Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tên riêng trong bài chính tả là: Ê-đi-xơn.
– Tên riêng Ê-đi-xơn được viết như sau: chữ Ê viết hoa, sau đó có gạch nối giữa các tiếng.
Các tên riêng trong bài chính tả : Trần Bình Trọng, Nguyên, Nam, Bắc.
Ghi chú : đất Bắc chỉ nước Trung Quốc phong kiến lúc bấy giờ.
a) Các tên riêng: (xứ) Nghệ, Hải Vân, (hòn núi) Hồng, (vịnh) Hàn, (sông) Nhà Bè, (tỉnh) Gia Định, (tỉnh) Đồng Nai, (vùng) Đồng Tháp Mười, Tháp Mười.
b) Nhận xét:
- Bài ca dao 6 cặp câu lục bát và hai câu cuối mỗi câu bảy chữ.
- Khi trình bày thơ lục bát người ta thường viết câu 6 chữ cách lề hai ô li, câu 8 chữ cách lề 1 ô li. Dòng 7 chữ viết cách lề 1 ô li.
Bài chính tả có 4 câu. Các tên riêng trong bài: Gái, Thu Bồn
Cô Loan là người hàng xóm vô cùng tốt bụng và xinh đẹp. Cô có dáng người thanh mảnh. Khuôn mặt trái xoan cùng với nước da trắng hồng. Nhưng em thích nhất là mái tóc dài mềm mượt của cô. Cô Loan là một bác sĩ. Công việc hàng ngày rất bận rộn. Thỉnh thoảng, em thường sang nhà cô chơi. Khi nghe cô kể về công việc bác sĩ, em cảm thấy rất khâm phục cô. Có lúc, cô còn kể rất nhiều câu chuyện cổ tích hấp dẫn cho em nghe nữa. Em rất yêu quý cô Loan.
Tham khảo nhé:
Bài làm 1
Nhà chị Phương chỉ cách nhà em một con hẻm nhỏ. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Năm nay chị học lớp Mười hai trường chuyên của tỉnh. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Bởi chị vừa đẹp người vừa đẹp nết. Đặc biệt ở chị có một điểm mà em rất quý mến kính phục. Đó là tình thương của chị đối với người già. Bà cụ Tứ ở cách nhà em một khoảnh vườn. Bà sống đơn độc một thân một mình trong căn nhà nhỏ, không con cái, cháu chắt. Nghe đâu trước đây cụ cũng có gia đình, nhưng chiến tranh đã cướp mất ông lão và anh con trai duy nhất của bà. Từ đó cho đến bây giờ, bà vẫn sống thui thủi một mình. Cảm thông với số phận đơn chiếc của bà cụ, chị Phượng không ngày nào không đến thăm. Mỗi lần đến với bà cụ, chị thường rủ em đi cùng. Chị giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, cơm cháo cho bà mỗi khi bà bệnh. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị Phượng chăm bà, thương yêu bà như bà nội, bà ngoại của mình. Điều đó thật đáng quý. Còn với em, chị coi em như đứa con ruột. Có cái gì ngon, cái gì đẹp, chị cũng chia phần cho em, và còn hướng dẫn thêm cho em học nữa. Bố mẹ em rất quý chị, coi chị như con gái của mình.
Bài làm 2
Ở cách nhà tôi hai căn hộ là nhà bác Khánh. Bác là bạn của ba tôi, cùng công tác với nhau trên tỉnh. Nhà tôi và nhà bác thân nhau lắm. Ba tôi coi bác như người anh ruột của mình. Còn bác thì lại coi ba tôi như người em trai của bác. Tết nhất cúng giỗ hai nhà đều có nhau. Ba tôi thường nói: “Bác Khánh là một người rất tốt, ai cũng quý trọng bác ấy, thương bác ngần ấy tuổi đời rồi mà không có được một mụn con. Nhiều lần ngồi uống cà phê với bác ấy, thấy bác ấy cứ thẫn thờ nhìn những đôi vợ chồng vui vẻ dẫn những đứa con đi dạo chơi mà thương bác đến vô cùng”. Bác coi hai chị em tôi như những đứa con của bác vậy. Đi đâu xa về, bao giờ bác cũng có quà cho chị em tôi. Lúc thì hộp bánh sô cô la, lúc thì con búp bê tóc văng, mắt xanh, lúc thì con gấu nhồi bông mập ú… Bác thường gọi hai chị em tôi bằng một tên gọi thật dễ thương: “Con gái!”. Mỗi lần như thế, tôi thường chạy đến bên bác. Bác ôm tôi vào lòng, rồi đặt lên trán tôi, má tôi những cái hôn ấm áp. Tôi có cảm giác giống hệt như ba tôi thường ôm tôi vào lòng vậy. Cả hai chị em tôi là tôi nhớ như nhớ ba của mình. Nhớ đến da diết.
