Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Sơn tinh là : vị thần cai quản dãy núi núi Tản Viên ( Ba Vì ) có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
Thuỷ tinh là : vị thần cai quản ở miền biển, tài năng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về
2.Bánh tròn là bánh dày là biểu tượng của mặt trời
Bánh vuông là bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông là biểu tượng của đất vuông
3.gọi là Làng Cháy vì : Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng.
4 .Cuối cùng , Sơn Tinh đã cưới đc Mị Nương
5 .Nhà vua yêu cầu : 100 ván cơm nếp, 200 nệp bánh chưng, voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao.
Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.
Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương , đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.
Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.
Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.
Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.
Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.
Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.
Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.
Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.
Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.
Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.
Con người, bất cứ ai, sinh ra, lớn lên cũng đều gắn mình với một mái ấm tình thương, một bờ ao, một luống đất, một dòng sông, một khu phố, một con đường… với biết bao tình cảm mến thương khăng khít. Chính tình yêu đối với những sự vật nhỏ bé cụ thể ấy góp lại trở thành tình yêu quê hương, đất nước. Thật đúng như lời nhà văn Xô Viết I-li-a Ê-ren-bua nối: "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von -ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” Câu nói nổi tiếng này có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?
Ai cũng biết, tình yêu đất nước là một khái niệm trừu tượng khó hình dung. Người ta có thể tỏ bày tình yêu đất nước, Tổ quốc của mình bằng ước mơ hoài bão. Thế nhưng hiểu cụ thể, đầy đủ, rõ ràng thế nào là lòng yêu đất nước thì thật là khó khăn. Bởi vậy, ở đây, nhà văn giúp chúng ta hiểu thấu được khái niệm trên bằng một hình ảnh so sánh sinh động và cụ thể: đó là hình ảnh “dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von- ga, con sông Von-ga đi ra biển" cũng chẳng khác chi: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". Với hình ảnh so sánh này nhà văn cho rằng lòng yêu đất nước được hình thành trên cơ sở biểu hiện hết sức cụ thể, từ những việc làm nhỏ nhặt nhất góp lại. Nói rõ hơn tình yêu Tổ quốc cụ thể là “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” góp lại.
Cách “định nghĩa” của nhà văn Ê-ren-bua thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai cũng hiểu được là mình đã và đang yêu đất nước mình, Tổ quốc mình, bởi vì như đã nói ở bên trên, ai chẳng có một tình yêu đối với mái tranh nâu, với luống đất, bờ ao, nhịp cầu mồ mả ông bà, những người thân thuộc, nghĩa xóm tình làng và một miền quê gắn bó không rời cùng ta từ thuở lọt lòng đến khi khôn lớn. Đúng như một nhà văn đã nói: “Người ta có thể tách bước khỏi quê hương, nhưng không thề nào tách rời con tim mình khỏi quê hương được". Như thế, yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê, là tình cảm hết sức tự nhiên của con người. Nhưng do đâu mà nói là yêu Tổ quốc? Điều này thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai – cũng sinh ra, lớn lên trong một môi trường cụ thể là gia đình, làng xóm, miền quê.
Đó là những con người, những cảnh vật gần gũi, gắn bó máu thịt. Bởi vậy, nếu mỗi chúng ta không có tình yêu đối với các bậc sinh thành mình thì làm sao có được tình yêu đối với nhân dân rộng rãi. Không có chút xúc động nào trước cảnh vật: mái tranh nâu, bờ ao, luống đất, nhịp cầu… khăng khít với mình suốt tuổi bé thơ và trong cả cuộc đời thì làm gì có được tình yêu đất nước, tình yêu Tổ quôc. Bác Hồ nặng lòng yêu xứ Nghệ (đến độ trước phút đi xa, Bác còn thèm nghe một câu hò ví dặm) yêu mảnh đất “xứ dân gầy” non xanh nước biếc như tranh họa đồ nên Bác mới một đời tận tụy hi sinh, đấu tranh vì độc lập tự do của đất nước, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chí biết quên mình cho hết thảy. Như dòng sông chảy phù sa'" (Bác ơi – Tố Hừu). Nhà thơ trẻ Đỗ Trung Quân cũng từng định nghĩa tình yêu quê hương:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông…
Chính tình yêu đối với chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc trên đồng, con đò nhỏ ven sông… góp lại trở thành tình yêu một miền quê, tình yêu đất nước và tình yêu Tổ quốc.
