K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2022

Tham khảo:

Có một bộ truyện tranh siêu nổi tiếng mà tôi chắc rằng hầu hết mọi người trên thế giới đều biết, đó là Doraemon. Nó bắt đầu là một bộ truyện đơn giản dành cho trẻ em chiếm một phần nhỏ trên tạp chí. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là nó đã tạo ra một làn sóng lớn, thậm chí còn vươn ra toàn thế giới. Câu chuyện kể về một chú mèo máy đến từ tương lai phải trở về quá khứ để giúp một cậu bé sửa chữa cuộc sống khốn khó của mình. Cậu bé đó chính là Nobita - một cậu bé chậm chạp và vụng về. Họ đã cùng nhau trải qua rất nhiều điều thú vị trong cuộc sống hàng ngày cũng như những cuộc phiêu lưu ly kỳ. Doraemon có một chiếc túi nhỏ trên bụng, nhưng thực ra nó là một chiếc túi thần kỳ có thể chứa vô số thứ. Đó là nơi cậu lưu trữ tất cả những đồ dùng của tương lai, và chúng giúp Nobita vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Ngoài hai nhân vật chính, Nobita còn có những người bạn khác như Shizuka, Takeshi, Suneo, Doremi, Dekisugi và nhiều bạn nữa. Shizuka là người yêu của Nobita, và gần đây cô ấy đã trở thành vợ của cậu ấy. Takeshi - hay còn được gọi là Jaian - là người luôn bắt nạt Nobita vì sự ngốc nghếch của mình, nhưng đôi khi cậu cũng đứng ra bảo vệ bạn bè và gia đình của mình. Suneo là con nhà giàu, là trợ thủ đắc lực nhất của Jaian khi bắt nạt Nobita. Họ đánh nhau rất nhiều, nhưng dù gì thì họ cũng chỉ là những đứa trẻ. Truyện tranh không chỉ đơn thuần là một hình thức giải trí mà nó còn ẩn chứa nhiều bài học quý giá về cuộc sống. Chúng ta có thể học cách quý trọng tình bạn, bảo vệ môi trường và tránh xa những điều xấu sau khi đọc nó. Doraemon là cuốn sách yêu thích của tôi, và tôi nghĩ rằng có rất nhiều người ngoài kia cũng yêu thích nó như tôi.

17 tháng 4 2022

bn lên mạng là có nhiều bài mẫu nhiều dàn ý cho bn tham khảo nha .Chứ bn đăng bài này ít ng tự lm hơn đấy , những bài tham khảo mà những bn hay cmt dưới bài đăng của bn toàn cop trên mạng không 

17 tháng 4 2022

tham khảo:

Chắn hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ có những cuốn sách yêu thích của mình.  Đối với tôi, cuốn sách yêu thích là một cuốn truyện của nhà văn Nhật Bản "Doremon". Cuốn sách này là cuốn sách dành cho thiếu nhi vô cùng hay. Truyện về Doremon và những người bạn khiến bạn đọc sẽ cùng cười, cùng khóc qua những tình huống hài hước nhưng không kém phần cảm động. Doremon là chú mèo máy đến từ tương lai với chiếc túi thần kì thật đặc biệt. Qua từng tập,  người đọc sẽ không thể nào dừng lại. Thông qua truyện, ta có thể rút ra bài học về sự sẻ chia, tình bạn, tình thầy trò, ước mơ và hoài bão . Ôi ! Câu chuyện " Doremon" là một câu chuyện hay và để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm không chỉ cho những lớp thiếu nhi mà còn cho những thanh thiếu niên .Nếu có hứng thú hãy đọc nó nhé!

27 tháng 3 2018

Soạn bài: Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua)

Câu 1: Đại ý của bài văn:

   Tác giả lý giải lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất, đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

Câu 2:

  a, Câu mở đầu đoạn: "Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất… có hơi rượu mạnh."

   Câu kết đoạn: " Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc"

  b, Trình tự lập luận:

  - Mở đầu tác giả nêu nhận định giản dị mang tính quy luật lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, giản dị thường ngày.