Bài làm 3
Phía bên kia khu vườn nhà tôi là nhà bà Hợi. Bà là “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Bà có năm người con: bốn trai, một gái. Hai anh con trai và ông cụ đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Hai người con còn lại của cụ đều đã có gia đình và đều ở trên tỉnh. Mấy lần anh con trai về rước bà lên ở chung, nhưng bà không đi. Bà nói ở dưới quê quen rồi, bà không đi đâu cả. Năm nay, bà đã ngoài sáu mươi rồi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, hoạt bát. Trong xóm, ai cũng quý mến, kính trọng bà. Bà thường hay sang nhà chơi với nội tôi. Hai bà rất quý nhau. Lần nào gặp tôi, bà cũng ôm tôi vào lòng, vuốt mái tóc dài quá vai của tôi mà nói: “Tối nay, sang ngủ với bà cho vui. Bà sẽ kể chuyện cổ tích cho cháu nghe và cả chuyện đánh Mĩ nữa. Cháu thích chuyện gì, bà kể chuyện đó!” Bà rất thương tôi. Có quà gì ngon mà chú Hòa, cô Hạnh gửi biếu bà, bà đều dành phần cho nội tôi và tôi. Trong xóm tôi, hễ có chuyện khúc mắc gì giữa xóm giềng với nhau, người ta thường nhờ bà đến hòa giải. Nội tôi thường nói: “Ở xóm này bà Hợi là trung tâm của sự đoàn kết, là chất kết dính mọi người lại với nhau trong tình làng nghĩa xóm”. Bà Hợi của tôi là thế đó. Không chỉ riêng tôi kính trọng quý mến mà xóm làng ai cũng nể trọng bà.
Bài làm 4
Cách nhà tôi không xa là nhà anh Hoàng. Anh Hoàng học lớp Mười Hai với anh trai tôi. Tối nào, hai anh cũng học chung, khi thi ở nhà tôi, khi thì ở nhà anh. Ba mẹ anh chỉ có mỗi mình anh là con trai độc nhất. Nhiều người cho rằng những đứa con độc nhất thường nghịch ngợm khó bảo. Không biết lời nói đó đúng hay sai, riêng tôi thì tôi thấy không đúng. Anh Hoàng là một người mà tôi rất quý trọng. Cả mẹ tôi và ba tôi đều khen anh Hoàng ngoan, hiền, dễ thương. Nhiều lúc ba tôi thường nói với anh Trung tôi rằng: “Con làm bạn với Hoàng là ba yên tâm rồi. Gia đình nó cũng là một gia đình khá giả, vậy mà nó sống rất bình thường, không đua đòi lêu lổng, lại chăm học nữa. Con nên học ở Hoàng những đức tính ấy!”. Những gì ba tôi nói về anh Hoàng, tôi đều khẳng định được cả. Chưa bao giờ tôi thấy anh cầm một điếu thuốc hay uống một li rượu. Anh đến nhà tôi thường là cầm những cuốn sách, tập vở để học, thinh thoảng mới rủ anh tôi đi dạo mát quanh vườn một lát, rồi cả hai anh lại ngồi vào bàn, cắm cúi học bài. Tuần nào, anh cũng mua cho tôi một cuốn “Khăn quàng đỏ” và dặn tôi đọc những mẩu chuyện trong đó để kể cho anh nghe. Tôi quý mến anh Hoàng như anh Trung của tôi vậy.
Tên riêng là: Cô-rét-ti
Tên riêng đó được viết hoa và có dấu gạch ngang.