K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

Truyền thuyết về Thánh Tản Viên:

Theo truyền thuyết về nguồn gốc đức thánh Tản Viên, các thần tích vùng Sơn Tây, Vĩnh Phú thì Tản Viên Sơn Thánh là người ở động Lăng Xương (Thanh Thủy – Phú Thọ ngày nay), tên là Nguyễn Tuấn (Nguyễn Tùng), con ông Nguyễn Cao Hạnh (Hành) và bà Đinh Thị Điêng (Đen). Khi lớn lên nhận bà Ma Thị Cao Sơn ở núi Ngọc Tản làm mẹ nuôi.

Trong tâm thức dân gian của người Việt, Tản Viên là một trong bốn vị Thánh bất tử (Tiên Dung Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Tản Viên, Thánh mẫu Liễu Hạnh ).

Đây là vị Thánh biểu đạt cho những khả năng to lớn và vĩnh viễn của cộng đồng trong lao động sáng tạo ra nguồn của cải vô tận và trong chiến đấu chống thiên tai để bảo vệ cuộc sống chung

13 tháng 5 2017

Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.

- Dẫn chứng:

+ Công trình kiến trúc chùa Một Cột, các lăng tẩm của vua chúa đời Nguyễn, ....

+ Lời ăn tiếng nói của nhân dân trong tục ngữ, thành ngữ và ca dao: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe; Lời chào cao hơn mâm cỗ, ....

+ Có thể đối chiếu với thực tế đời sống của các dân tộc khác: sự kì vĩ của những Kim tự tháp (Ai Cập), của Vạn lí trường thành (Trung Quốc), ....

2 tháng 6 2017
Bài làm
“ Tôn sự trọng đạo”,một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay.Quả thật vậy,truyền thống đó dần trỡ thành một phẫm chất tối thiểu nhất mà mỗi người trong chúng ta cần phãi có.
Ông cha ta ngày xưa dạy chúng ta câu tôn sư trọng đạo nhầm nhắc nhỡ chúng ta phãi biết tôn trọng kình yêu những người đã dạy dỗ mình,không chỉ là người thầy mà còn là những bậc cha me,những người đã dạy chúng ta,dù ít dù nhiều chúng ta vẫn phãi giữ đúng tinh thần đó,như người xưa có câu: “Nhất tự vi sư,bán tự vi sư”.Từ khi còn trong nôi ai cũng được nghe lời ru: “ Muốn sang thì bắc cầu kiều.muốn con hay chữ phãi yêu lấy thầy” và càng ngày càng ngày lời ru đó cầng thấm nhuần sâu vào tâm trí của mỗi chúng ta rằng vai trò vị trí của người thầy rất quan trọng: “ Không thầy đố mày làm nên”.Qua đó cho ta thấy rằng người thầy dạy dỗ ta cũng có thễ ví như là những bậc sinh thành,vần được nhớ ơn,công lao dạy dỗ chúng ta,bỡi vì lẽ đó nhân gian có câu: “ Mùng một tết cha,mùng hai tết mẹ,mùng ba tết thầy”.Vậy đối với đầng sinh thành ra chúng mình,mình đã kính trọng,thương yêu biết bao nhiêu thì đối với những người đã dạy dỗ chúng ta,chúng ta cũng phãi có thái độ như vậy.
Mối quan hệ thầy trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xữ của cũa dân tộc Việt Nam.Tinh thần tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề về đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp,vô cùng quý giá mà chúng ta cần phãi gìn giữ.Cũng như dân tộc ta có những ngày nhớ ơn cha mẹ,thì ta cũng có ngày nhớ ơn người thầy,đó là ngày hai mươi tháng mười một,ngày nhà giáo Việt Nam,là dịp đễ chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và sự kính yêu của mình bằng những lời cãm ơn,những món là nhõ bé chứa đựng tình cãm của chúng ta dành cho thấy cho cô.Tuy trong xã hội hiện nay,người thầy không còn ỡ một vị trí cao tuyệt đối nữa như xưa nữa,nhưng họ vẫn là những người được xã hội tôn trọng vì nghề dạy học được là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý,những người thầy người cô bõ biết bao công sức,tấm huyết cho những em học trò tựa nhưng đàn con nhỏ yếu dấu ruột thịt của mìnhcho dù trên lưng họ đang mang những gánh nặng,những lo toan mưu sinh trong cuộc sống,họ vãn dành thời gian,nghiền ngẫm nhưng bài dạy,làm giáo án,suy nghĩ phương thức giãng dạy như thế nào đễ học trò có thê nắm bắt tất cã bài học.Là bổn phận học sinh,chúng ta cần phãi giữ đúng tinh thần tôn sự trọng đạo
Cho đến bây giờ,truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn còn giữ nguyên đươc giá trị của nó,còn rất nhiều học trò ngoan ngoãn học tập,chú ý lắng nghe những gì thầy cô giãng,giữ đúng đạo làm trò,luôn lễ phép không làm uỗng công sức của người thầy.Như gương ông Phạm Sư Mạnh,một người học trò giỏi của thầy Chu Văn An,cho dù đã đỗ đạt làm quan to chức lớn,địa vị xã hội lớn hơn thầy mình rất nhiều nhưng ông vẫn rất lễ phép với thầy,khi về thăm thầy,ông cho lính ngựa đứng ngoài đầu ngõ,ông đi bộ vào nhà thầy và quỳ xuống lạy thầy.Thật là một tầm gương sáng để chúng ta noi theo.Nhưng bên cạnh đó,vẫn còn rất nhiều không làm tròn bổn phận học sinh,tỏ ra coi thường công sức của người thầy miệt mài ngày đêm để có được bài giảng cho mình,xúc phạm thầy cô và làm thầy cô buồn long.Thật đáng chê trách!
Vì vậy những ai đang là học sinh đang ngồi trên ghê nhà trường ,hãy thể hiện tinh thần tôn sự trọng đạo nhiều hơn nữa,cố gắng làm thây cô vui lòng.Còn đối với những ai từng làm thầy cô buồn long,hãy cố gắng sửa sai bằng việc học thật tốt,để không phụ lòng thầy cô.
Hãy giữ nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc,hãy biết ơn những người đã dạy cho ta nhưng bài học hay,cũng như những bậc cha mẹ nuôi nấng cho chúng ta ăn học nên người.Người thầy người cô luôn là một tấm gương đề chúng ta học hỏi,noi theo.Đồng thời là những người bỏ biết bao công sức để truyền đạt kiến thức cho ta mà không hề than trách như lời một bài hát:
“ Khi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy”.
2 tháng 6 2017
Khổng Tử, bậc thầy vĩ đại, hơn 2500 năm trước sáng lập ra học thuyết Nho giáo chứa đựng tư tưởng giáo dục sâu sắc. Ông nói: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên” - tức “Trong ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta ở đó”.
Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “hằng số văn hóa” thầy - trò. Xưa đến nay, nhân vật quan trọng nhất của trường học là người thầy. Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại và đúc kết bằng bốn chữ: “Tôn sư trọng đạo”.