   + Lòng yêu nước bắt nguồn từ những cái nhỏ tới cái lớn

  - Tác giả đặt "lòng yêu nước" trong thử thách những cuộc chiến tranh vệ quốc để mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ đẹp thanh tú của quê hương:

+ Người Vùng Bắc

   + Người xứ U-crai-na

   + Người xứ Gru-di-ca

   + Người Matxcova

  - Kết lại tác giả tổng kết rằng tình yêu nhà, yêu quê hương trở thành tình yêu Tổ quốc.

Câu 3:

  Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình:

  - Người vùng Bắc:

    Nghĩ tới cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu- cô- nô, … những đêm tháng sáu sáng hồng.

  - Người U-crai-na:

     Nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vắng.

   → Nhớ những cảnh vật, những điều nhỏ bé quen thuộc trong cảnh sống yên bình.

 - Người xứ Gru-di-a:

     Ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị

  - Người ở thành Le-nin-grat:

     Nhớ dòng sông Ne-va rộng và đường bệ, nhớ những tượng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, nhớ phố phường

   → Nỗi nhớ, niềm tự hào về ngôn ngữ, vẻ đẹp, sự oai hùng của quê hương xứ sở.

  - Người Mat-cơ-va:

     Nỗi nhớ gắn với vẻ đẹp truyền thống, niềm tin mãnh liệt vào tương lai.

   => Vẻ đẹp riêng của từng vùng miền, mỗi vùng gắn với đặc trưng và vẻ đẹp riêng biệt của vùng đó.

  Bài viết tạo nên tổng thể hài hòa đa dạng về tình yêu của người dân Xô viết dành cho mảnh đất nơi họ sinh sống.

Câu 4: Chân lý phổ biến, sâu sắc về lòng yêu nước:

Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc; và không thể sống khi mất nước.

II. LUYỆN TẬP

  Nếu cần nói về vẻ đẹp quê hương mình:

   - Giới thiệu về vị trí địa lý, đặc điểm về dân số, diện tích.

   - Nêu truyền thống lịch sử, văn hóa.

   - Điểm nổi bật về phong cảnh, con người.

   - Thế mạnh trong công cuộc phát triển đất nước.

27 tháng 3 2018

k cho mk đi, mk trả lời đầu tiên đó !

14 tháng 9 2016
Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v...1. Sự việc trong văn tự sựNói đến tự sự không thể không nói đến sự việc. Để tổ chức tự sự, người ta phải bắt đầu từ khâu lựa chọn sự việc để "kể", rồi thiết lập liên kết giữa các sự việc theo dụng ý của mình, hướng tới nội dung nhất quán nào đấy (tức là thể hiện chủ đề). Như vậy, tự sự không có nghĩa chỉ là "kể", liệt kê các sự việc mà quan trọng là phải tạo cho câu chuyện ý nghĩa thông qua cách kể.a) Xem xét hệ thống các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:(1) Vua Hùng kén rể;(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.- Trong các sự việc trên, có thể bỏ đi sự việc nào không? Vì sao?- Có thể đảo trật tự (từ 1 đến 7) của các sự việc trên được không? Vì sao?- Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mối quan hệ giữa chúng?Gợi ý: Các sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp, tổ chức đảm bảo tính liên tục của mạch phát triển câu chuyện. Bảy sự việc trên là các sự việc chính của câu chuyện, bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng. Chẳng hạn, nếu bỏ đi sự việc (7), sẽ  không thấy được ý nghĩa giải thích hiện tượng lũ lụt khi nhận thức về tự nhiên của nhân dân ta còn ở trình độ thấp.Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được. Bởi vì, chúng được xuất hiện trong câu chuyện theo mối liên hệ nhân quả, trước sau liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích nếu không có sự việc trước.Sự việc (1), (2) là sự việc khởi đầu. Sự việc (3), (4) là sự việc phát triển. Sự việc (5)  là sự việc cao trào. Sự việc (6), (7) là sự việc kết thúc. Mối liên hệ giữa các sự việc là mối liên hệ nhân quả. Sự việc khởi đầu dẫn đến sự việc phát triển, sự việc phát triển dẫn đến cao trào và kết thúc.b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:- Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu- Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển- Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám- Diễn biến: Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cầu hôn - Vua Hùng ra điều kiện - Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương - Thuỷ Tinh nổi giận - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giao chiến - Thuỷ Tinh thua - hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.- Nguyên nhân: việc xảy ra do Thuỷ Tinh tức giận khi không lấy được Mị Nương.- Kết thúc: Thuỷ Tinh thua nhưng vẫn không quên thù hận, hằng năm vẫn gây bão lụt đánh Sơn Tinh.Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thuỷ Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thuỷ Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.2. Nhân vật trong văn tự sựa) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như  Lạc hầu, Mị Nương.c) Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,...Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh - thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh - thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng - thứ mười tám; Sơn Tinh - ở vùng núi Tản Viên,...; Lạc Long Quân - ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ - ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,... Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân - mình rồng, Thánh Gióng - "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,... Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,... Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà.
15 tháng 9 2016

