cha con / bước / đi / trên / cát /Ánh / mặt trời / rực rỡ / biển / xanh /Bóng / cha / dài / lênh khênh /Bóng / con / tròn / chắc nịch. /a) Tìm thêm ví dụ minh hoạ cho các kiểu cấu tạo từ (mỗi kiểu thêm 3 ví dụ), rồi ghi vào bảng phân...
Đọc tiếp
1. a) Viết vào bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch xiên.
Hai / cha con / bước / đi / trên / cát /
Ánh / mặt trời / rực rỡ / biển / xanh /
Bóng / cha / dài / lênh khênh /
Bóng / con / tròn / chắc nịch. /
a) Tìm thêm ví dụ minh hoạ cho các kiểu cấu tạo từ (mỗi kiểu thêm 3 ví dụ), rồi ghi vào bảng phân loại.
Từ | Từ đơn | Từ phức |
Từ ghép | Từ láy |
a) Từ trong khổ thơ | | | |
b) Từ tìm thêm | | | |
2. Các từ in đậm trong mỗi nhóm dưới đây quan hệ với nhau như thế nào ? (Đó là những từ đồng nghĩa, đồng âm hay là một từ nhiều nghĩa ?). Đánh dấu (+) vào ô trống thích hợp trong bảng dưới đây :
Ví dụ | Từ đồng nghĩa | Từ nhiều nghĩa | Từ đồng âm |
a) đánh cờ đánh giặc đánh trống | | | |
b) trong veo trong vắt trong xanh | | | |
c) thi đậu xôi đậu chim đậu trên cành | | | |
3. Tìm và viết lại các từ đồng nghĩa với những từ in đậm (tinh ranh, dâng, êm đềm) trong bài Cây rơm (Tiếng Việt 5, tập một, trang 167):
Giải thích vì sao nhà văn chọn 3 từ in đậm (tinh ranh, dâng, êm đềm) nói trên mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó.
4. Điền từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau :
a) Có mới nới ..............
b) Xấu gỗ............... nước sơn.
c) Mạnh dùng sức................ dùng mưu.