Câu nói: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là những lời cửa miệng của người Việt nhắc nhở nhau mỗi khi đề cập tới vai trò của người thầy. Ở dân tộc Việt Nam, “tôn sư trọng đạo” thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân. Để tỏ lòng tôn kính với thầy, người Việt có quan niệm: “Sống tết, chết giỗ”. Chính vì thế mà dưới thời phong kiến, người thầy được xếp thứ hai sau vua, theo cách gọi: Quân - Sư - Phụ (Vua – thầy - cha).

Thế ứng xử dân chủ linh hoạt của người Việt Nam rất đề cao vai trò của thầy trong sự nghiệp dạy và học. Vậy mới có câu: “Trò hơn thầy đức nước càng dày”, “học thầy không tầy học bạn” - ý nói bạn cũng có thể là thầy.

Ngày trước, thời phong kiến, không phải ai cũng có tiền đi học. Nhiều gia đình nghèo khó con em không thể đến trường. Tuy nhiên, cơ hội theo học vẫn có. Họ chỉ cần theo những phép tắc nhất định - những phép tắc biểu hiện đậm nét của sự tôn sư trọng đạo mà không quá câu nệ vào vật chất.

Chẳng hạn, trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt. Sau đó, gia đình có một “lễ mọn”, mang tính chất “lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần. Thỉnh thoảng, gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy.

Thời gian ở nhà thầy, học trò không chỉ học chữ nghĩa mà quan trọng phải tu dưỡng bản thân, rèn nhân cách sống. Có thể nói, đạo trò xưa không chỉ rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn lao. Khi ra đường, gặp thầy phải ngả mũ nón và vòng tay chào; lúc thầy già yếu, các đồng môn phải lo sắm cỗ thọ đường (áo quan)...

Phải thừa nhận nền giáo dục phong kiến có nhiều điểm còn hạn chế, nhưng do lấy tư tưởng đạo đức của Nho giáo làm nền tảng cơ bản nên đã tạo ra một lớp học trò trọng nhân nghĩa và sống có đạo lý, rất “tôn sư trọng đạo”.

“Tôn sư trọng đạo” còn thể hiện ở việc kính thầy. Kính thầy là một phong tục có giá trị nhân văn sâu sắc. Kính thầy thường vào dịp đầu xuân - Tết nguyên đán. Học trò xa gần náo nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy. Dân gian có câu: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” cũng vì lẽ đó.

Mối quan hệ thầy - trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xử của nhân dân Việt Nam. Người thầy như điểm sáng trí tuệ sưởi ấm tâm hồn học trò. Tìm trong lịch sử dân tộc ta có biết bao bậc thầy vĩ đại, cả đời tận trung vì dân vì nước. Cuộc sống của họ thanh bần mà được người đời ca tụng, lưu danh muôn thuở.

Vậy mới có một thầy Chu Văn An (1370), sẵn sàng từ bỏ áo mũ, quan tước, dâng sớ lên triều đình xin chém đầu 7 kẻ quyền thần. Một thầy Đồ Chiểu mù hai mắt nhưng cả đời kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh xâm lược của ngoại bang...

Ý thức “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta thật đa dạng, chứa đựng tính nhân bản tình người. Minh chứng cho điều này, chúng ta ngược thời gian trở về các làng nghề truyền thống. Nhiều phường nghề, phố nghề ở Thăng Long được bắt đầu từ một số thợ thủ công trong các làng nghề ở nông thôn. Họ di cư lên đô thị lập thương điếm, cửa hiệu làm ăn, dần dà hình thành nên những phường nghề, phố nghề nơi kinh thành.

Tuy sống và làm việc tại thành thị, nhưng họ vẫn có quan hệ mật thiết với quê hương. Ngày giỗ tổ, không ước hẹn nhưng tất cả cùng đồng tâm tụ họp về chốn cũ quê xưa để tưởng nhớ tới vị thầy đã truyền nghề cho họ. Trong sâu thẳm tâm thức mỗi người, đó là việc làm ghi lòng tạc dạ công ơn của lớp hậu sinh tới bậc tiền bối - người thầy sáng lập ra nghề và truyền lại cho hậu thế.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách nhằm ưu tiên cho phát triển giáo dục, coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cho phép đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chủ trương đưa đất nước phát triển tiến lên bằng nền kinh tế tri thức. Nền giáo dục của Nhà nước ta đã chọn lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây có thể xem như là một biểu tượng đẹp cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam .
22 tháng 7 2019

Nét đẹp văn hóa gây ấn tượng nhất trong Tết Nguyên đán là mọi thành viên trong gia đình được sum họp bên nhau ấm áp.