muộn rồi bạn ạ minh làm xong lâu rồi

8 tháng 9 2023

Lập kế hoạch hoạt động cho CLB Sách của lớp 6 không chỉ giúp bạn tổ chức công việc một cách có hệ thống, mà còn giúp các thành viên trong CLB tham gia vào các hoạt động học tập và giải trí liên quan đến sách. Dưới đây là một bản soạn văn ngắn gọn để giúp bạn bắt đầu: Bước 1: Xác định mục tiêu và phạm vi hoạt động của CLB Sách Mục tiêu: Tạo ra một môi trường học tập và trao đổi về sách, khuyến khích tình yêu đọc sách và phát triển kỹ năng đọc, viết cho các thành viên trong CLB. Phạm vi hoạt động: Tổ chức các buổi họp, thảo luận, trao đổi sách, tổ chức các hoạt động đọc sách, viết báo cáo, thi viết văn, và tham gia vào các hoạt động quảng bá sách. Bước 2: Xác định các hoạt động cụ thể Tổ chức buổi họp: Hằng tuần hoặc hằng tháng, tùy thuộc vào lịch trình của lớp. Buổi họp sẽ là nơi các thành viên cùng nhau thảo luận về sách đã đọc, chia sẻ cảm nhận và gợi ý sách hay để mọi người có thêm nguồn cảm hứng. Tổ chức buổi đọc sách: Lập kế hoạch để các thành viên trong CLB đọc sách cùng nhau. Có thể chọn sách cụ thể hoặc để mỗi người tự chọn một quyển sách mà họ quan tâm. Sau đó, mọi người có thể trao đổi về nội dung sách và chia sẻ những điểm mạnh và điểm yếu của tác phẩm. Tổ chức hoạt động viết văn: Sắp xếp các buổi viết văn nhỏ để các thành viên trong CLB có thể thực hành viết và chia sẻ những bài viết của mình. Điều này sẽ giúp cải thiện kỹ năng viết và khuyến khích sáng tạo văn hóa trong CLB. Tham gia vào các hoạt động quảng bá sách: Tổ chức buổi triển lãm sách trong trường, tham gia vào các cuộc thi viết văn, hoặc tổ chức buổi tọa đàm với các tác giả, nhà văn, hoặc nhà xuất bản sách. Bước 3: Lập lịch trình hoạt động Xác định ngày và giờ tổ chức các hoạt động. Hãy chắc chắn rằng lịch trình phù hợp với lịch học và hoạt động khác của lớp. Gửi thông báo cho tất cả các thành viên trong CLB về lịch trình hoạt động và nhắc nhở về sự tham gia. Bước 4: Đánh giá và cải thiện Sau mỗi hoạt động, tiến hành đánh giá để xem hoạt động đã diễn ra như mong đợi hay chưa và nhận phản hồi từ các thành viên trong CLB. Dựa trên phản hồi và kinh nghiệm, điều chỉnh và cải thiện kế hoạch hoạt động của CLB Sách.