Nhà văn nói “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” là “yêu Tố quốc” cũng có ý phê phán một thứ lòng yêu nước chung chung, mơ hồ rỗng tuếch mà không biểu hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực và gần gũi.
“Ai yêu nước Việt hơn người Việt
Nhau rốn chôn sâu giữa đất lành”“.
Là người Việt Nam, chúng ta yêu đất nước Việt Nam của chúng ta hơn ai hết, dù đất nước này còn nghèo nàn, thiếu thốn. Chiến tranh đã đi qua hơn hai mươi năm, nhưng hậu quả của bom đạn tàn phá xưa đâu phải đã hết. Nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một cơ sở vật chất yếu kém, lạc hậu, nên với sự nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn dân từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là với công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, thực hiện từ mười năm nay – đã bù đắp phần nào mất mát, hàn gắn lại các vết thương chiến tranh xưa, và đem lại một số thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên, một số mặt tiêu cực trong quản lí kinh tế, trong đời sống xã hội chưa thể khắc phục ngay được. Trong tình hình ấy, tinh thần yêu nước của mỗi người chúng ta, hơn bao giờ hết, phải được thể hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực góp phần đổi mới và xây dựng đất nước, chứ không thể nói chung chung, phải biến tình cảm cao quý thiêng liêng này thành một vật báu trưng bày trong tủ kính chứ đừng cất giấu kĩ trong rương, trong hòm như trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chủ tịch đã nói. Rất đỗi tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, tinh thần nồng nàn yêu nước của biết bao thế hệ người Việt Nam và tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, mỗi người học sinh chúng ta phải làm gì để thể hiện một cách cụ thể, sinh động tinh thần yêu nước nồng nàn của mình?
Chúng ta hãy yêu thương những người thân gần gũi nhất của mình là ông bà, cha mẹ, họ hàng nội ngoại, thầy cô giáo, bạn hữu và thể hiện lòng yêu thương ấy bằng thái độ chăm sóc, vâng lời, lễ độ, giúp đỡ nhau… Phải biết vị tha, không nên chỉ đòi hỏi mọi người phải đặc biệt quan tâm chăm sóc đến riêng mình một cách vị kỉ. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết yêu quý với ý thức giữ gìn các vật dụng bình thường nhất, gần gũi nhất trong đời sống của mình: đồ dùng trong gia đình, tài sản công cộng, biết gắn bó với làng xóm, khu phố mình đang sống.
Trong thời đại chúng ta, đặc biệt đất nước chúng ta hôm nay, yêu Tổ quốc chính là yêu chủ nghĩa xã hội, hòa mình vào mọi hoạt động đổi mới và xây dựng đất nước làm cho dân giàu nước mạnh.Khi còn là học sinh, tình yêu quê hương đất nước của chúng ta phải biểu hiện cụ thể bằng những việc làm thiết thực như chăm học, chăm làm, tu dưỡng rèn luyện mình để mai sau trở thành một người công dân tốt, phải biết yêu quý gìn giữ của công, tham gia tích cực vào mọi hoạt động xã hội công ích do nhà trường và địa phương tổ chức. Chính trên cơ sở đó, tình yêu đất nước nhân dân của chúng ta sẽ được bồi dưỡng thêm ngày càng sâu sắc hơn với một nhận thức rõ rệt là lòng yêu Tổ quốc ngày nay phải gắn chặt với việc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiên tiến.
Tóm lại, lòng yêu Tổ quốc là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người chúng ta được nhà văn Ê-ren-bua nêu lên bằng những biểu hiện cụ thể nhằm nhắc nhở chúng ta tình yêu ấy phải gắn liền với những hành động và việc làm cụ thể trong các hoàn cảnh cụ thể. Mỗi học sinh chúng ta cần hiểu sâu sắc câu nói nổi tiếng này của nhà văn để ra sức rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu trong những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường để biểu hiện một cách cụ thể lòng yêu Tổ quốc của mình.