    + Trong cuộc sống thường nhật, mọi người vì phải lo toan cho cuộc sống mưu sinh nên thường bận rộn, ít có dịp gần gũi nhau

    + Ngày Tết mọi người được nghỉ làm, quây quần bên nhau hạnh phúc, kể cho nhau nghe chuyện đã qua, và hướng nhau tới những điều tốt đẹp

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 3]“Con người với tất cả đời sống tự nhiên và xã hội của nó chính là đối tượng và cũng là đặc trưng cơ bản nhất của văn học".(Lê Ngọc Trà)~ CON NGƯỜI LÀ HÌNH TƯỢNG TRUNG TÂM CỦA VĂN HỌC ~     - Con người chính là đối tượng phản ánh đặc thù của các tác phẩm văn học. Con người bao giờ cũng sẽ được nhà văn ưu ái đặt vào vị trí...
Đọc tiếp

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 3]
“Con người với tất cả đời sống tự nhiên và xã hội của nó chính là đối tượng và cũng là đặc trưng cơ bản nhất của văn học".
(Lê Ngọc Trà)
~ CON NGƯỜI LÀ HÌNH TƯỢNG TRUNG TÂM CỦA VĂN HỌC ~
     - Con người chính là đối tượng phản ánh đặc thù của các tác phẩm văn học. Con người bao giờ cũng sẽ được nhà văn ưu ái đặt vào vị trí trung tâm, làm đối tượng chủ yếu của sự phản ảnh bởi đây là hiện thân của mọi sự việc trong văn học, là hạt châu quy chiếu tất cả mọi vẻ đẹp, mọi giá trị tinh túy của đời sống mà những ngòi bút sắc sảo hướng tới. 
     - Con người trong văn chương không phải là kiểu con người trừu tượng mà họ là những con người cụ thể, sinh động, mỗi nhân vật đều mang một hình tượng riêng biệt, tiêu biểu cho từng tầng lớp xã hội hay thời đại mà họ đang sống. Nhưng cũng có những nhà văn như Nguyễn Thành Long, những nhân vật trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa" không phải là hình tượng con người cụ thể, đó chỉ là những hình mẫu đại diện cho những người thanh niên xung phong, yêu nước, yêu nghề thời bấy giờ.
     - Con người của văn chương là con người sự toàn vẹn, hoàn mỹ với tất cả đời sống và xã hội. Con người trong văn học là con người của hạnh phúc và đau khổ, vui sướng và buồn bã, yếu đuối và mạnh mẽ, chống trả và cam chịu, … Tất cả những thứ ấy đều là những điều muôn vẻ, muôn màu đã được thấu hiểu từ lăng kính tinh tế của nhà văn đưa vào trang sách.
     - Văn học không chỉ đơn giản là miêu tả ngoại hình hay hành động của nhân vật mà còn phải chau chuốt, đặc tả một cách chân thật nhất những tính cách, thân phận hay những suy tư của họ trước cuộc đời. Đó là những con người luôn trăn trở, đi tìm lý tưởng sống của đời mình, của những giá trị tốt đẹp bị che lấp bởi những “chùng chình, vòng vèo" của đời và xã hội.
     - Vấn đề của văn chương là những hiện tượng, sự vật. Nhưng cái mà người nghệ sĩ quan tâm nhất lại là những gì thuộc về con người với những mối liên hệ, chứa đựng trong những thứ xoay quanh sự vật hiện tượng đó. Cho nên, sự vật trong văn học thường mang những vẻ đẹp man mác, như hạt cát mang theo thân phận một đời người, như giợt sương mai mang theo hơi thở tươi trẻ của thanh xuân và sức sống mãnh liệt, … hay như những con nai nhỏ mang theo trái tim nhỏ bé với những rung động đầu đời. Chính những giá trị đích thực ấy đã tạo nên vẻ đẹp và những giá trị thẩm mỹ của sự vật trong văn học.

     - Như chúng ta có thể thấy, Văn đàn Văn học Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ trong thời kỳ "Phong trào Thơ mới" với sự xuất hiện của những nhà văn có lối văn chương riêng biệt nhưng đều thể hiện được hình tượng con người trong tác phẩm của mình vô cùng hoàn chỉnh và đặc sắc như một Nguyễn Bính "mộc mạc", một Xuân Diệu "rạo rực, tha thiết", một Huy Cận "sắc sảo mà tinh tế", ... hay như một Lưu Trọng Lư "mơ màng". Họ đã bắt được những cái tế vi nhất của cuộc đời để sinh ra những tác phẩm mang những tư tưởng lớn về đời sống và đời người.
___________________________________________________________________________

MỘT SỐ CÂU LÝ LUẬN VĂN HỌC HAY
1. “Con người, tiếng ấy thật tuyệt diệu, nó vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao.”
(Maksym Gorky)
2. “Thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu.”
(Tố Hữu)
3. “Thiên chức của nhà văn là đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.”
(Nguyễn Minh Châu)
4. “Thơ khởi phát ở trong lòng người."
(Lê Quý Đôn)
5. “Hãy hát lên khi mỗi tâm hồn anh là một sợi dây đàn.”
(Platon)

4
29 tháng 3 2023

đăng muộn zợ chị :q

29 tháng 3 2023

21h30 mới nhớ ra tuần nay chưa up bài nên lôi ra viết, viết xong là đăng liền cho nóng :vv

4 tháng 7 2017

Có 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thấm sâu vào tư tưởng, bản sắc văn hóa dân tộc

Để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, người Việt cần xác nhận tư tưởng tôn giáp:

    + Phật giáo không được tiếp nhận ở góc độ trí tuệ hay cầu giải thoát

    + Nho giáo không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều hà khắc

- Người Việt tiếp nhận tôn giáo tạo ra cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp hài hòa, thanh lịch của những người sống nghĩa tình

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?

