K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2022

danh từ : chim , chúng , nơi , chúng , miền Trường Sơn , chim Đại Bàng chân vàng mỏ đỏ , nền trời , chiếc đàn , bầy thiên nga trắng, mặt đất, những tiêng vi vu vi vút 

động từ : cất lân , ríu rít , bay về , chao lượn, vỗ cánh, phát ra , chen nhau bơi lội , đang cùng hòa âm 

tính từ: xanh thẳm , trắng muốt 

12 tháng 8 2021

Câu nào sau đây thuộc kiểu câu kể Ai thế nào ?

A. Những con sơn ca núi lao vụt từ dưới mặt đất lên không trung, xòe cánh lượn và buông tiếng hót say mê. (Dương Thu Hương)

B. Bầu trời mùa hạ xanh biếc, rộng mênh mông, uốn cong trên thành phố.

C. Chị gió đang dạo nhạc trên những vòm lá xanh.

D. Những chú chim hải âu chao liệng với đôi cánh óng ánh như bạc dưới ánh mặt trời

12 tháng 8 2021

Câu nào sau đây thuộc kiểu câu kể Ai thế nào ?

A. Những con sơn ca núi lao vụt từ dưới mặt đất lên không trung, xòe cánh lượn và buông tiếng hót say mê. (Dương Thu Hương)

B. Bầu trời mùa hạ xanh biếc, rộng mênh mông, uốn cong trên thành phố.

C. Chị gió đang dạo nhạc trên những vòm lá xanh.

D. Những chú chim hải âu chao liệng với đôi cánh óng ánh như bạc dưới ánh mặt trời. (L. M. Montgomery)

......................................Họ và tên HS: ................................................ ÔN ĐỌC HIỂU LỚP 5 – BÀI SỐ 3CHIM VÀNH KHUYÊN VÀ CÂY BẰNG LĂNGĐàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằnglăng non. Những con chim mỏi cánh xuống đây nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành:- Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân...
Đọc tiếp

......................................Họ và tên HS: ................................................ ÔN ĐỌC HIỂU LỚP 5 – BÀI SỐ 3
CHIM VÀNH KHUYÊN VÀ CÂY BẰNG LĂNG
Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng
lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống đây nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành:
- Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.
À, thế ra những con vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim
vành khuyên đậu nhẹ trên cây chẳng rụng một giọt nước mưa đã bám thành hàng dưới cành.
Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt vỏ cây. Đôi mắt
khuyên vòng trắng long lanh. Đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ vào tìm bắt sâu trong
từng khe vỏ rách lướp tướp.
Những con chim ríu rít chuyền lên chuyền xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ
lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi... bắt được rồi... Như hỏi cây: Đỡ đau chưa?
Khỏi đau chưa? Có gì đâu, chứng em giúp cho cây khỏi đau rồi chóng lớn, chóng có bóng lá,
che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi.
Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động...
Đàn vành khuyên đương tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Vành khuyên trò
chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.
Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn
nghe tiếng vành khuyên ríu rít:
- Chúng em đi nhé! Chúng em đi nhé! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên!...
Câu 1: Đàn chim vành khuyên đậu xuống cây bằng lăng để làm gì?
A. Để nghỉ chân. B. Để bắt sâu cho cây. C. Để trú mưa.
Câu 2: Những từ ngữ nào trong bài cho thấy chim vành khuyên bắt sâu rất cần mẫn:
A. Nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Mỏ như xát mặt với vỏ cây.
B. Mắt trắng long lanh, đôi chân thoăn thoắt.
C. Lách mỏ tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp.
D. Ý A và C đúng.
Câu 3: Những chi tiết nào miêu tả niềm vui của chim vành khuyên?
A. Ríu rít chuyền lên, chuyền xuống.
B. Há mỏ lên rồi nhún chân hót như báo tin vui. Reo mừng hát cho bằng lăng nghe.
C. Tìm sâu ở lộc cây, ở cành, ở những chiếc lá.
D. Ý A và B đúng.
Câu 4: Hình ảnh nào trong bài cho thấy cây bằng lắng rất xúc động trước việc làm của vành
khuyên?
A. Bằng lăng vui sướng, reo mừng khi nghe vành khuyên báo tin.
B. Bằng lắng xúc động, lặng người nghe vành khuyên hát.
C. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã, bằng lăng khóc vì cảm động.
D. Bằng lăng khỏi đau, chóng lớn, có bóng lá xanh tươi.
Câu 5: Bài văn nói lên điều gì sâu sắc?
A. Cần biết bắt sâu cho cây xanh tốt. C. Vành khuyên là loài chim có ích.
B. Ai giúp đỡ người khác sẽ có niềm vui và hạnh phúc.
Câu 6: Câu chuyện cho em cảm nhận điều gì về tình bạn giữa vành khuyên và bằng lăng?
......................................