5 tháng 9 2016

Bạn lớp mấy rồi hihi

5 tháng 9 2016

Cần phải soạn văn đó, mà bây giờ mới học ngày đầu tiên á ha

30 tháng 10 2017

Câu 1:

Làng Chuột họp để đối phó với Mèo. Chuột Cống đề nghị đeo nhạc cho Mèo, chỉ cần nghe tiếng nhạc loài chuột tránh được tai họa. Nhưng khi thực hiện, ai cũng chối đây đẩy, tìm đủ mọi lí do để trốn việc và đùn đẩy cái việc chết người ấy cho kẻ khác. Ông Cống đùn sang anh Nhắt, anh Nhắt láu lỉnh lại đẩy sang cho chuột Chù. Rốt cuộc chuột Chù, vì là đấy tớ làng nên phải nhận. Mèo không thèm ăn nhưng cũng giơ nanh vuốt. Chuột Chù chạy về báo Mèo đến. Cả làng bỏ chạy.

Câu 2:

Sự đối lập giữa hai cảnh tượng ấy chứng tỏ làng chuột đa phần là những kẻ "khi vui thì vỗ tay vào", chỉ biết nói suông, khi cần bàn đến việc cụ thể, liên quan đến tính mạng của cá nhân thì "cháy nhà mới ra mặt chuột", từ ông Cống đến anh Nhắt, lộ nguyên hình là những kẻ chỉ biết chỉ tay sai khiến, đùn đẩy công việc cho người khác.

Câu 3: Mỗi nhân vật trong truyện lại tương ứng với một loại người trong làng:

  • Ông Cống "rung rinh béo tốt" là bậc bề trên, có chút chữ nghĩa, kẻ cả, cậy thế cậy quyền, chỉ đòi "ăn trên ngồi trốc".

  • Anh Nhắt láu lỉnh, khôn ngoan, khéo trốn tránh công việc tương ứng với loại chức sắc "dở ông dở thằng".

  • Anh Chù thật thà, chất phác thuộc hàng ngũ những người "thấp cổ bé họng", thường bị bọn chức sắc bắt nạt.

Câu 4:

Trong cuộc họp của làng chuột (và cũng là của làng xã trước đây), người có quyền xướng việc và sai khiến người khác là những vị có vai vế hàng đầu như ông Cống, người tự cho mình cái quyền không phải làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm là những vị chức sắc dở dở ương ương như anh Nhắt. Còn những người cùng đinh, ở dưới cùng trong bậc thang phân cấp xã hội như anh Chù thì phải gánh vác những công việc nặng nhọc, những kế hoạch nhiều khi rất viển vông do các vị chức sắc xướng lên.

Câu 5:

Câu chuyện nêu lên những bài học ở đời: Thứ nhất, một sáng kiến hay kế hoạch tốt phải có điều kiện để thực hiện nó. Dù tốt đến mấy nhưng không thể thực hiện được trong thực tiễn thì đó cũng chỉ là những kế hoạch, sáng kiến viển vông, không có giá trị. Thứ hai, người thực hiện kế hoạch phải có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện nó. Nếu chỉ đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm, bắt một ai đó phải nhận thì dù kế hoạch có tính thực tiễn cũng chưa chắc đã thực hiện được. Thứ ba, một hội đồng toàn những kẻ chỉ biết nói cho sướng miệng rồi đùn đẩy trách nhiệm cho người khác chỉ có thể là hội đồng chuột, rất dễ đi đến những quyết định ảo tưởng, phi thực tế.

30 tháng 10 2017

Bài đấy trong chương trình giảm tải nên k pải hok bn ạ

Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau ở cực nam của tổ quốc

- Trình tự miêu tả của tác phẩm đi từ việc miêu tả chung, khái quát cảnh sông nước Cà Mau đến việc miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi tới cảnh chợ Năm Căn.

