Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Học sinh tìm kiếm thông tin qua sách, báo hoặc internet.
- Ví dụ nông nghiệp ở I-xra-en.
Ngành nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Tính đến năm 2014, 24,2% diện tích Israel là đất nông nghiệp.
Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường.
Israel là nơi khai sinh ra hai loại hình cộng đồng nông nghiệp độc đáo, cộng đồng hợp tác xã Kibbutz và Moshav, hình thành từ những người Do Thái hồi hương từ khắp nơi trên thế giới.
Ví dụ: Phát triển nông nghiệp sạch, phát triển năng lượng sạch (gió, mặt trời,…), lối sống xanh (hạn chế giảm thiểu rác thải, tái chế nhiều sản phẩm, tiết kiệm các nguồn năng lượng và nước sạch,…),…
- Các trang trại thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, trang trại cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên, đông Nam Bộ,...
- Thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành, xung quanh thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chi Minh,...
- Vùng nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, vùng nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long…
- Tình hình phát triển công nghiệp may ở Việt Nam:
+ Những năm gần đây, ngành này liên tục có bước phát triển tích cực, đạt mức tăng trưởng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước.
+ Trong 06 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 18 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù, tăng trưởng cao, nhưng trước những diễn biến của thương mại toàn cầu đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi ngành cần có giải pháp ứng phó,…
+ Công nghiệp may Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường như Châu Âu, Canađa, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong đó Châu Âu chiếm thị phần lớn nhất từ 34 - 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.
- Phân bố không đồng đều. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến 31/12/2010, ngành công nghiệp may có 3.710 doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng miền.
+ Tại miền Bắc, nơi tập trung tới 30% doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp lại chủ yếu đóng tại thủ đô Hà Nội.
+ Khu vực miền Nam chiếm tới 62% lượng doanh nghiệp toàn ngành, cũng chủ yếu tập trung tại TP. Hồ Chí Minh.
+ Còn khu vực miền Trung chỉ chiếm 8% lượng doanh nghiệp toàn ngành.
- Dịch vụ công gồm 3 loại: dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp; dịch vụ công trong lĩnh vực công ích và dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nhà nước hay còn gọi là dịch vụ hành chính công.
- Một số tiến bộ trong dịch vụ công:
+ Tiến hành xã hội hóa dịch vụ công.
+ Ứng dụng khoa học – công nghệ vào các hoạt động dịch vụ công, thực hiện trực tuyến.
Tìm kiếm trên internet (trang web: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-danh-sach-dich-vu-cong.html#tthcName)
Khu công nghiệp Phú Nghĩa – Hà Nội:
- Khu công nghiệp có vị trí đắc địa khi nằm trên trục Quốc lộ 6A nối giữa hai thị trấn Xuân Mai và Chúc Sơn, thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội 23 km, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 40 km, cảng biển Hải Phòng 120 km, KCN có tổng diện tích lên đến 170 ha được đầu tư bài bản về hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ.
- Các ngành nghề chính: công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử, công nghiệp chính xác, công nghiệp nhẹ, công nghệ tin học.
- Các nhà đầu tư hiện tại: Công ty Sản xuất linh kiện điện tử Toyota Electric Control (Nhật Bản); Công ty sản xuất thiết bị ô tô, xe máy Việt Chin (Đài Loan), Công ty Cổ phần Rượu Việt Nam – Thụy Điển, Công ty May thời trang cao cấp Starlight (Singapore), Tập đoàn thực phẩm CP (Thái Lan)
- Trong quá trình hoạt động suốt 1 năm qua, KCN đã thu hút được hàng chục doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đăng ký quyết định đầu tư với diện tích được lắp đầy lên đến 2/3 và tăng cao cơ hội việc làm cho người dân.
Khu chế xuất Tân Thuận là khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam. Khu chế xuất Tân Thuận nằm tại phường Tân Thuận Đông, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, diện tích 300 ha, kề bên Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
Các doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất này chủ yếu là sản xuất để xuất khẩu. Hàng hóa, nguyên liệu... ra vào khu chế xuất này được xử lý như hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Các doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất này được hưởng các ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu.
Vị trí Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Nguồn: Google Maps)
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (CNC Hòa Lạc) được thành lập theo Quyết định số 198/1998/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 1998. Với quy hoạch tổng thể trên tổng diện tích 1.586 ha được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 621/QĐ-TTg ngày 23/5/2008 và được điều chỉnh quy hoạch vào năm 2016 theo Quyết định số Số: 899/QĐ-TTg.
Khu CNC Hòa Lạc đang được xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, Việt Nam, theo mô hình thành phố khoa học với đầy đủ các dịch vụ tiện ích và những khu chức năng chính bao gồm: khu Phần mềm, khu Nghiên cứu và triển khai, khu Giáo dục và đào tạo, khu Công nghiệp công nghệ cao, khu Trung tâm, khu Dịch vụ,…Sau nhiều năm xây dựng, hiện nay khu CNC Hòa Lạc đã có hình hài khá hoàn thiện. Tính đến hết năm 2019, nơi đây đã thu hút được 91 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là khoảng 86.367 tỷ đồng. Trong đó có 46 dự án đang hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, sản xuất và gia công phần mềm, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa; dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Định hướng phát triển của Khu CNC Hòa Lạc trong thời gian tới là phát triển theo mô hình mở, là đầu mối quan trọng của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, có hạ tầng hiện đại và thông minh, là nơi thúc đẩy phát triển chuỗi hoạt động tri thức và công nghệ giữa trường đại học, tổ chức nghiên cứu và triển khai, doanh nghiệp và thị trường. Đến năm 2030, cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng và đi vào hoạt động hoàn chỉnh, vận hành theo mô hình đô thị thông minh, góp phần xây dựng thành phố đổi mới sáng tạo Hòa Lạc, là phần lõi của đô thị vệ tinh Hòa Lạc.
- Nước ta có hai mô hình trồng rau công nghệ cao phổ biến nhất hiện nay: thủy canh và khí canh.
+ Thủy canh là mô hình trồng rau không cần dùng đất mà dùng nước có chứa các dưỡng chất giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Với mô hình này cho thấy rau phát triển đồng đều, xanh tốt, sạch sẽ, năng suất cao hơn đến 30% so với mô hình truyền thống
+ Khí canh là mô hình trồng rau không dùng đất, nước mà cho cây sinh trưởng và phát triển hoàn toàn trong không khí. Người ta sẽ phun sương tạo ẩm và chất dinh dưỡng trực tiếp vào rễ cây rau. Giải pháp này không chỉ nâng cao năng suất mà còn tiết kiệm nước đến 90% so với mô hình thủy cao.