K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

- Nền văn hóa Ai Cập cổ đại: Mặt trời là vị cha chung của vũ trụ, người ban sự sống, ánh sáng và kiến thức cho nhân loại, đại diện cho ánh sáng, ấm áp, và tăng trưởng

- Ki-tô giáo: sự sống, năng lượng, sức mạnh sự tái sinh

- Ở phương Đông: thần mặt trời thường là nữ - phương Tây là nam

6 tháng 3 2023

* Thăng Long:

- Ý nghĩa: Thăng Long, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, “Long” có nmghiax là “Rồng”. Được ghi trong Đại Việt sử ký, không chỉ là “Rồng bay lên”, mà còn có nghĩa “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam.

- Lịch sử: Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành Kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tùy (581-618), Đường (618-907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long - Hà Nội đã có tổng cộng 16 tên gọi cả tên chính quy và tên không chính quy, như: Long Đỗ, Tống Bình, Đại La, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Hà Nội, Tràng An, Phượng Thành, …

 

* Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”.

* Hà Nội: So với tên gọi Thăng Long với ý nghĩa chủ yếu có tính cách lịch sử (dù chỉ đưới dạng truyền thuyết: ghi lại sự kiện có rồng hiện lên khi Vua tới đất Kinh đô mới), thì tên gọi Hà Nội có tính cách địa lý, với nghĩa “bên trong sông”. Nhưng nếu xét kỹ trên bản đồ thì chỉ có Sông Nhị là địa giới Tỉnh Hà Nội cũ về phía Đông, còn Sông Hát và Sông Thanh Quyết không là địa giới, như vậy có bộ phận Tỉnh Hà Nội không nằm bên trong những con sông này. Và khi Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp, tên gọi lại càng không tương xứng với thực địa.

     Trung văn đại từ điển, tập 19 (Đài Bắc 1967, tr.103) cho biết Hà Nội là tên một quận được đặt từ đời Hán (202 Tr.CN - 220 S.CN) nằm phía Bắc Sông Hoàng Hà. Tên Hà Nội từng được ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên (hạng Vũ Kỷ), kèm lời chú giải: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông Sông Hoàng Hà, cho nên gọi phía Bắc Sông Hoàng Hà là Hà Ngoại”. Rất có thể Minh Mạng đã chọn tên gọi Hà Nội, một tên hết sức bình thường để thay tên gọi Thăng Long đầy gợi cảm, nhưng tên gọi mới Hà Nội này lại có thể được giải thích là “đất Kinh đô các đế vương thời xưa”, để đối phó với những điều dị nghị. Chính cách đặt tên đất “dựa theo sách cũ” đã lại được thực thi, sau này, năm 1888 Thành Hà Nội và phụ cận trở thành nhượng địa của thực dân Pháp, tỉnh lỵ Hà Nội phải chuyển tới Làng Cầu Đơ (thuộc Huyện Thanh Oai, Phủ Hoài Đức), cần có một tên tỉnh mới. Người ta đã dựa vào một câu trong sách Mạnh Tử (Lương Huệ Vương, thượng, 3) “Hà Nội mất mùa, thì đưa dân đó về Hà Đông, đưa thóc đất này về Hà Nội, Hà Đông mất mùa cũng theo phép đó”. Dựa theo câu trên, người ta đặt tên tỉnh mới là Hà Đông, tuy rằng tỉnh này nằm ở phía Tây Sông Nhị, theo thực địa phải đặt tên là Hà Tây mới đúng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

- Đại diện cho chế độ mẫu hệ, nữ quyền của người Ê-đê

- Đại diện cho sự sống của mặt đất (nếu Nữ Thần ra đi thì cây cối con người sẽ chết), sức mạnh, quyền uy và sự hủy diệt (khi Đăm Săn trở về lúc mặt trời lên)

28 tháng 8 2023

– Những nhân vật hoang đường:

+ Thần đất

+ Rồng trăm đầu

+Thần chiến tranh

+ Thần biển

+ Gã khổng lồ Ăng-tê

+ Thần Prô-mê-tê

+ Thần Át-lát

– Những chi tiết hoang đường:

+ Gã khống lõ Ăng-tê mỗi lần ngã xuống đất được thần đất tiếp thêm cho sức mạnh

+ Lá gan của thần Prô-mê-tê bị chim moi lại mọc lại được

+ Thần Át-lát có thế đỡ cả bầu trời

+ Hê-ra-clét cũng có thể đỡ được bầu trời như thân Át-lát

– Ý nghĩa của các chi tiết hoang đưng, tưởng tượng:

Làm cho câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn; tăng thêm sức mạnh của nhân vật đồng thời tăng tính thử thách cho người anh hùng, từ đó góp phần tô đậm thêm chiến công vẻ vang của người anh hùng Hê-ra-clét.

