K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 9 2021

" nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác "

- Phép ss ngang bằng.

- Tác dụng: giúp cho người đọc hình dung cảnh nước từ sông Năm Căn đổ ra biển ầm ầm như như thác nước. ( theo suy nghĩ của mình thôi nha )

10 tháng 4 2020

Các phép so sánh trong đoạn trích là:

→Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

*Tác dụng: làm cho hình ảnh dòng nước trở nên giàu hình ảnh hơn với, sự hùng vĩ của dòng nước khi được so sánh với thác.

→Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

*Tác dụng: làm cho những con cá trở nên sinh động hơn, các hoạt động được miêu tả linh hoạt khi được so sánh như là người bơi.

→Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước

*Tác dụng: giúp sự miêu tả về con sông nơi Cà Mau khá là rộng và dài.

→Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

*Tác dụng: phép so sánh được sử dụng hằm giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật là một khu rừng đước. Giúp cho hình ảnh rừng đước rộng lớn và hùng vĩ hơn.

Chúc bạn học tốt !
k cho mình nha !

30 tháng 4 2017

Ngữ văn 6 , giúp mình nha
Đoạn văn : Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông 2 bên bờ, rừng đước dựng cao ngất như hay đay trường thành vô tận."
Chỉ ra phép so sánh trong đoạn văn rồi nêu ý nghĩa của nó.

Bài làm

- Phép so sánh : In đậm trog đoạn văn rồi nhs ;)

- Tác dụng : Tất cả những phép so sánh này khiến cho người đọc , người nghe hình dung đc sự hoang dã , nguyên sơ của thiên nhiên nơi đây , sự trù phù , giàu có về đất đai , sinh vật ,... Chúng đều đc tái hiện dưới ngòi bút tài hoa của Đoàn Giỏi . Hơn thế nữa , những phép so sánh này cx cho thấy tình cảm dạt dào của tác giả đối vs quê hương , đối vs đất nc của mk !

5 tháng 5 2016

Trả lời giùm Hân chiều nay Hân phải nộp rùi

5 tháng 5 2016

 Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông 2 bên bờ, rừng đước dựng cao ngất như hay đay trường  thành vô tận."
 

5 tháng 5 2016

Cho em thêm cái ý nghĩa nữa đuoc ko ạ

"Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy...
Đọc tiếp

"Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai."

Đoạn văn ở phần trên đã mang đến cho em những nhận thức và tình cảm gì về thiên nhiên đất nước ta? Từ đó, em thấy mình và mọi người cần phải làm gì? ( Viết một đoạn văn nhaa) Giúp tui voii =))

 

1

        Thiên nhiên đất nước ta thật muôn màu,muôn vẻ,thiên nhiên của đất nước ta toàn là những cảnh non nước mới hữu tình làm sao,còn cả những cảnh đẹp hùng vĩ,tráng lệ như điểm tô thêm cho đất nước.Cuộc sống của tôi từ nhỏ đã được làm quen với thiên nhiên rộng lớn,với những đứa trẻ sinh ra ở vùng biển như tôi thì cái vị lợ lợ,mặn chát của nước biển đã để lại cho chúng tôi một tuổi thơ khó quên,cứ chiều chiều chúng tôi lại rủ nhau ra biển để vui chơi.Có thể nói thiên nhiên ở đất nước Việt Nam thật phong phú,hoang sơ,.....Làm tôi thêm yêu quý đất nước hình chữ S này làm sao.Tôi thấy đất nước này có rất nhiều điều đẹp và thú vị nên tôi muốn cùng mọi người bảo tồn những điều ấy,tôi sẽ bảo vệ môi trường và sẽ trồng thêm thật nhiều cây xanh để đất nước xanh đẹp này sẽ phát triển và có nền văn minh thật tốt.

