Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(2)Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.
(3)
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra hoa, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta
(4)“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không.
(1)Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.
(1)
- Một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về “mùa phơi sân trước” là:
+ Chuối phơi đủ nắng có thể ăn tới ra Giêng, mật lặn vào trong vừa ăn vừa tợp miếng trà, hoặc ngào qua với khóm, me,...đem dầm nước đá uống cũng ngon thấu trời.
+ Vậy là nước miếng mình ứa ra, trên từng mét đường về nhà ngoại.
+ Tâm hồn mệt nhoài với những món ăn cực kì mời gọi trong sân thiên hạ.
+ Cái hủ mắm tép dầm nắng sát hàng rào làm mình nhớ nhung chuối chát, khế chua cùng với gừng xắt mịn thì mâm mứt tắc đỏ au đằng kia làm mình lịm chết một cách lim dim như tụi kiến.
+ Nắng gió khiến mọi niềm vui, nỗi buồn bày ra như một cuộc diễu hành, không che giấu khách qua đường.
+ Bỗng nghe nhẹ nhõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sống.
- Đó là tình cảm, cảm xúc: yêu mến, nhớ nhung, bồi hồi, xao xuyến,...khi nhớ về những kỉ niệm đã qua
Theo em, suy nghĩ của tác giả trong đoạn cuối là thông điệp chính mà tác giả muốn gửi tới độc giả trong tản văn. Tác giả mong rằng trong cuộc sống hối hả, con người sẽ ngày càng sống tốt hơn, biết chú ý nuôi dưỡng tâm hồn hơn. Nếu như làm được như vậy, sự rối rắm hỗn loạn của xã hội sẽ được giảm thiểu đáng kể. Khi ấy, các thông tin tiêu cực tác động đến con người sẽ dần xuất hiện ít hơn trên mặt báo. Thay vào đó là các thông tin về hoa cỏ, về những điều bình dị đang làm đẹp cho cuộc sống để ai đọc được cũng cảm thấy yêu thiên nhiên, vui vẻ, yêu đời.
- Không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội:
+ Vào đầu tháng Giêng: Có mưa riêu riêu, gió lành lạnh; Có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh; Có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng,…
+ Sau rằm tháng Giêng: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong; Cỏ không còn mát xanh nhưng để lại một mùi hương man mác; Mưa xuân thay thế cho mưa phùn khi trời đã hết nồm; Những màu xanh tươi hiện lên bầu trời chứ không còn là nền trời đùng đục như pha lê mờ; Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã đi kiếm nhụy hoa; Trên nền trời trong xanh có những làn sóng hồng hồng
- Không gian gia đình:
+ Nhang trầm, đèn nến, nhất là không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên,.. Tuy miệng chẳng nói ra nhưng lòng thì cảm thấy không biết bao nhiêu là hoa nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
+ Người ta dần trở về với những bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm hóa vàng
a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai
b. Những chi tiết tiêu biểu được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen:
- Ngôn ngữ đối thoại: trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học; động viên, khích lệ An-tư-nai,...
- Hành động: một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, khắc nghiệt, sự đơn độc; mơ ước về một tương lai tươi sáng cho học trò
- Cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai về thầy: cảm nhận về lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy; mong ước thầy là người ruột thịt của mình…
c. Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu, vị tha… trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.
- Một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản là:
+ Một ngày đầu tháng Tám, đi dạo những vùng trồng lúa đó, ta sẽ thấy ngào ngạt mùi lúa chín xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương làm cho ta nhẹ nhõm và đôi khi...phơi phới.
+ Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng.
- Tác dụng: Hình ảnh thiên nhiên hiện ra rõ nét hơn, trở nên sinh động, có hồn đồng thời thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn tác giả cùng những tình cảm trân trọng nét đẹp văn hóa người Việt