10 tháng 10 2017

- Cặp hình ảnh ẩn dụ quen thuộc trong ca dao truyền thống gừng cay- muối mặn

   + Được xây dựng từ hình ảnh thực chỉ gia vị trong bữa ăn hằng ngày.

   + Hình ảnh nghệ thuật có tính sóng đôi, biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống- tình nghĩa thủy chung gắn bó son sắt

   + Bài ca dao nói về tình nghĩa thủy chung, hướng nhiều tới tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung

- Ba năm, chín tháng: sự bền lâu, vĩnh cửu

Ba vạn, sáu ngàn ngày là 100 năm: trọn kiếp, suốt đời, vĩnh hằng

→ Bài ca dao là câu hát thủy chung, nghĩa tình hướng tới tình cảm vợ chồng mặn nồng, son sắt

Một số câu ca dao có biểu tượng muối gừng:

Tay nâng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

7 tháng 5 2023

Hãy bước cùng mặt trời.

Vào tận đáy chơi vơi.

Qua muôn trùng vực thẳm.

Sưởi ấm hồn đơn côi.

Hãy ngước nhìn mặt trời.

Tìm màu nắng tinh khôi.

Soi ngang dòng dĩ vãng.

Ưu phiền sẽ nhẹ trôi...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Hãy bước cùng mặt trời.

Vào tận đáy chơi vơi.

Qua muôn trùng vực thẳm.

Sưởi ấm hồn đơn côi.

Hãy ngước nhìn mặt trời.

Tìm màu nắng tinh khôi.

Soi ngang dòng dĩ vãng.

Ưu phiền sẽ nhẹ trôi...

Chọn một trong các đề sau:Đề 1: Viết một bài văn nghị luận thể hiện những điều bạn cảm nhận được qua tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của danh nhân Nguyễn Trãi.Đề 2: Tình thế lựa chọn khó khăn nhưng đầy ý nghĩa mà bạn đã trải qua trong hành trình rèn luyện – trưởng thành của mình.Hãy viết về chủ đề trên.Đề 3: Trong những tác phẩm mà bạn đã tìm đọc được theo gợi ý ở các bài...
Đọc tiếp

Chọn một trong các đề sau:

Đề 1: Viết một bài văn nghị luận thể hiện những điều bạn cảm nhận được qua tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của danh nhân Nguyễn Trãi.

Đề 2: Tình thế lựa chọn khó khăn nhưng đầy ý nghĩa mà bạn đã trải qua trong hành trình rèn luyện – trưởng thành của mình.

Hãy viết về chủ đề trên.

Đề 3: Trong những tác phẩm mà bạn đã tìm đọc được theo gợi ý ở các bài trong Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai, tác phẩm nào để lại cho bạn nhiều ấn tượng và suy nghĩ nhất? Hãy viết một bài nghị luận bàn về tác phẩm đó theo các vấn đề nội dung và nghệ thuật tự chọn.

Đề 4: Theo quan sát và trải nghiệm của bạn, ở không gian sinh hoạt cộng đồng nào còn thiếu những quy định, hướng dẫn về hành vi ứng xử cần có cho mọi người? Trong vai người được một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ủy nhiệm, bạn hãy hoàn thành một bản nội quy hay hướng dẫn nơi công cộng góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, có văn hóa


 

4
9 tháng 3 2023

DÀN BÀI ĐỀ 1:

Dàn ý

1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát về danh nhân Nguyễn Trãi và cảm nhận của cá nhân.

2. Thân bài

- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi:

+ Xuất thân; trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Cha: Nguyễn Phi Khanh đỗ Tiến sĩ làm quan dưới triều đại nhà Hồ; Mẹ: Trần Thị Thái dòng dõi quý tộc, con của Trần Nguyên Đán.

⇒ Cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có. Ở ông có một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Cuộc đời của ông là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc.