Vì đây là lần đầu thấy đề này và chỉ viết dàn ý đc thôi nên bạn thông cảm nha!
I: Mở bài: Kể khái quát sự tò mò của chim con.(VD: [...] Sao chúng ta lại có thể thở được nhỉ? Liệu thế giới ngoài kia có đẹp không?v.v... Trước giờ nó vẫn thường xuyên nghĩ về những điều này)
II: Thân bài: (vừa viết lời vừa kể về suy nghĩ của mình về câu trả lời của chim mẹ và anh chị em của nó, hc là ý kiến sai của chị em và đc chim mẹ giảng giải để bài văn thêm sống động.)
- Đoạn 1: Vẻ đẹp của khu rừng của chim con (không khí, cây, sự rộng lớn, thú rừng, v.v...)
- Đoạn 2: Sự nguy hiểm của thế giới trong và ngoài cánh rừng và con người.
III: Kết bài: Chim con hiểu rằng thế giới này còn rộng nguy hiểm hơn nó từng tưởng tượng (đại loại thế)
Mong bạn có thể áp dụng nó vào bài viết
Một buổi chiều bình thường như bao ngày khác, tôi thong thả bước đi trên con đường quen thuộc từ trường về nhà. Ánh chiều tà chiếu rọi lên những ngôi nhà đã mờ mờ khói bếp tạo nên một khung cảnh làng quê bình yên đẹp đẽ. Hôm nay đám bạn hẹn nhau đi đá bóng và vào rừng phá tổ chim chơi. Tôi không đi được vì nhà có cỗ, phải về nhà sớm, do đó, tôi có chút tiếc nuối. Đang chìm đắm trong suy nghĩ về việc nhóm bạn tôi có thắng được nhóm đá bóng bên Thượng hay không, cỗ hôm nay có những món gì, tôi mơ màng nghe thấy tiếc rì rầm nói chuyện đâu đó trên cao, xen kẽ vào tiếng gió, hòa tan vào ánh tà dương nhang nhác đỏ.
Tôi tìm theo âm thanh ấy, với lên vòm lá trên cao, nơi đang có hai chú chim xinh đẹp đang đậu tại đó. Thì ra, hai chú chim đang nói chuyện với nhau. Tôi ngẩn người đứng lại quan sát và lắng nghe cuộc trò chuyện kì lạ này.
Chú chim xanh ngúc ngoắc cổ nói giọng than thở:
-Buồn lắm cậu ạ, nhà tớ vừa xây xong thì lại bị đám trẻ con ở làng phá mất. Bao nhiêu công sức bỏ ra giờ chẳng có chỗ mà ở. Sau rồi, vợ tớ đẻ trứng biết đẻ ở đâu đây?
-Haiz - Chú chim vàng bên cạnh dúi dúi đầu vào vai bạn ra vẻ an ủi - Thì tớ dạo trước cũng vậy mà, nên có dám làm tổ ở gần đây đâu, phải vào tít trong kia đấy chứ. Cố lên bạn ạ, mai tớ sẽ mang củi khô về giúp cậu xây lại nhà mới.
Chú chim xanh hót lên một tiếng vui tai nghe vẻ thích chí lắm:
-Cảm ơn cậu nhiều nhé. Nếu cậu giúp tớ, chắc sẽ nhanh thôi.
-Ừ, chúng ta sẽ cùng nhau làm.
-Mà - chú chim xanh lại cúi đầu ủ rũ - Cậu có thấy bây giờ mọi chuyện khác xưa nhiều quá không? Sao tớ thấy càng ngày càng lạ lẫm với thế giới này, nhiều rác thải quá cậu ạ, chẳng còn những con sâu béo mầm như xưa nữa, tớ phải tìm mãi, bỏ qua rất nhiều lon nước, túi ni lông do con người tạo ra mới tìm được con giun, bắt được con sâu để ăn đấy.