bạn nào làm được mình tick cho

4
2 tháng 4 2020

1. B    2. D   3. D   4. B     5. B

câu 6 mình vẫn chưa nghĩ ra

2 tháng 4 2020

1. B 
2. D
3. D
4. C
5. B
 

Xác định thành phần cấu tạo của các câu trong đoạn văn sau:          Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng...
Đọc tiếp

Xác định thành phần cấu tạo của các câu trong đoạn văn sau:

          Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm, không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh các lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.

0
Vẫn là chiếc cổng trường quen thuộc với hai cánh cửa to bên dưới tấm biển lớn rành rành dòng chữ: “Trường tiếu học Tam Lạch”. Lúc này, từ khe cổng nhìn vào, sân trường thênh thang vắng lặng, hiện rõ trước mắt em, mấy cây phượng già mượt xanh im lìm rủ bóng. Ngoài đây, học sinh đã lũ lượt đến. Các bạn nhỏ được cha mẹ chở. Các bạn lớn đi xe đạp hoặc đi bộ. Bạn nào cũng...
Đọc tiếp

Vẫn là chiếc cổng trường quen thuộc với hai cánh cửa to bên dưới tấm biển lớn rành rành dòng chữ: “Trường tiếu học Tam Lạch”. Lúc này, từ khe cổng nhìn vào, sân trường thênh thang vắng lặng, hiện rõ trước mắt em, mấy cây phượng già mượt xanh im lìm rủ bóng. Ngoài đây, học sinh đã lũ lượt đến. Các bạn nhỏ được cha mẹ chở. Các bạn lớn đi xe đạp hoặc đi bộ. Bạn nào cũng gọn gàng, tươm tất trong trang phục quen thuộc: áo sơ mi trắng, quần soóc xanh. Nhiều bạn khăn quàng đỏ thắm trên vai, tung tăng bên nhau ríu rít trò chuyện.

Bất chợt, từ phòng giám hiệu, một hồi trống vang lên, nhịp trống nhanh dần rồi nhỏ đi và sau cùng là ba tiếng trống điểm thật to. Vừa lúc hai cánh cửa trường mở rộng. Chúng em ào nhanh vào. Giây lát cả ngôi trường bỗng náo nức thấy rõ. Ba dãy lớp học, mỗi dãy tám căn xếp thành hình chữ u, đều mở toang ca cửa ra vào và cửa sổ. Trên các hàng hiên chạy dài thẳng suốt, chỗ nào cũng nhộn nhip tiếng bước chân, tiếng cười nói râm ran và rộn ràng những màu trăng, màu xanh, màu đỏ. Hầu hết các bạn nhỏ của em đều chạy nhanh vào lớp học, để cặp vào hộc bàn rồi vội và ra sân chơi. Có nhóm rủ nhau đá cầu bên hiên. Có nhóm đánh bi trên hành lang. Một số bạn tụm năm tụm ba trao đổi bài, chuyện trò sôi nổi. Thỉnh thoảng lại vạch những nét gì trên mặt đất chắc là họ đang tranh luận với nhau về một đề toán khó. Trong khi đó các nhóm trực nhật gấp rút làm nhiệm vụ của mình.