- Bố cục:

    + Đoạn 1 (từ đầu … lặng lẽ một màu xanh đơn điệu): Cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau

    + Đoạn 2 (tiếp theo … khói sóng ban mai): Đặc điểm về kênh rạch ở Cà Mau

    + Đoạn 3 (còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn

- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động

- Vị trí quan sát của người trên thuyền là vị trí thuận lợi vì thế các hình ảnh miêu tả hiện ra trong bài văn như những bức tranh hài hòa màu sắc.

 Đoạn 1 (Từ đầu ... màu xanh đơn điệu ) : Cảm tưởng chung về thiên nhiên.

   - Đoạn 2 (tiếp ... khói sóng ban mai) : Miêu tả kênh, rạch, con sông Năm Căn.

   - Đoạn 3 (còn lại) : Vẻ đẹp chợ Năm Căn.

   Người miêu tả quan sát là nhân vật “tôi” - ngồi trên thuyền, một vị trí quan sát rất thuận lợi, bao quát được toàn bộ khung cảnh.

8 tháng 1 2019

Bạn lên trang vietjack.com là có đó

tk nha!

I. Thế nào là văn miêu tả

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

- Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.

- Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.

- Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.

 

- Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.

21 tháng 5 2023

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng đọc sách. Từ bác nông dân, các em nhỏ, đến học sinh, các thầy cô giáo hay cả các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học… Dù là ai đi nữa thì mỗi người sẽ dành riêng cho mình cuốn sách hay nhất. Có người chọn giữ riêng cho mình cuốn sách đó nhưng cũng có những người chọn giới thiệu cho mọi người cùng đọc, cùng yêu thích cuốn sách đó. Người ta nói: “ Nghề nhà giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” . Vì vậy, đến với cuộc thi “ Giới thiệu sách” em xin giới thiệu với mọi người cuốn sách “ Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam: Vằng vặc một tấm lòng”, cuốn sách đã để lại cho em những ấn tượng khó phai.

Cuốn sách “Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam: Vằng vặc một tấm lòng” bìa mềm, có màu đỏ, chữ màu vàng và đen nổi bật đã cuốn hút em ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bìa sách ấn tượng với hình ảnh ba người đàn ông, một người trẻ với bộ quân phục màu xanh giống với hình ảnh người chiến sĩ công an, người thứ hai là một thanh niên gầy guộc và người còn lại là một người đàn ông đã già đeo mắt kính, vầng trán có nhiều nếp nhăn. Mặt sau cuốn sách giới thiệu về những cuốn sách nằm trong bộ “Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam”, như: Hoa mẫu đơn, Bình minh trong ánh mắt, Khung cửa chữ, Nẻo khuất…

   Cuốn sách này do nhà xuất bản Giáo dục ấn hành tháng 7 năm 2007. Đây là tuyển tập những câu chuyện hay trong cuộc thi viết chuyện ngắn về Nhà giáo Việt nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, được Bộ giáo dục và đào tạo, Hội nhà văn Việt Nam, Công đoàn giáo dục Việt Nam và nhà xuất bản Giáo dục Việt nam phối hợp tổ chức.

   Cuốn sách có khổ 13×20,5 cm cầm vừa tay, dày 252 trang với bốn phần rõ ràng. Phần đầu tiên là lời mở đầu nói về cuộc thi viết truyện ngắn về Nhà giáo Việt Nam và lời giới thiệu về bộ sách “Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam”. Phần ba cũng chính là phần chính nhất của cuốn sách gồm 22 câu chuyện của 22 tác giả khác nhau với những thông điệp khác nhau; các câu chuyện đã phê phán cái xấu, cái ác, nâng niu, vun trồng cái tốt đẹp, cái cao thượng trong cuộc sống học đường, nhưng tất cả có chung một tấm lòng nhân hậu, một trái tim nhân ái, luôn thấu hiểu và cảm thông chia sẻ. Phần cuối là phần mục lục phần hầu như cuốn sách nào cũng có, phần này giúp cho người đọc theo dõi bố cục cuốn sách một cách tổng quát nhất.