Pls help me :(

 

1

 Câu 1:Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.

Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê… Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai. Người con trưởng là Nguyễn Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy.

Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái.

Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)).

Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.

Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.

Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quê vợ, quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?).

Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.

Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.

Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.

Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.

Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.

Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820

Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).

 Tác phẩm bằng chữ Hán:

Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau:

  • Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
  • Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
  • Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

     Tác phẩm bằng chữ Nôm

  • Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
  • Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
  • Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
    Còn lại thì mình chịu=)
19 tháng 4 2019

Cách sử dụng chất liệu văn học dân gian của tác giả: ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục, lối sống…

- Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:

   + Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao :con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc

   + Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

-> Sử dụng ý, hình ảnh, ca dao, truyền thuyết để tạo nên hình tượng mới, vừa gần gũi, vừa mới mẻ

13 tháng 5 2017

Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo (Phật giáo và Nho giáo tuy từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc).

- Để tạo nên bản sác văn hóa dân tộc, người Việt Nam đã xác nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng: "Phật giáo không được tiếp nhận ở khía cạnh trí tuệ, cầu giải thoát, mà Nho giáo cũng không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt". Người Việt tiếp nhận tôn giáo để tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.

- Dẫn chứng trong văn học:

a. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo (Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

Tư tưởng "nhân nghĩa", "yên dân", "điếu dân phạt tội" (thương dân, phạt kẻ có tội) có nguồn gốc từ Nho giáo (Đạo Khổng).

b. Thương thay thân phận đàn bàn Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Quan niệm về thân phận, số kiếp .... là do ảnh hưởng đạo Phật.

23 tháng 6 2021

Anh/ chị tham khảo:

Giới thiệu vấn đề Bàn luận vấn đề

_ Thực trạng: hiện nay việc truyền bá thông tin giả mạo diễn ra ngày càng phổ biến. Theo thống kê có đến 63% người đọc các bài trên facebook đều đang đọc thông tin giả mạo.

_ Nguyên nhân:

+ Người viết muốn kiếm tiền quảng cáo, vì lợi ích cá nhân.

+ Người đọc muốn đọc những tin ngắn, giật gân.

_ Tác hại:

+ Khiến cho người đọc hoang mang.

+ Gây nên bất ổn xã hội

+ Tin tức giả mạo còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội khi kẻ xấu cố tình đưa tin sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.

_ Giải pháp:

+ Kiểm soát chặt chẽ các thông tin được đưa lên mạng xã hội, có hình thức phạt nghiêm minh với những kẻ lan truyền thông tin giả.

+ Bản thân mỗi người cần tạo ra “sức đề kháng” trước rừng thông tin hiện nay. Chủ động tìm đến những nguồn thông tin đáng tin cậy; đọc và lọc thông tin, kiểm chứng thông tin trước khi lan truyền đến người khác.

1. Dẫn chứng về khó khăn thử thách

Cà rốt khi chưa chế biến thì cứng và trông rắn chắc, nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở nên rất mềm. Còn trứng lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc hơn. Hạt cà phê thì thật kỳ lạ. Sau khi sôi, nước của chúng trở nên rất đậm đà. Cuộc đời này cũng vậy. Khi sự việc tưởng như tồi tệ nhất thì chính lúc ấy lại giúp ta mạnh mẽ hơn cả. Bạn sẽ đối mặt với những thử thách của cuộc đời như thế nào? Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?

Niuton là nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng, là một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh nhưng trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ông đã tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành người rất tài năng.

Andecxen Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào có đủ bánh mì để ăn. Đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu. Vượt qua tất cảvới ước mơ trở thành nghệ sĩ, Andecxen đã lang thang lên thành phố Copenhaghen đóng những vai kịch tầm thường, làm quét dọn. Cuối cùng, nghị lực và tình yêu nghệ thuận đã giúp ông thành công. Những câu truyện cổ tích của ông mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc, thắp lên những ước mơ đẹp.

 

Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. anh nổi tiếng với phương châm “cuộc sống không giới hạn”.

Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. cô đã lập nên quỹ “ước mơ của thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời, hàng “ngày hội hoa hướng dương”, viết tiếp ước mơ của thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng: với cơ thể chỉ khoảng 20 kg, nhưng có sự thông minh và nghị lực sống phi thường, năm 2003, công hùng đã đứng ra mở một trung tâm tin học dành cho người có hoàn cảnh như mình. trung tâm của công hùng đã giúp nhiều người khuyết tật tại nghệ an xóa bỏ mặc cảm, mở ra cơ hội việc làm và tương lai tươi sáng hơn cho họ. năm 2006, anh được trung ương đoàn bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc, được gọi “hiệp sĩ công nghệ thông tin.