+ Văn hóa dân tộc: đóng góp cho việc xây dựng nền văn hiến nước nhà. Văn hiến bao gồm các tác phẩm có giá trị và người hiền tài: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo Bình Ngô thể hiện ông nhà văn chính luận xuất sắc. “Quốc âm thi tập” là tập thơ nôm sớm nhất, nhiều bài nhất và hay nhất cho đến hiện nay.

+ Tư tưởng chủ đạo trong các thi phẩm, bài chính luận là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi.

+ Nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi có ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ giàu tính ước lệ.

- Cảm nhận của cá nhân: kính phục, tự hào, …

3. Kết bài

     Tổng kết cảm nhận của cá nhân về danh nhân Nguyễn Trãi.

9 tháng 3 2023

đề 2:

Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những ngày tháng khó khăn và đầy thách thức. Ngoài những trở ngại trong đời sống tình cảm, vật chất, ta còn phải vượt qua những cám dỗ của cuộc sống. Để vượt qua những điều ấy, chúng ta cần có một bản lĩnh thực sự vững vàng. Bản lĩnh là một thước đo nhân cách con người, xem họ có phải là những người biết giữ vững chính kiến, không đứng núi này trông núi nọ và biết hướng đến những điều hay lẽ phải. Có rất nhiều khía cạnh để thể hiện tính bản lĩnh. Bản lĩnh đối diện với khó khăn, bản lĩnh trong thi đấu, bản lĩnh trong công việc… Sống bản lĩnh giúp chúng ta tăng thêm tự tin trong cuộc sống, tạo năng lượng để theo đuổi những suy nghĩ, dự định và đêm mê của mình. Bản lĩnh còn là yếu tố tạo nên những đức tính, phẩm chất của con người. Trong bất cứ hoàn cảnh sống nào, dù xung quanh ta đều là những người xấu, những tệ nạn xã hội bủa vây, nhưng ta cần giữ vững bản lĩnh kiên cường, cự tuyệt những điều xấu để giữ cho mình một cuộc sống lành mạnh, biết tiếp thu cái hay, cái mới và bài trừ cái xấu. Nhiều người không có được bản lĩnh chiến đấu, khi gặp khó khăn đã vội bỏ cuộc. Chỉ biết chạy theo miệng lưỡi người đời mà không có chính kiến của mình thì cuộc sống của họ thật khó có được thành công. Có những người, chỉ mới giao lưu kết bạn với vài người bạn không tốt, đã ngay lập tức thay đổi, biến chất. Hay có những bạn học sinh vừa mới bước chân ra thành phố lớn, đi học đại học, không hề chú tăm việc học hành lại lao theo đua đòi, ăn chơi theo những trào lưu mới. Những hành động, những con người đáng bị phê phán. Bản lĩnh không phải là một tố chất sẵn có mà cần có một quá trình để phấn đấu rèn luyện. Là những người trẻ tuổi, để học tập tốt, rèn luyện tốt, chúng ta phải luôn cố gắng giữ vững chính kiến, quan điểm của mình. Thất bại là mẹ của thành công, có bản lĩnh ắt sẽ làm nên sự nghiệp lớn.

Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :      MẸ VÀ QUẢ   Những mùa quả mẹ tôi hái được   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng   Những mùa quả lặn rồi lại mọc   Như mặt trời, khi như mặt trăng   Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên   Còn những bí và bầu thì lớn xuống   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn   Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.   Và chúng tôi, một thứ quả...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :

      MẸ VÀ QUẢ

   Những mùa quả mẹ tôi hái được

   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

   Những mùa quả lặn rồi lại mọc

   Như mặt trời, khi như mặt trăng

   Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

   Còn những bí và bầu thì lớn xuống

   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

   Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

   Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

   Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

   Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

   Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

      (Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?

1
8 tháng 3 2017

* Chữ “quả” mang ý nghĩa tả thực: dòng 1 và dòng 3 của khổ đầu.

* Chữ “quả” mang ý nghĩa biểu tượng: dòng 1 và dòng 4 của khổ cuối.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Những chi tiết hoang đường:

+ Ăng-tê mỗi lần ngã xuống đất không chết mà được thần đất tiếp thêm cho sức mạnh.

+ Lá gan của thần Prô-mê-tê bị chim moi lại mọc lại được.

+ Thần Át-lát, Hê-ra-clét đỡ được cả bầu trời.

- Tác dụng

+ Làm tăng tính chất của truyện thần thoại

+ Câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn

+ Làm nổi bật sức mạnh siêu nhiên của các vị thần