Trong 22 câu chuyện có câu chuyện “Vằng vặc một tấm lòng” của tác giả Đỗ Hữu Minh nằm ở trang 103-112 của cuốn sách, tên câu chuyện được sử dụng làm tựa đề cho cuốn sách chắc hẳn đó là một ý đồ của nhà biên soạn sách. Truyện viết về sự kính trọng và tình cảm của Giang, một trong những học trò của thầy Tâm, một người thầy trong suốt quãng thời gian đứng trên bục giảng luôn tận tâm với nghề. Thầy Tâm đã nuôi nấng dạy bảo Giang khi cậu còn là cậu trẻ mồ côi cha mẹ. Và giờ đây, khi đã trở thành một chiến sĩ công an thực thụ, Giang vẫn không quên ngày Nhà giáo Việt Nam. Giang vẫn về thăm người thầy đã nuôi Giang khôn lớn. Còn Ninh, ngày nào còn là một cậu học trò nghịch ngợm, luôn khiến thầy Tâm phải phiền lòng giờ cũng đã trở thành người công an. Tất cả là nhờ tấm lòng cao cả của thầy Tâm, sự nhân ái của thầy đã khiến Nam cậu thanh niên đã từng sa đà vào con đường ma túy đã dám đứng ra chịu tội trước pháp luật. Một câu nói của thầy “ Cuộc đời ai cũng có những lúc sa ngã, nhất là tuổi thơ đã bị cơn sốt của cuộc đời. Biết lỗi con hối lỗi là tốt”. Điều đó cũng đủ để thấy được sự nhân ái bao dung của thầy Tâm, người thầy biết bao thế hệ yêu quý. “Tất cả cùng chuẩn bị để ngày mai nữa trở lại trong niềm vui đoàn tụ, hạnh phúc hơn”. Một câu kết rất ý nghĩa: “ Đúng, sự chia tay ngày hôm đó của Nam và thầy Tâm, rồi khi trở lại sẽ đứng vững hơn trên con đường của một người có tấm lòng và sự yêu thương nhân ái như thầy Tâm”.

   Mỗi câu chuyện đưa ta đến một miền quê khác nhau, một gia đình, một tình huống, một mối quan hệ … ở đó có những điều bổ ích, những điều cần học hỏi, chia sẻ, cảm thông. Câu chuyện “Vằng vặc một tấm lòng” em kể đến với mọi người chỉ là một phần nhỏ của cuốn sách. Mọi người hãy tìm đọc cuốn sách “Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam: Vằng vặc một tấm lòng” để biết được những hình ảnh thầy giáo, cô giáo, những người học sinh thân yêu, lúc ở hoàn cảnh này khi ở hoàn cảnh kia… Lúc còn là thầy giáo hay khi đã rời khỏi bục giảng nhà trường. Họ là ai, là người như thế nào? Cô giáo Dung đã nhiệt tình giúp Văn vượt qua khó khăn để tiếp tục đi học trong câu chuyện “Cô và quê hương” trang 143-153 của Trần Thị Kim Thoa; Cô Thơ yêu nghề tại vùng căn cứ cách mạng đã mang cái chữ đến cho người Mạ trong câu chuyện “Ba thế hệ thầy giáo” trang 185-197 của Nguyễn Thị Tuyết Sương; hay những câu chuyện nói về những con người yêu nghề giáo, một lòng vì học sinh, vì cuộc sống tươi sáng như: “Cái tâm Nhà giáo” trang 7- 22 của Nguyễn Văn Thanh, “Phía bên lề bục giảng” trang 48- 54 của Lê Minh Quốc, “Đắm đuối vì nghề” trang 224-234 của Đàm Quang Mây. Và rất nhiều câu chuyện khác với nhiều nội dung ý nghĩa khác nữa.