8 tháng 8 2020

Bài 1So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt

Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh có các dấu hiệu nhận biết đó là từ so sánh ví dụ như: như, là, giống như. Đồng thời qua nội dung bên trong đó là 2 sự vật, sự việc có điểm chung mang đi so sánh với nhau.

Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có:

– Vế A (tên sự vật, con người được so sánh).

– vế B. (tên sự vật, con người được so sánh với vế A).

– Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh.

– Từ so sánh.

VD :trẻ em như búp trên cành

Bài 2; dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Bài 3: 

  • nguyenlinhthcscattru
  • 05/05/2020

- Những câu văn có sử dụng phép so sánh:

+ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

+ Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

- Trong các hình ảnh so sánh nêu trên, hình ảnh so sánh dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,…là một hình ảnh so sánh đẹp và giàu ấn tượng. Nó không chỉ cho thấy vẻ đẹp của một con người sông nước mà còn cho thấy sự “hùng vĩ” của con người trước thiên nhiên.

- Tham khảo:

Hình ảnh dượng Hương Thư “như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào” gợi liên tưởng tới một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Đó không chỉ là vẻ đẹp kì diệu, đó còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong thế đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy là biểu hiện rực rỡ của con người trong tư thế ngẩng cao đầu.

#Shinobu Cừu

14 tháng 8 2020

Bài 1:

Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

“Người ta  hoa đất”(tục ngữ)

“Quê hương  chùm khế ngọt”               

(Quê hương  - Đỗ Trung Quân)

- A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

(Thu vịnh – Nguyễn Khuyến)

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên)

- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

(Ca dao)

 Trong đó:

 + A – sự vật, sự việc được so sánh

 + B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

 + “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

 Các kiểu so sánh:

-   Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:

“Người là cha, là bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

(Sáng tháng Năm – Tố Hữu)

+ So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

(Bầm ơi – Tố Hữu)

- Phân loại theo đối tượng:
 
+ So sánh các đối tượng cùng loại:

Ví dụ:

“Cô giáo em hiền như cô Tấm” 

+ So sánh khác loại:

Ví dụ:

“Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”

(Núi đôi – Vũ Cao)

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

Ví dụ:

“Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

(Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân) 

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Bài 2:

-Các phép so sánh trong đoạn trích là:

→Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

*Tác dụng: làm cho hình ảnh dòng nước trở nên giàu hình ảnh hơn với, sự hùng vĩ của dòng nước khi được so sánh với thác.

→Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

*Tác dụng: làm cho những con cá trở nên sinh động hơn, các hoạt động được miêu tả linh hoạt khi được so sánh như là người bơi.

→Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước

*Tác dụng: giúp sự miêu tả về con sông nơi Cà Mau khá là rộng và dài.

→Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

*Tác dụng: phép so sánh được sử dụng hằm giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật là một khu rừng đước. Giúp cho hình ảnh rừng đước rộng lớn và hùng vĩ hơn.

Bài 3:

a. Các phép so sánh được sử dụng trong bài : - "Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kip.” - “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.” - “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thị cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ." - "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước." b. Phép so sánh Dượng Hương Thư là độc đáo nhất vì chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự nhanh nhẹn, dưt khoát của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Tất cả gợi lên vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.

19 tháng 3 2020

Những hình ảnh so sánh được dùng để miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước và nêu rõ tác dụng của các phép so sánh này đối với việc miêu tả cảnh vật.

- Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

- Thuyền xuôi giữa lòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Tác dụng của các phép so sánh này đối với việc miêu tả cảnh vật :  Đối chiếu sự vật, sự việc nọ với sự vật, sự việc kia có nét giống nhau ( bên những cái khác nhau ấy ) giúp tăng sức gợi hình, gợi tả và gợi cảm cho sự diễn đạt.

19 tháng 3 2020

Các phép so sánh là 

Nước ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

Cá nước bơi hàng đen trũi nhô lên ngụp xuống như người bơi ếch.

Đước dựng lên cao ngất như dãy trường thành vô tận.