Chẳng mấy chốc mà trống vào học sáu tiếng đã vang lên dồn dập. Chúng em từ phía của sân trường dồn về xếp hàng, lớp nào vào lớp ấy. Từ văn phòng, các thầy có toả về lớp cùa mình. Sau khi đã thấy học trò xếp thành hàng ngay ngắn, thầy giáo em mới ra hiệu cho vào.

Bâv giờ, sân trường trở nên vắng lặng. Đây đó chỉ còn tiếng rì rào, tiếng gió và lích chích tiếng chim trong những tán phượng xanh um đang lặng thầm về hướng các lớp bằng những con mắt lá li ti đầy thương mến.

văn tả trường trước buổi học nhé

1
21 tháng 6 2020

văn cũng hay đó

6 tháng 3 2022

lo

6 tháng 3 2022

Bài 2. Trong những câu sau câu nào là câu ghép?

A. Xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc.

B. Mỗi lần nghe tiếng chim hót, tôi lại nghĩ đến những cây bàng xanh mướt, đến vòm trời xanh có mây trắng nhẹ như bông.

C. Giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên con tàu lớn.

ai có thể nhận xét phần thân bài giúp tớ với      Trên cánh đồng, lúc trời chưa rõ sáng, cánh đồng ẩn hiện sau làn sương mờ đục. Cả cánh đồng tĩnh lặng như đang nghủ say. Mặt trời lấp ló sau những bụi tre giờ đã nhô lên cao. Nhìn từ xa, cánh đồng lúa chín vàng ươm, êm mượt như một tấm thảm khổng lồ. Bông lúa vàng ươm, trĩu lặng. Những đợt gió thổi liên hồi từ vi vu đến ào...
Đọc tiếp

ai có thể nhận xét phần thân bài giúp tớ với

      Trên cánh đồng, lúc trời chưa rõ sáng, cánh đồng ẩn hiện sau làn sương mờ đục. Cả cánh đồng tĩnh lặng như đang nghủ say. Mặt trời lấp ló sau những bụi tre giờ đã nhô lên cao. Nhìn từ xa, cánh đồng lúa chín vàng ươm, êm mượt như một tấm thảm khổng lồ. Bông lúa vàng ươm, trĩu lặng. Những đợt gió thổi liên hồi từ vi vu đến ào ào như đang đón chào bình minh. Lúa chơi với nhau ngả nghiêng chạy dài tới vô tận mà không biết gì. Những con cò bay đi bay lại trên bầu trời như đang kiếm thứ gì đó. Mặt trời lên cao hơn, chiếu sáng những tia sáng len qua những khóm lúa. Mới đó thôi các bác nông dân đã ra đồng từ lúc nào. Tiếng những bông lúa chơi đùa với nhau tạo ra một âm thanh rất kì lạ như là thiên nhiên đang hát để thư giãn tâm trạng của những bác nông đân.

       

1

nhận xét về cái gì cơ chứ thì mọi người mới biết được

nhận xet xem bài viết được chưa có cần thêm gì không

Bài 1: Đọc hai bài văn sau và xác định dàn ý của chúng a. Đoạn 1: MIÊU TẢ VẺ ĐẸP CỦA HỒ TƠ NƯNG Hồ Tơ Nưng là một trong những hồ đẹp nhất trên vùng đất Gia Lai- Kon Tum huyền thoại. Nơi đây làm say đắm lòng người không chỉ ở mặt nước mênh mông, mây trời lồng lộng mà còn là mơi hội tụ của nhiều loài hoa đẹp, nhiều loài chim, cá quý. Xung quanh hồ là vườn hoa khổng lồ. Cứ mỗi...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc hai bài văn sau và xác định dàn ý của chúng

a. Đoạn 1:

