Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) là con người cá nhân công danh, hưởng lạc ngoài khuôn khổ, mang nội dung yêu nước.
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu): Sự biết ơn những người đã hi sinh vì Tổ quốc, mang nội dung nhân đạo.
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được sáng tác trong bối cảnh trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 14/12/ 1861 trong trận đó có nhiều nghĩa sĩ hi sinh. Nghĩa sĩ giết được hai tên quan Pháp, một số lính thuộc địa của chúng, làm chủ đồn hai ngày rồi bị phản công và thất bại.
Ngữ cảnh này được tái hiện trong nội dung:
- Gươm đep dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu hai quan nọ
- Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh, bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ
Văn bản | Cước chú | Cách giải thích khác |
Bài ca ngất ngưởng | 2. tài bộ | - tài bộ: Sự giỏi giang |
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc | 2: Man di 10: ưng 12: tà đạo
| - Man di: Người Trung Hoa thời xưa gọi dân tộc ở phía nam là Man, ở phía đông là Di. Chỉ chung các dân tộc thiểu số bán khai. Hiểu với nghĩa Mọi rợ. - Ưng: nhận lời, đồng ý - tà đạo: Đường lối hành động xấu xa, không ngay thẳng |
- Tự đánh giá về cách giải thích: ngắn gọn, dễ hiểu hơn.
Tham khảo:
Trong nền văn học Việt Nam, hiếm có nhà thơ nào vừa tài năng vừa đức độ như Nguyễn Đình Chiểu. Ông là một nhà thơ lớn của dân tộc ta với những áng văn chương bất hủ mang đậm giá trị văn học Việt Nam.
Nhà văn Nguyễn Đình Chiểu (hay được gọi là cụ Đồ Chiểu) sinh năm 1822 trong một gia đình phong kiến tại làng Tân Thới, tỉnh Gia Định và mất vào năm 1888. Tuy là một nhà thơ lớn của dân tộc nhưng cuộc đời ông lại lắm những gia truân, lận đận ngược xuôi. Là con đầu lòng trong một gia đình đông con, lại là con của vợ lẽ nên từ bé cuộc sống của ông đã cơ cực, vất vả. Năm lên 11, khi Nam Kì bị chiếm, cha gửi ông ra Huế ở nhờ nhà người bạn. Sau 8 năm, theo học tại nơi đây, ông trở lại miền Nam chăm lo đèn sách chờ ngày thi hương. Năm 1843, ông đỗ tú tài khi ấy ông mới 21 tuổi. Năm 1846,ông lại quay về Huế ôn thi hội. Ba năm sau đó, vừa đúng lúc ngày thi cận kề thì cũng là lúc ông nhận được tin mẹ mình qua đời. Ông lập tức về Nam chịu tang mẹ, bỏ dở dang việc thi cử. Trên đường vế quê, ông bị ốm. Vì đường xá xa xôi, tiết trời oi bức, bệnh ông càng trở nặng, lại thêm nỗi đau vừa mất mẹ, thương khóc quá nhiều nên chẳng may ông bị mù cả hai mắt. Thế là giấc mộng công danh đã không thành, thân lại còn mang khiếm khuyết. Những tưởng tương lai, uộc đời ông đến đây là chấm hết, cánh cửa cuộc đời như khéo lại. Thế nhưng, ông quyết không đầu hàng số phận, bằng chính nghị lực và ý chí của bản thân, ông đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ biến đau thương thành động lực tiếp tục phấn đấu, vươn lên làm chủ số phận mình. Sau đó, ông về Gia Định vừa dạy học vừa bốc thuốc chữa bệnh cho người dân.
Cuộc đời ông là một tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, sự bất khuất trước quân thù. Tuy không nhìn thấy ánh sáng, không thể trực tiếp tham gia kháng chiến chống giặc ngoài chiến trường nhưng ông vẫn luôn bàn bạc việc nước với Đốc binh và trao đổi thư tín với Trương Định. Khi tản cư về Ba Tri (Bến Tre), Nguyễn Đình Chiểu vẫn trao đổi với các chí sĩ yêu nước và thường sáng tác những bài thơ phục vụ cho kháng chiến, động viên tinh thần chiến đấu của các anh chiến sĩ bộ đội ngoài sa trường. Mặc dù, nhiều lần ông bị bọn thực dân Pháp dụ dỗ mua chuộc nhưng ông vẫn luôn cự tuyệt và tiếp tục tham gia vào cuộc kháng chiến.