2. Ý nghĩa của việc vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống

Thử thách là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và nó luôn xuất hiện dù bạn có muốn hay không. Nếu cuộc sống không có thử thách vậy cuộc sống đó có buồn tẻ hay không. Bạn có thể tạo ra thử thách cho chính bản thân mình để khám phá những năng lực và giá trị của bản thân hoặc thử thách cũng đến chính từ trong cuộc sống của các bạn. Tuy nhiên thay vì đầu hàng chúng ta sẽ lựa chọn tìm cách giải quyết để biến những thử thách thành cơ hội và vượt qua nó để phát triển bản thân mình hơn. Đối mặt với thử thách chính là rèn luyện bản thân để trưởng thành. Và sau mỗi thử thách ta lại có thêm được những trải nghiệm quý báu. Chính vì vậy chúng ta cần phải có ý chí, nghị lực để đối đầu và vượt qua những khó khăn thử thách. Khi đó bạn sẽ cảm nhận được những trái ngọt mà chúng mang lại.

 3. Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống

a. Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống.

b. Giải thích

- Thử thách: Là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó mà buộc con người ta phải vượt qua.

- Vượt qua những thử thách: Là quá trình con người dùng nghị lực, khả năng của chính mình để vượt qua những tình huống, những việc làm khó khăn, gian khổ nhằm đạt được thành công trong cuộc sống.

c. Bàn luận: Đưa ra lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo ý sau:

- Mỗi lần vượt qua thử thách là một lần chúng ta được trải nghiệm, giúp ta hình thành những bài học kinh nghiệm, bồi đắp vốn sống.

- Thử thách và vượt qua thử thách khơi dậy những năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người, giúp ta khám phá và khẳng định giá trị của bản thân.

- Vượt qua thử thách góp phần tôi rèn bản lĩnh, hình thành những phẩm chất tốt đẹp như niềm tin, nghị lực, sự kiên trì, dũng cảm… Từ đó, giúp con người trưởng thành hơn và có cơ hội thành công hơn, có thể đóng góp sức mình nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội.

- Thực tế cuộc sống, có rất nhiều người đã vượt qua những thử thách để đến với thành công, góp phần thúc đẩy sự bình ổn, sự phát triển của xã hội.

- hê phán những người gặp thử thách là nản lòng, chùn bước, không có ý chí vượt qua mọi gian nan, thách thức, dễ lùi bước, thỏa hiệp.

d. Bài học nhận thức và hành động

- Thử thách là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Con người cần phải biết đương đầu và vượt qua thử thách thì mới có thể tồn tại, phát triển và hướng tới thành công.

- Cần tôi rèn ý chí, nghị lực; luôn luôn rèn luyện để có sức mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần; cần lạc quan và dũng cảm đối mặt với thử thách; biến khó khăn, thử thách thành cơ hội; cần dám nghĩ, dám làm và dám vượt qua những thử thách để thực hiện ước mơ và khát vọng.

4. Dàn ý nghị luận nghị lực vượt qua khó khăn, thử thách 

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu chủ đề nghị luận "ý nghĩa của khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mỗi con người"

Vd: có thể dẫn từ một câu nói nổi tiếng liên quan đến vđnl, hiện tượng đạo lý mình khẳng định,....v...v..

Thân đoạn:

1. Giải thích:

- Ý nghĩa của khó khăn, thử thách:

+ Sau khi trải qua nó, ta sẽ biết giới hạn và giá trị của bản thân mình đang ở mức nào. Từ đó "biết mình" mà cố gắng phát triển hoàn thiện bản thân.

+ Xây dựng cho ta phẩm chất, tích cách tốt đẹp hơn.

+ Giúp ta nâng cao giá trị bản thân mình.

+ Giúp ta trưởng thành hơn, ngày một tốt đẹp hơn.

2. Phân tích, bàn luận:

- Trong cuộc sống mỗi con người thì chắc chắn ai cũng đã trải qua khó khăn, thử thách. Đó là điều tất nhiên mà ta phải gặp.

D.c: Không nói đâu xa, khi đi học thì thử thách và khó khăn ta gặp phải là những bài kiểm tra, kỳ thi.

+ Và khi kiểm tra như thế, bắt buộc ta phải có kết quả tốt và kéo theo là ta phải tự cố gắng học hành nhiều hơn, chăm hơn.

--> Đó cũng là bằng chứng cho việc: mỗi khó khăn, thử thách trong cuộc sống sẽ giúp con người ta trở nên tốt đẹp hơn.

- Cuộc sống của con người ta phải có khó khăn, thử thách thì khi ấy người ta mới thật sự là sống có ý nghĩa.

D.c: Một người sống quá đầy đủ, nhàn nhã và không có áp lực nào. Họ sẽ trở nên chán nản vì không có mục tiêu sống thực sự.

- Sau khi trải qua một gian nan, khổ cực thì chắc chắn ta sẽ gặt hái được thành công nhất định cho bản thân mình.

3. Mở rộng.

- Không nên lười biếng, không nên trốn tránh khi gặp phải khó khăn và thử thách. Bởi điều ấy chỉ khiến ta thêm hèn nhát, thêm không có giá trị.

- Thay vào đó, ta phải biết đương đầu với thử thách, không ngại gian khó. Điều đó sẽ giúp ta có thêm một tinh thần kiên định và một ý chí sắt thép.

4. Phản đề:

- Không phải lúc nào cũng là đối mặt với khó khăn mà cần thông minh khéo léo sử dụng tổng hợp trí óc và chân tay.

- Cần biết lượng sức mình chứ không phải khó khăn nào cũng lao đầu vào, kết quả chỉ có thua cuộc.

- Khi muốn đi đốn củi thì phải mài rìu thật kỹ.

5. Liên hệ bản thân mình:

- Bây giờ mình đã biết đương đầu với khó khăn thử thách chưa?

Kết đoạn:

Tổng kết lại vấn đề, khẳng định lại ý nghĩa của khó khăn và thử thách trong cuộc sống mỗi người.