Chú chim vàng mắt long lanh chứa nhiều cảm xúc:
-Chẳng phải loài người càng ngày càng tiến bộ sao, họ mang súng đến tàn sát các loài động vật chúng ta, họ làm môi trường bị hủy hoại, dùng thuốc sâu vô tội vạ làm hệ sinh vật bị mất cân bằng, ô nhiễm môi trường và động thực vật bị ảnh hưởng rất nhiều. Bác chim sẻ bên vườn táo đã bị bệnh nặng vì ngửi mùi hóa chất lâu ngày đó, chị chim oanh cũng hót không còn hay như xưa nữa rồi cậu ạ.
-Phải đó, phải đó...
Chú chim xanh buồn bã nói. Nhưng sao tôi thấy nỗi buồn của hai chú chim như bị buộc vào làn gió, cuốn vào trong tâm trí mình một cách nặng trĩu. Tim tôi nhói lại, lòng buồn rười rượi. Tôi đã từng theo đám bạn đi phá tổ chim, xả rác bừa bãi như những lời chú chim kia nói. Chao ôi. Tôi cảm thấy có lỗi vì đã hành động như vậy. Tôi cảm thấy thật xấu hổ. Tuy nhiên, sau khi nghe cuộc trò chuyện này, tôi biết mình phải làm gì, tôi sẽ không nghịch phá cây cối, không vô cớ phá vỡ mái ấm gia đình của những chú chim nhỏ, càng không sử dụng hóa chất tràn lan, vứt rác bừa bãi nữa.
Tôi tin khi con người có ý thức, cuộc sống của các loài động thực vật sẽ tốt đẹp hơn
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
a, Hãy cho biết tổ hợp ''hoa hồng'' nào trong câu sau là từ ghép? Vì sao?
Ở vườn nhà em, hoa có rất nhiều màu: hoa vàng, hoa tím, hoa hồng, hoa trắng.
Nhưng nhà em chưa có giống hoa hồng để trồng.
Hoa hồng 2. Vì hoa hồng 1 là chỉ màu sắc của hoa -> là 2 từ đơn.
Còn Hoa hồng 2 là tên gọi chỉ 1 loại hoa -> là từ ghép.
b, Hãy cho biết tổ hợp ''cà chua'' nào trong câu sau là từ ghép? Vì sao?
Em rất thích ăn cà chua vì cà chua rất bổ cho mắt.
Ăn cà chua quá, ê hết cả răng.
Cà chua 1: có thể chêm xen từ thành: ăn món cà ghém này chua lắm, ghê cả răng.
Còn cà chua 2 là chỉ 1 loại quả
Trả lời
a)Theo mk tổ hợp''Hoa hồng'' trong câu:
Nhưng nhà em chưa có giống hoa hồng để trồng là từ ghép. Vì nó là cum dang từ.
Còn từ hoa hông ở câu kia có thể tách ra là hoa và màu hồng, được tạo bởi 2 danh từ.
Mk giải thích theo cách hiểu thôi !
b)Còn câu này tổ hợp''cà chua'' trong câu:
Em rất thích ăn cà chua vì cà chua rất bổ mắt là từ ghép.
Vì từ cà chua ở câu còn lại là ăn cà nhưng cà đó là cà có vị chua . Cũng được ghép bởi 2 thánh phân là:
Danh từ+tính từ.
Mk ko chắc giải thích là vậy ! Nhưng chắc tổ hợp mk chọn đúng
a) Cho biết tổ hợp'' hoa hồng'' nào trong câu sau là từ ghép? Vì sao?
Ở vườn nhà em, hoa có rất nhiều màu: hoa vàng, hoa tím, hoa hồng, hoa trắng
Nhưng nhà em chưa có giống hoa hồng để trồng
Hoa hồng 2 . Vì hoa hồng 1 là chỉ màu sắc của hoa => là 2 từ đơn
hoa hồng 2 là tên gọi của 1 loài hoa => là từ ghép
b) Cho biết tổ hợp'' cà chua'' nào trong câu sau là từ ghép? Vì sao?