Trước khi ra đi, ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm nổi bật, mang đậm tư tưởng đạo lí, bản sắc văn hóa dân tộc. Các tác phẩm tiêu biểu như là: “Dương Từ-Hà Mậu”, “Lục Vân Tiên”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”,… đã góp phần tạo nên tên tuổi của ông như ngày hôm nay. Đặc biệt nhất là tác phẩm “Lục Vân Tiên” là một tuyệt tác đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện cũng chính là hình ảnh ẩn dụ của nhà văn Nguyễn Đình Chiểu và cuộc đời đầy truân chuyên, sóng gió của chàng Lục Vân Tiên cũng chính là cuộc đời của ông ngoài đời thực. Dưới ngòi bút tài ba của Nguyễn Đình Chiểu, các nhân vật từ chính đến phụ, phản diện hay chính diện trong truyện đều được ông khắc họa một cách tinh tế, manh những màu sắc rất riêng biệt và đa dạng. Các tác phẩm của ông đều truyền đến cho đọc giả những giá trị đạo đức, đạo lí làm người trong cuộc sống.
Nguyễn Đình Chiểu sẽ luôn là một nhà thơ lớn của dân tộc ta và những áng thơ của ông luôn mang một tầm ảnh hưởng nhất định đến người dân Việt. Ông và những tuyệt tác của ông sẽ luôn sống mãi với thời gian trong trái tim mỗi người Việt Nam.
- Lần 1: Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng. Từ “ngất ngưởng” gắn với việc thi thố tài năng, gắn với cuộc đời làm quan đạt tới đỉnh cao danh vọng, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa cao ngất, tột đỉnh.
- Lần 2: Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng. Từ “ngất ngưởng” gắn với hành động cởi mũ áo từ quan, cưỡi bò rời kinh thành chẳng giống ai, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa ngạo thế khinh đời, không vướng bận chuyện thị phi.
- Lần 3: Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. Tuổi đã cao nhưng vẫn có cuộc sống phong tình, đi chơi chùa vẫn đủng đỉnh dắt theo một đôi dì, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa tự mình tự tại, cốt thỏa đạt thú vui.
- Lần 4: “Đời ai ngất ngưởng như ông!” Giữ vẹn đạp nghĩa trung thần nhưng vẫn thỏa được chí hướng riêng, làm quan hay trí sĩ đều khẳng định được tính cách, bản lĩnh, khí phách của mình,... Từ “ngất ngưởng” này ứng với nhan đề bài hát nói, mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp các nét nghĩa ở trên.
Ngất ngưởng từ láy tượng hình vốn được dùng sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định
- Từ ngất ngưởng được dùng chỉ sự khác thường, vượt lên dư luận
- Nhan đề được nhắc lại 4 lần trở thành biểu tượng, phong cách sống, thái độ sống vượt thế tục, thách thức xung quanh dựa trên sự tự ý thức, tài năng, nhân cách cá nhân:
+ Chỉ sự thao lược, tài năng, phong cách ngạo nghễ khi làm quan của tác giả
+ Chỉ sự ngang tàng của ông khi làm dân thường
+ Khẳng định cái chơi ngông hơn người
+ Tác giả hơn người vì dám coi thường công danh, phú quý, coi thường dư luận, không bị ràng buộc
Những trường hợp cước chú cụ thể mà ở đó người biên soạn đã sử dụng phối hợp ít nhất hai cách giải thích nghĩa của từ:
- Cước chú: (4) vương thổ: sử dụng phối hợp Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị và nêu nghĩa chung mà từ biểu thị.
- Cước chú: (11) mộ: Giải thích bằng cách nêu lên từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa và nêu nghĩa chung của từ.
- Các động từ được sử dụng: đánh, đốt, chém, đạp, lướt, xô, xông, đâm, hè, ó,...
- Nhận xét: Đây đều là các động từ đơn âm tiết, nét nghĩa cụ thể, dứt khoát, mạnh mẽ; lại là những từ thuần Việt, thể hiện rõ tính tương phản với điều kiện thiếu thốn, trang bị thô sơ và lực lượng ít ỏi nên có giá trị biểu cảm trực tiếp, gây xúc cảm mạnh trong lòng người đọc.
Những từ trên thể hiện tình cảm thương tiếc của người đứng tế đối với người đã mất
Đáp án cần chọn là: A
Cách giải thích nghĩa của từ
Bài ca ngất ngưởng
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị
Cước chú:
3: vào lồng
4: người tái thượng
5: đông phong
Cước chú:
1: lòng dân trời tỏ
4: bòng bong
5: ống khói
1: mười tám ban võ nghệ
5: tầm vông
6: dao tu, nón gõ
2: chữ ấm
Giải thích bằng cách nêu lên từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
Cước chú:
2. tài bộ
Cước chú:
3: cui cút
5: làng bộ
2: vây vá
13: theo dòng ở lính diễn binh
11: xác phàm
7: lụy
11: mộ
Giải thích bằng cách làm rõ nghĩa từng yếu tố trong từ, sau đó nêu nghĩa chung của từ
Cước chú:
8: đạo sơ chung
6: cắc, tùng
Cước chú:
2: linh
1: tiếng phong hạc
2: tinh chiên
6: xa thư