MIÊU TẢ VẺ ĐẸP CỦA HỒ TƠ NƯNG

Hồ Tơ Nưng là một trong những hồ đẹp nhất trên vùng đất Gia Lai- Kon Tum huyền thoại. Nơi đây làm say đắm lòng người không chỉ ở mặt nước mênh mông, mây trời lồng lộng mà còn là mơi hội tụ của nhiều loài hoa đẹp, nhiều loài chim, cá quý. Xung quanh hồ là vườn hoa khổng lồ. Cứ mỗi độ xuân về, hoa cúc quỳ trải thảm quỳ trải thảm vàng trên các bìa rừng, bãi cỏ; hoa E - pang màu xanh lục phủ kín từ mép hồ lên triền đồi thoai thoải rồi chạy lên tít tận đỉnh núi tiếp giáp với trời mây, hoa gạo màu đỏ rực rỡ trên nền xanh biếc của nước, của trời; lác đác đây đó còn có những thảm hoa màu tím, hoa ngải vàng rơm, hoa đơn đỏ hồng,... Nếu tản bộ doc theo các đường mòn, du khách sẽ thấy trong các lùm cây lau sậy sát bờ nước là nơi trú ngụ của nhiều loài chim đẹp, chim sin sít lông tím, mỏ hồng, giọng hót lanh lảnh như tiếng kèn đồng. Chim bói cá với bộ lông màu lam pha vàng cam, trắng sặc sỡ luôn chao đảo sát mặt nước kiếm mồi, chim cuốc lông đen hay lốm đồm hoa mơ lúc ẩn lúc hiện trong đám cỏ lau sát bờ nước, chim đ'rao, chim trắc ta bay lượn nhịp nhàng trên mặt hồ. Khi chiều tà, nắng vàng trải dài trên các sườn đồi, từng đàn chim lũ lượt bay về tổ trên hồ Tơ - nưng. Lúc này không gian như đọng lại trên màu thiên thanh của mặt nước, chỉ có tiếng chim hót rộn ràng và tiếng cánh vỗ lao xao làm lay động bầu không khí tĩnh lặng của vùng hồ. Hồ Tơ - nưng còn là một "vựa cá" của Tây Nguyên. Ở đây có hầu hết các loài cá nước ngọt như trắm, chày, trôi, chép. Khi hoàng hôn buông xuống, sương khói bảng lảng, cá lên đớp mồi, bơi lội tung tăng hàng đàn trong làn nước trong vắt tạo ra một vùng sinh thái, một thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp tuyệt vời. Với vẻ đẹp làm say lòng người, hồ Tơ - nưng quả là một hạt ngọc của Plây cu mà bất cứ đã đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên cũng không thể bỏ qua. Nguồn: Sưu tầm

b. Đoạn 2:

Tả cô giáo

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền” Trong những năm học vừa qua, em đã được học rất nhiều thầy cô giỏi, Nhưng để lđã có nhiều thầy cô giáo dạy em. Nhưng để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em đó là cô Lan, cô giáo đã dạy em trong năm học lớp 4 đồng thời cũng là cô giáo chủ nhiệm của em. Cô giáo trông rất trẻ dù cô đã gần 40 tuổi rồi. Cô có một dáng người thon gọn, cân đối. Cô sở hữu một làn da trắng hồng. Mái tóc cô đen óng ả, xõa ngang vai. Cô có khuôn mặt trái xoan. Trên khuôn mặt ây, em ấn tượng nhất với ánh mắt và nụ cười của cô. Ánh mắt cô thật ấm áp, hiền từ. Đôi mắt hìên hậu ấy đã luôn dành cho chúng em biết bao tình yêu thương. Nụ cười thật rạng rỡ và dịu dàng. Mỗi khi chúng em làm bài tốt, cô luôn nở nụ cười trên môi. Khi cô cười, để lộ hàm rang đều đặn trắng sáng. Cô là cô giáo dạy văn nên giọng nói của cô rất ngọt ngào dường như để chúng ta say mê vào bài học hơn. Nhưng khi chúng em làm việc gì đó sai, giọng nói cô nghiêm khắc nhưng em biết rằng cô cũng chỉ muốn tốt cho chúng em. Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô không trách mắng mà luôn ân cần nhẹ nhàng giảng giải lại cho chúng em. Cô luôn tuyên dương những bạn đạt điểm cao khiến chúng em có them động lực để cố gắng. Những bài giảng Văn của cô khiến em thêm yêu gia đình, quê hương và đất nước hơn. Cô giống như người mẹ thứ hai của em giống như câu hát “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương”. Dù bây giờ không còn được cô dìu dắt nữa nhưng em luôn nhớ về cô.Em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. (Theo Internet)

Bài 2: Lập dàn ý cho đề bài sau: “Hãy tả một loài cây mà em yêu thích”. Chọn 1 ý trong dàn bài để triển khai thành một đoạn văn, trong đó có sử dụng biện pháp so sánh.