Em rất thích ăn cà chua vì cà chua rất bổ cho mắt
Ăn cà chua quá, ê hết cả răng
Cà chua :có thể chêm xen thành: ăn món cà chua này chua lắm ghê cả răng
Còn cà chua 2 chỉ một loại quả
a.ý là từ hoa hồng 1 nhá, có thể chêm xen từ: hoa hồng
- > hoa màu hồng. còn hoa hồng 2 thì không thế. vì đó là chỉ chung loài hoa hồng
b.cà chua 1: có thể chêm xen từ thành: ăn món cà ghém này chua lắm, ghê cả răng.
còn cà chua 2 là chỉ 1 loại quả
hc tốt
1. Muỗn thực phẩm ko bị mất các chất dinh dưỡng ta cần phải chú ý như sau:
- Không ngâm, rửa thịt các sau khi cắt vì chất khoáng và sinh tố dễ bị mất đi
- Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài
- Không để ruồi bọ bâu vào
2. Thu nhập gia đình là tổng các khoản chi bằng tiền hoặc bằng hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra
Có hai nguồn thu nhập chính:
- Thu nhập bằng tiền
- Thu nhập bằng vật chất
Sơ đồ thu nhập bằng tiền của gia đình Tiền lương Tiền thưởng Tiền bán sản phẩm Tiền lãi tiết kiệm Tiền làm thêm giờ Tiền bán sản phẩm Tiền lãi bán hàng Tiền trợ cấp
3. Bạn thân cảu em đã làm để đóng góp thu nhập cho gia đình mình là:
- Tái chế một số đò bỏ đi nhưng đùng được để đem ban
- Làm một số công việc nội trợ như: quét nhà, rửa chén,...
- Chăm chỉ học tập để cho bố mẹ tập trung làm việc kiếm tiền
4. Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự phối hợp đủ các loại thực phẩm cần thiết với đày đủ các chất dinh dưỡng theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp năng lượng và nhu cầu của cơ thể
Nguyên tắc để tổ chức bữa ăn hợp lí
- Nhu cầu của các thành viên trong gia đình: tuỳ thuộc vào lứa tuổi , giới tính , thể trạng và công việc mà mỗi người có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau
- Điều kiện tài chính : cần cân nhắc, một bữa ăn đủ chất không cần đắt tiền
- Sự cân bằng dinh dưỡng : đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn
- Thay đổi món ăn
+ Tránh nhàm chán
+ Đổi cách chế biến để ngon miệng
+ Thay đổi hình thức trình bày , màu sắc để món ăn hấp dẫn
+ Không nên có món ăn cùng loại hoặc cùng phương pháp chế biến
5. Nhiễn trùng là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm
Nhiễm độc là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm
- Những nguyên nhân:
+ Do thực phẩm nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật
+ Do thực phẩm bị biến chất
+ Do trong thực phẩm có sẵn chất độc
+ Do thức ăn bị nhiễm chất độc hoác học, chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm
- Để đảm bảo cần
+ Các loại thực phẩm dễ hư thối như rau, quả, thịt, cá phải mua loại tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh.
+ Các thực phẩm đóng hộp, có bao bì... phải chú ý đến hạn sử dụng có ghi trên bao bì.
+ Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống (rau, quả) với thực phẩm cần nấu chín (thịt, cá)
Các bước để trộn dầu giấm rau xà lách
- Chuẩn bị:
+ Rau xà lách: SGK
+ Hành tây: SGK
+ Cà chua: SGK
+ Ngò: nhặt, rửa sạch
+ Ớt: tỉa hoa
- Chế biến:
* Làm nước trộn dầu giấm :
+ Cho 3ms giấm + 2ms đường + 1/4mc muối khuấy tan, nếm vừa ăn; +1ms dầu ăn + tỏi phi vàng + tiêu
* Trộn rau :
+ Cho xà lách + hành tây + dầu giấm vào thố trộn đều, nhẹ tay
- Trình bày:
+ Xếp hỗn hợp xà lách vào đĩa, chung quanh bày cà chua,trên để hành tây, trang trí ngò và ớt tỉa hoa
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
một tình yêu bằng 10 than thuốc bổ..
ai thấy câu ca dao nghe quen đừng ngại cho tũn 1 tích
A. Cụm danh từ. B. Cụm tính từ.
C. Cụm động từ. D. Thành ngữ
A