- Đưa ra lời khuyên, lời nhắn nhủ ý nghĩa đến mọi người về vấn đề này.

5. Suy nghĩ về ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống

Cuộc sống của mỗi người mỗi ngày vui vẻ hay buồn bã là do chính bản thân chúng ta lựa chọn. Mỗi người sẽ có một hành trình, một cuộc sống riêng cho chính bản thân mình. Trên cuộc hành trình ấy, chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng khi ta vượt qua nó bằng thái độ sống tích cực, ta sẽ có được thành công.

 

Vậy thế nào là thái độ sống tích cực? Thái độ sống tích cực chính là cảm giác vui vẻ, thoải mái, vô tư dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay gặp phải chuyện không vui trong cuộc sống. Thái độ sống tích cực rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân một thái độ sống tích cực để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống.

Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. Bên cạnh đó, thái độ sống tích cực giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, đồng thời giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người có thái độ sống tích cực luôn biết cách biến cuộc sống của mình trở nên muôn màu và truyền được năng lượng tích cực cho người khác.

Trong cuộc sống có rất nhiều con người sống với thái độ tích cực mà chắc hẳn mỗi chúng ta đều được biết đến. Đó là những người bệnh nhân bị ung thư nhưng có tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực đã vượt qua và khỏi bệnh mà không hoàn toàn dựa vào y học.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm;… những người này nên bị chỉ trích, phê phán.

Chúng ta hãy hiểu rằng, mỗi ngày khi mở mắt ra thấy bản thân mình còn sống, còn được cống hiến là một điều vô cùng may mắn. Chính vì vậy, chúng ta hãy sống với thái độ tích cực nhất có thể để làm nên nhiều hơn những điều tích cực khác.

6. Đoạn văn nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống

Khi mọi người gặp thử thách khó khăn, học sẽ luôn luôn nản chí và không muốn vượt qua thủ thách đó. Những nếu chúng ta biết vượt qua thử thách là chúng ta biết cách đừng lên. Biết cách vùng dậy. Khi vượt qua thử thách, các bạn có thể khẳng định được chính bản thân của các bạn. Các bạn có thể nghĩ lại lúc mình rụt rè không dám vươn lên để rồi hôm nay bạn vượt qua thử thách. Trong cuộc sống của chúng ta, không phải là chờ đến cuộc thi mới có thử thách mà đường đời của chúng ta cũng chính là thử thách. Chúng ta mỗi khi gặp chuyện buồn hoặc một biến động nào đó trong cuộc đời cũng là 1 thử thách. Chúng ta phải biết cách vượt qua đó. Đó chính là thử thách mà chúng ta cần vượt qua. Thử thách cuộc sống chúng ta luôn cần can đảm để vượt qua nó. Và khi chúng ta vượt qua rồi. Chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống này không chút khó khăn!

7. Nghị luận xã hội về vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống

Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những ngày tháng khó khăn và đầy thách thức. Ngoài những trở ngại trong đời sống tình cảm , vật chất, ta còn phải vượt qua những cám dỗ của cuộc sống. Để vượt qua những điều ấy, chúng ta cần có một bản lĩnh thực sự vững vàng để giữ cho bản thân luôn hướng đến con đường sống đúng đắn. Bản lĩnh là gì? Có rất nhiều khía cảnh để thể hiện tính bản lĩnh. Bản lĩnh đối diện với khó khăn, bản lĩnh trong thi đấu, bản lĩnh trong công việc… Tựu chung lại, bản lĩnh là một thước đo nhân cách con người, xem họ có phải là những người biết giữ vững chính kiến, không đứng núi này trông núi nọ và biết hướng đến những điều hay lẽ phải. Sống bản lĩnh giúp chúng ta tăng thêm tự tin trong cuộc sống, tạo năng lượng để theo đuổi những suy nghĩ, dự định và đêm mê của mình. Có vô số tình huống, sự việc cần chúng ta thể hiện sự bản lĩnh của mình. Ví như trong công việc, khi sếp của mình làm sai hay đồng nghiệp của ta mắc lỗi, nhiều người muốn sự im lặng vì sự phật lòng người khác. Nếu bạn là người có bản thân, bạn sẽ sẵn sàng dám lên tiếng để chỉ ra những điều sai trái ấy. Hay khi ta đi học, bản lĩnh của người học sinh là không để bản thân mình gian lận thi cử, tham gia quay cóp, chép bài trong giờ thi. Đó cũng là khi bạn không sợ bạn bè xấu ghen ghét khi nói ra những sai sót của họ, để cho họ biết sai lầm mà sửa chữa. Bản lĩnh của con người còn được khẳng định qua những lúc căng thẳng, công việc hệ trọng nhưng bạn vẫn giữ bình tĩnh để đưa ra những quyết định sáng suốt. Nhiều tài năng tham gia các cuộc thi lớn, nhưng nếu họ thiếu mất bản lĩnh phòng thi, không dám mạo hiểm hay run sợ trước kì thi, thì kết quả thường không đạt được như mong muốn. Đồng thời, bản lĩnh còn là yếu tố tạo nên những đức tính, phẩm chất của con người. Tựa như nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, vì ông có bản lĩnh hơn người, khi bị giặc bắt cũng không hề run sợ, nhún nhường khiến người đời nể trọng. Trong bất cứ hoàn cảnh sống nào, dù xung quanh ta đều là những người xấu, những tệ nạn xã hội bủa vậy, nhưng ta cần giữ vững bản lĩnh kiên cường, cự tuyệt những điều xấu để giữ cho mình một cuộc sống lành mạnh, biết tiếp thu cái hay, cái mới và bài trừ cái xấu. Có rất nhiều tấm gương tuy cuộc sống gia đình khó khăn, gặp nhiều biến cố nhưng họ vẫn kiên cường chiến đấu, đứng lên. Như câu chuyện của chị Nguyễn Thị Luyện, là một trong những nòng cốt của đội bóng đá nữ Việt nam đã giúp đội tuyển giành được huy chương vàng SeaGame 29. Bố mất sớm, đang tham gia thi đấu thì nhận tin mẹ mất, thế nhưng chị vẫn vững vàng tinh thần, cống hiến hết mình vì sự nghiệp thể thao nước nhà. Thật là một tấm gương trẻ đáng ngưỡng mộ. Nhiều người không có được bản lĩnh chiến đấu, khi gặp khó khăn đã vội bỏ cuộc. Chỉ biết chạy theo miệng lưỡi người đời mà không có chính kiến của mình thì cuộc sống của họ thật khó có được thành công. Có những người, chỉ mới giao lưu kết bạn với vài người bạn không tốt, đã ngay lập tức thay đổi, biến chất. Hay có những bạn học sinh vừa mới bước chân ra thành phố lớn, đi học đại học, không hề chú tăm việc học hành lại lao theo đua đòi, ăn chơi theo những trào lưu mới. Bản lĩnh không phải là một tố chất sẵn có mà cần có một quá trình để phấn đấu rèn luyện.Những người có trí lớn, học rộng hiểu sâu thì thường có bản lĩnh hơn người. Chẳng vì thế mà những người anh hùng, những tỉ phú khi chia sẻ, họ đều mang dáng dấp của những người có tố chất thủ lĩnh mang bản lĩnh rất lớn. Là những người trẻ tuổi, để học tập tốt, rèn luyện tốt, chúng ta phải luôn cố gắng giữ vững chính kiến, quan điểm của mình. Thất bại là mẹ của thành công, có ý chí kiên cường ắt sẽ làm nên sự nghiệp lớn.