Bài 3: Lập dàn ý và viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài sau: “Miêu tả công viên vào buổi sáng”

Bài 4: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của các câu sau. Xác định kiểu câu theo cấu tạo a. Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. b. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét. c. Hình ảnh người dũng sĩ đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc. d. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa. e. Ngay cuối làng, trên mảnh đất bằng phẳng và lốm đốm những khóm hoa, lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông đá bóng. f. Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên. g. Để đáp ứng nhu cầu của những người yêu quý súc vật, một phụ nữ ở Pháp vừa mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân. h. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí...

i. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. j. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.

1
4 tháng 5 2020

Giúp e vs mn ơi

Bài 1: Nhận xét cấu tạo của bài văn sau:                                                                                                     Nắng trưaNắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi. Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn...
Đọc tiếp

Bài 1: Nhận xét cấu tạo của bài văn sau:

                                                                                                     Nắng trưa

Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi. Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời..... Hình nhưu chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngừng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại. Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im. Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!

..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

 Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ... Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.

                                                                                                                                                              (Theo Ma Văn Kháng)

a. Đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên vào mùa nào? Ở đâu? ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

b. Tác giả đã miêu tả những sự vật nào?

..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

c. Nhà văn đã sử dụng những giác quan nào để quan sát và miêu tả cảnh vật? ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

Bài 3: Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Khi nắng vàng đã dịu, những bông phượng đỏ không còn ngời lên ngọn lửa chói chang loá mắt mà chỉ lập loè như những hòn than đỏ... Khi ngững đợt sóng gió lay lay cây, vừa uốn cong những tàu lá còn trơ trên ngọn gió, thì cũng là lúc trống trường báo hiệu vừa kết thúc hai tiết học. Khu trường phăng phắc im lìm giờ đã túa ra từ các lớp một đàn bướm trắng. Rồi không ai bảo ai thành đội ngũ chỉnh tề để tập thể dục theo nhịp trống. Khi bạn điều khiển buổi tập nghiêm trang hô: "Thể dục!", chúng em đồng thanh đáp lại "Khoẻ!". Và sau đó là một đàn ong vỡ tổ, chúng em tảng mác khắp sân trường theo một kế hoạch đã bày định ngay giờ chơi thứ nhất. Xung quanh em là những tiếng ồn ào, náo nhiệt. Sắc trắng của áo và màu đỏ của những chiếc khăn quàng cứ qua lại, biến động trước mắt thật vui nhộn. Giáo viên: Hải Yến Bồi dưỡng Tiếng Việt 5 Tổng đài tư vấn: 0932 39 39 56 Vinastudy.vn – Hệ thống giáo dục trực tuyến số 1 Việt Nam Dưới gốc bàng, các bạn nữ đang chơi trò nhảy dây. Những bước chân nhảy lên nhảy xuốngđèu đặn theo sợi dây thun quay tròn. Tiếng thình thịch cứ thập thình nghe như có ai đang giã gạo. Nhìn những bạn nữ đôi má đỏ hây hây với những giọt mồ hôi chảy lóng lánh trên trán kéo dài theo đuôi lông mày, em thấy một niềm vui vô tư ánh lenn trong cặp mắt các bạn. Đằng xa, trên khoảng trống đầy bụi đất, mù mịt những bàn chân xê dịch, những tiếng reo hò và cười nói vang trời. Các bạn nam chơi trò: "Mèo đuổi chuột". Chú chuột cứ thoăn thoắt len lỏi khắp nơi, chú mèo cũng đáo đẻ lao nhanh cố gắng bắt chuột. Mèo chuột cứ đâm sầm vào đám người này rồi đến đám người kia khiến cho cả đám đông cứ co giãn hoài và tiếng cười nói, tiếng la hét cứ cuộn thành từng đợt. Ở bãi cỏ rộng hơn nữa, bên ngoài nửa sân bóng là cột gôn rộng, thủ thành đang đứng dang chân khom khom, mặt mày nhễ nhại mồ hôi và cặp mắt chăm chú nhìn quả bóng một cách căng thẳng. Những cầu thủ của đội bóng trường đang lần lượt chạy lấy đà để sút như trời giáng vào khung thành từ những quả bóng mười một mét. Quả bóng cứ như tên bắn xoáy lốc hết góc phải, góc trái, trên cao. dưới thấp. Lâu lâu thủ thành mới tóm gọn dược một quả. Cậu ta nở nụ cười mãn nguyện và đám cổ động viên la hét điên cuồng. Ở hàng lang, các thầy cô giáo nhìn tụi em vui tươi dưới ánh mắt bao dung và mỉm cười khi thấy chú mèo vồ chượt chú chuột đến nỗi ngã chổng bốn vó lên trời. Trên cành cao của cây bàng, những chú chim nghiêng ngiêng cặp mắt láu lỉnh nhìn chúng em chơi. Rồi bắt chiéc máy bạn học sinh, chúng chuyển từ cành này sang cành khác đuổi bắt nhau, kêu líu lo lảnh lót thật vui tai. Tiếng trống đã vang lên. Mọi người xếp hàng vào lớp. Sân trường lại im phăng phắc. Mấy chú chim ngơ ngác bay vút lên trời xanh đuổi theo đám mây trắng xa xa.