   Đọc xong chúng ta thấu hiểu được những gì thầy giáo, cô giáo đã phải trải qua trong cuộc đời đi gieo cái chữ của mình. Họ đã chịu thiệt thòi như thế nào? Thầm lặng hy sinh ra sao? Tiếp cận với cuốn sách này chúng ta sẽ biết được rằng các thầy giáo, cô giáo là người viết lên những bản tình ca, những trang sử hào hùng của dân tộc. Sẽ là một thiếu sót nếu chúng ta không nhắc tới cách thể hiện nội dung nghệ thuật của bộ truyện chọn lọc này. Các tác giả đã viết bằng những câu văn khi dài khi ngắn, lúc trầm lắng vo tư khi dạt dào cảm xúc. Cách kể chuyện như lời thủ thỉ tâm tình, như tâm sự. Có thể nói cả cuốn sách là một mạch cảm xúc đằm thắm sâu lắng tình người, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Đọc một lần rồi nhớ mãi không thể quên. Cuốn sách giáo dục cho mọi người lòng yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, ý chí vươn lên không mệt mỏi trong học tập hay trong giảng dạy và rèn luyện. Chúng ta mãi mãi không bao giờ quên những tấm gương của những bậc tiền bối, những thầy giáo, cô giáo đã ghi lên những trang sử vẻ vang của dân tộc, ghi vào tượng đài lịch sử. Dù thời chiến hay thời bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bước chân của các thầy, các cô vẫn không bao giờ biết mỏi. Họ mãi mãi là niềm tin yêu của Tổ quốc và nhân dân. Là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo.

   Đọc thêm một cuốn sách, hiểu thêm một cuộc đời và góp phần nâng cao giáo dục toàn diện, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của các cấp các ngành đề ra. Đọc những câu thơ này chúng ta sẽ thấy rõ điều đó:

“Đọc đi em những cuốn sách trên ta

Lúa xanh mượt cánh cò bay lả 

Tổ quốc vút lên tầm cao rực rỡ

Cũng bắt đầu từ trang sách em ơi”

   Nếu dòng sông cứ mượt mà tuôn chảy, mang phù sa làm tươi tốt ruộng đồng thì một cuốn sách hay làm tươi thắm thêm vẻ đẹp tâm hồn ở mỗi người đọc.

 

   “Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam: Vằng vặc một tấm lòng” là một cuốn sách hay mang đầy ý nghĩa. Em tin rằng mọi người sẽ không hối hận khi bỏ thời gian ra để đọc nó. Các bạn có thể tìm đọc cuốn sách “Truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam: Vằng vặc một tấm lòng” tại phòng đọc thư viện trường. Hi vọng các bạn và thầy cô cùng tìm đọc và giới thiệu cho người thân của mình để chúng ta cùng hiểu hơn về tấm lòng cao cả của những người làm nghề đưa đò.

 

 

 

22 tháng 5 2023

Cuốn sách mà tôi yêu thích nhất là "Đắc nhân tâm" của Dale Carnegie. Đây là một cuốn sách rất nổi tiếng và được đánh giá cao về khả năng giúp con người phát triển kỹ năng giao tiếp và quản lý bản thân.

Tác giả Dale Carnegie đã trình bày những bài học quý giá về cách xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người, cách thuyết phục và ảnh hưởng đến người khác, cách giải quyết xung đột và tạo ra sự đồng thuận. Những bài học này không chỉ giúp chúng ta có thể thành công trong công việc mà còn giúp chúng ta trở thành một người tốt hơn trong cuộc sống.

Điều tôi thích nhất ở cuốn sách này là cách tác giả trình bày những bài học thông qua các câu chuyện, ví dụ và kinh nghiệm thực tế. Điều này giúp cho việc học tập trở nên thú vị và dễ hiểu hơn. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng rất dễ đọc và có thể áp dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày.

Tôi đã đọc lại cuốn sách này nhiều lần và luôn tìm thấy những bài học mới mẻ và ý nghĩa. Cuốn sách "Đắc nhân tâm" đã giúp tôi trở nên tự tin hơn trong giao tiếp, giải quyết xung đột và tạo ra mối quan hệ tốt với mọi người.