 8. Đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, chúng ta cần bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình bởi lẽ đời người vốn dĩ là một cuộc hành trình vượt qua những thử thách. Trong cuộc đời, mỗi con người ai cũng sẽ phải trải qua những khó khăn gian khổ để trưởng thành và khôn lớn. Câu nói khuyên chúng ta hãy lạc quan, mạnh mẽ bước qua những thử thách đó để đến với thành công, đến với quả ngọt, sự cố gắng luôn được đền đáp xứng đáng. Người có tinh thần vượt khó khăn, thử thách là những người luôn cố gắng vươn lên trong công việc và cuộc sống, gặp khó khăn không chùn bước, vấp ngã biết đứng dậy và đi tiếp, không bỏ cuộc. Họ luôn kiên trì với mục tiêu và ước mơ mà bản thân mình đã đề ra. Khi chúng ta vượt qua thử thách, ta sẽ đến thành công, sẽ đạt được mục tiêu, đạt được những gì ta mong muốn. Bên cạnh đó, người vượt qua được những khó khăn thử thách sẽ rèn luyện được cho bản thân những đức tính tốt đẹp khác và được mọi người tôn trọng cũng như học tập theo. Tuy nhiên. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người mới gặp khó khăn, thử thách đã vội nản chí, không biết cố gắng vươn lên trong cuộc sống của mình,… những người này sẽ khó có được thành công trong cuộc sống và sớm bị xã hội đào thải. Đứng trước những thử thách, mỗi con người được lựa chọn cho mình một tinh thần để vượt qua, hãy luôn giữ lấy sự lạc quan, niềm hi vọng và bản lĩnh của mình để hướng về phía trước, đến những điều tốt đẹp. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

9. Nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống - Mẫu 1

Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những ngày tháng khó khăn và đầy thách thức. Ngoài những trở ngại trong đời sống tình cảm, vật chất, ta còn phải vượt qua những cám dỗ của cuộc sống. Để vượt qua những điều ấy, chúng ta cần có một bản lĩnh thực sự vững vàng. Bản lĩnh là một thước đo nhân cách con người, xem họ có phải là những người biết giữ vững chính kiến, không đứng núi này trông núi nọ và biết hướng đến những điều hay lẽ phải. Có rất nhiều khía cạnh để thể hiện tính bản lĩnh. Bản lĩnh đối diện với khó khăn, bản lĩnh trong thi đấu, bản lĩnh trong công việc… Sống bản lĩnh giúp chúng ta tăng thêm tự tin trong cuộc sống, tạo năng lượng để theo đuổi những suy nghĩ, dự định và đêm mê của mình. Bản lĩnh còn là yếu tố tạo nên những đức tính, phẩm chất của con người. Trong bất cứ hoàn cảnh sống nào, dù xung quanh ta đều là những người xấu, những tệ nạn xã hội bủa vây, nhưng ta cần giữ vững bản lĩnh kiên cường, cự tuyệt những điều xấu để giữ cho mình một cuộc sống lành mạnh, biết tiếp thu cái hay, cái mới và bài trừ cái xấu. Nhiều người không có được bản lĩnh chiến đấu, khi gặp khó khăn đã vội bỏ cuộc. Chỉ biết chạy theo miệng lưỡi người đời mà không có chính kiến của mình thì cuộc sống của họ thật khó có được thành công. Có những người, chỉ mới giao lưu kết bạn với vài người bạn không tốt, đã ngay lập tức thay đổi, biến chất. Hay có những bạn học sinh vừa mới bước chân ra thành phố lớn, đi học đại học, không hề chú tăm việc học hành lại lao theo đua đòi, ăn chơi theo những trào lưu mới. Những hành động, những con người đáng bị phê phán. Bản lĩnh không phải là một tố chất sẵn có mà cần có một quá trình để phấn đấu rèn luyện. Là những người trẻ tuổi, để học tập tốt, rèn luyện tốt, chúng ta phải luôn cố gắng giữ vững chính kiến, quan điểm của mình. Thất bại là mẹ của thành công, có bản lĩnh ắt sẽ làm nên sự nghiệp lớn.

10. Nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống - Mẫu 2

Cuộc sống của chúng ta đầy rẫy những khó khăn và thử thách. Nếu như chúng ta không có bản lĩnh, ý chí và nghị lực để vượt qua thì mãi mãi chúng ta sẽ không thoát khỏi cái hố sâu đó. Như vậy, bản lĩnh có vai trò quan trọng làm nên sự tồn tại của một con người. Bản lĩnh chính là việc dám nghĩ, dám sống, dám làm những gì mà mình cho là đúng, không ảnh hưởng đến người khác. Bản lĩnh còn chính là sự gan dạ, dũng cảm, kiên cường vượt qua tất cả để dành được điều mà mình mong đợi. Bản lĩnh là một đức tính cần được rèn luyện, gọt giũa của mỗi người để có thể tìm cho mình một con đường đi đúng đắn nhất. Khi chúng ta có bản lĩnh, sẽ không phải cúi đầu, không phải băn khoăn, không phải lo nghĩ sẽ phải làm gì, làm như thế nào. Bản lĩnh sẽ khiến con người quyết đoán hơn. Bản lĩnh sẽ làm nên một con người khác biệt, bạn sẽ tự thấy mình không giống ai. Bản lĩnh sẽ khiến cho bạn tự tin hơn, vươn đến những ước mơ mà bạn đã từng suy nghĩ đến. Là một người sống bản lĩnh thì chắc chắn rằng bạn sẽ không ngần ngại làm sai và sửa sai, bởi bạn biết rằng thành công nào cũng sẽ đánh đổi bởi những thất bại. Nếu như bạn để mất bản lĩnh của mình, mọi việc sẽ rất khó khăn để thực hiện. Bản lĩnh không phải là một bản chất có sẵn, nó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu. Những người có bản lĩnh thường là những kẻ sẽ thành công nhanh hơn và chắc chắn hơn. Bản lĩnh là một đức tính tốt đối với mỗi người. Chúng ta hãy cố gắng rèn luyện cho mình một bản lĩnh, kiên cường để có thể trở thành một công dân có ích.

 11. Đoạn văn nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống - Mẫu 3

Cuộc sống của mỗi người mỗi ngày vui vẻ hay buồn bã là do chính bản thân chúng ta lựa chọn. Mỗi người sẽ có một hành trình, một cuộc sống riêng cho chính bản thân mình. Trên cuộc hành trình ấy, chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng khi ta vượt qua nó bằng thái độ sống tích cực, ta sẽ có được thành công. Vậy thế nào là thái độ sống tích cực? Thái độ sống tích cực chính là cảm giác vui vẻ, thoải mái, vô tư dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay gặp phải chuyện không vui trong cuộc sống. Thái độ sống tích cực rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân một thái độ sống tích cực để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống. Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. Bên cạnh đó, thái độ sống tích cực giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, đồng thời giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người có thái độ sống tích cực luôn biết cách biến cuộc sống của mình trở nên muôn màu và truyền được năng lượng tích cực cho người khác. Trong cuộc sống có rất nhiều con người sống với thái độ tích cực mà chắc hẳn mỗi chúng ta đều được biết đến. Đó là những người bệnh nhân bị ung thư nhưng có tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực đã vượt qua và khỏi bệnh mà không hoàn toàn dựa vào y học. Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm;… những người này nên bị chỉ trích, phê phán. Chúng ta hãy hiểu rằng, mỗi ngày khi mở mắt ra thấy bản thân mình còn sống, còn được cống hiến là một điều vô cùng may mắn. Chính vì vậy, chúng ta hãy sống với thái độ tích cực nhất có thể để làm nên nhiều hơn những điều tích cực khác.

12. Đoạn văn nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống - Mẫu 4

Cuộc sống của mỗi người mỗi ngày vui vẻ hay buồn bã là do chính bản thân chúng ta lựa chọn. Mỗi người sẽ có một hành trình, một cuộc sống riêng cho chính bản thân mình. Trên cuộc hành trình ấy, chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng khi ta vượt qua nó bằng thái độ sống tích cực, ta sẽ có được thành công. Vậy thế nào là thái độ sống tích cực? Thái độ sống tích cực chính là cảm giác vui vẻ, thoải mái, vô tư dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay gặp phải chuyện không vui trong cuộc sống. Thái độ sống tích cực rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân một thái độ sống tích cực để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống. Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. Bên cạnh đó, thái độ sống tích cực giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, đồng thời giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người có thái độ sống tích cực luôn biết cách biến cuộc sống của mình trở nên muôn màu và truyền được năng lượng tích cực cho người khác. Trong cuộc sống có rất nhiều con người sống với thái độ tích cực mà chắc hẳn mỗi chúng ta đều được biết đến. Đó là những người bệnh nhân bị ung thư nhưng có tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực đã vượt qua và khỏi bệnh mà không hoàn toàn dựa vào y học. Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm;… những người này nên bị chỉ trích, phê phán. Chúng ta hãy hiểu rằng, mỗi ngày khi mở mắt ra thấy bản thân mình còn sống, còn được cống hiến là một điều vô cùng may mắn. Chính vì vậy, chúng ta hãy sống với thái độ tích cực nhất có thể để làm nên nhiều hơn những điều tích cực khác.