                                                                                                                                                                     (Theo Lê Thanh Hà)

a. Cảnh được miêu tả ở đây là gì?

..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

b. Bài văn có mấy phần? Nêu nội dung của từng phần. .....................................................................................................................................

..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

c. Xác định trình tự miêu tả trong bài văn.

..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

Bài 4: Lập dàn ý bài văn tả cảnh mưa rào.

..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

3
9 tháng 1 2020

Bài 1: Nhận xét cấu tạo của bài văn sau:

                                                                                                     Nắng trưa

Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi. Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời..... Hình nhưu chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngừng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại. Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im. Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!

....... (Bài văn có ba phần:

+ Mở bài (câu văn đầu): Nhận xét chung về nắng trưa.

+ Thân bài: Tả cảnh vật trong nắng trưa, gồm các đoạn nhỏ:

-  Đoạn 1 (Từ Buổi trưa ngồi trong nhà... đến ...bốc lên mãi):

Hơi đất trong nắng trưa gay gắt.

-  Đoạn 2 (Từ Tiếng gì xa vắng... đến ...hai mi mắt khép lại):

Tiếng võng đưa và câu hát ru rời rạc trong nắng trưa.

-  Đoạn 3 (Từ Con gà nào... đến ...bóng duối cũng lặng im):

Cây cối và con vật trong nắng trưa.

-  Đoạn 4 (Từ Ấy thế mà... đến ...cấy nốt thửa ruộng chưa xong):

Hình ảnh người mẹ làm việc vất vả trong nắng trưa.

+ Kết bài (câu cuối - Kết bài mở rộng):

Cảm nghĩ về mẹ: Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!.............................................................................................................................. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

9 tháng 1 2020

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ... Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.

                                                                                                                                                              (Theo Ma Văn Kháng)

a. Đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên vào mùa nào? Ở đâu? ..............................Mùa đông , trên vùng núi  ....................................................................................................... .....................................................................................................................................

b. Tác giả đã miêu tả những sự vật nào?

.................Mây , lá , Hoa , Suối , Ngọn Cơi.................................................................................................................... .....................................................................................................................................

c. Nhà văn đã sử dụng những giác quan nào để quan sát và miêu tả cảnh vật? .........................................Thị giác và Thính giác............................................................................................ .....................................................................................................................................