K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Người Mường là dân tộc sống ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Năm 1999, người Mường có 1.137.515 người. Người Mường sống định canh, định cư tại những thung lũng hẹp. Họ làm nông nghiệp lúa nước và có thêm nương rẫy phụ trợ

31 tháng 7 2023

Tham khảo!​

* Yêu cầu số 1: Giới thiệu hát Then, múa Xòe

- Hát Then:

+ Hát Then là một loại hình diễn xướng âm nhạc dân gian của các dân tộc Tày, Nùng, Thái,… thường được tổ chức vào những dịp lễ quan trọng.

+ Thông qua các làn điệu khác nhau của Then, người dân mong muốn những điều may mắn và cuộc sống tốt lành.

+ Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào các năm 2019.

- Múa xòe:

+ Xoè là loại hình múa truyền thống đặc sắc của người Thái, được biểu diễn trong các dịp lễ, tết, ngày vui của gia đình, dòng họ, bản mường....

+ Những điệu xoè chứa đựng ước mơ, khát vọng và là niềm tự hào của người Thái.

+ Năm 2021, nghệ thuật Xòe Thái đã được được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

* Yêu cầu số 2: Nhận xét:

Các loại hình nghệ thuật như hát Then, múa Xòe,… đã thể hiện đời sống tinh thần phong phú và những mơ ước, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp của cư dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Đồng thời, các loại hình nghệ thuật này cũng góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.

24 tháng 11 2023

Tham khảo: 

Một số hình ảnh về: Trang phục dân tộc, nhà ở của các người dân tộc vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Chợ phiên mang nét đẹp văn hóa không thể nào trộn lẫn và cũng là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân bản địa. Chợ phiên không chỉ là nơi trao đổi mua bán hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, sinh hoạt văn hóa của người dân trên địa bàn và cũng là nơi cất giữ cả một kho tàng văn hóa ẩm thực, trang phục… vô cùng thú vị. Người đến chợ cũng đủ các lứa tuổi, từ già đến trẻ, đặc biệt là có nhiều nam nữ thanh niên. Những bà mẹ, những người vợ đi chợ để mua sắm. Các ông chồng đi chợ để giao lưu uống rượu, ăn thắng cố, thổi khèn... Trẻ em theo bố mẹ đi chơi chợ, thanh niên nam nữ đến chợ để giao lưu tìm bạn tình tạo nên một khung cảnh vui tươi, đầy sắc màu.

24 tháng 11 2023

Tham khảo

- Lễ hội Gầu Tào là lễ hội lớn nhất và có quy mô cộng đồng duy nhất, gắn với đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng người Mông. Lễ hội tổ chức vào tháng Giêng hàng năm, nhưng việc chuẩn bị được tiến hành từ cuối tháng Chạp, với hai nghi lễ là chặt tre và dựng nêu. Người Mông thường tổ chức lễ hội Gầu Tào để tạ ơn thần linh vì đã ban cho họ con cái, sức khỏe, mùa màng bội thu,…

- Hiểu biết của em về một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nổi tiếng với lễ hội Gầu tào, lễ hội Lồng tồng,.... các lễ hội được tổ chức nhằm cầu cho mọi người có một năm khỏe mạnh, nhiều may mắn, mùa màng bội thu,...

+ Chợ phiên của ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thường họp vào những ngày nhất định; hàng hóa tại đây phần lớn là những sản phẩm của người dân địa phương.

+ Người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điệu múa, hát đặc sắc, như: hát then, múa xòe,…

26 tháng 11 2023

• Yêu cầu số 1: Một số sông ở vùng Duyên hải miền Trung là: sông Mã, sông Chu, sông Cả, sông Gianh, sông Thu Bồn, sông Ba,…
• Yêu cầu số 2: Đặc điểm sông ngòi
- Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều sông ngòi.
- Do địa hình hẹp ngang nên sông thường ngắn, dốc. 
- Chế độ nước sông có hai mùa là mùa lũ và mùa cạn. Vào mùa lũ, nước sông lên nhanh nhưng cũng rút nhanh.

24 tháng 11 2023

Tham khảo:

- Một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Mường, Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông,..

- Những nơi có mật độ dân thấp dưới 100 người/km2 ở khu vực vùng núi, trung du và nông thôn.

- Những nơi có mật độ dân cao trên 400 người/km2 ở khu vực thành thị, nơi tập trung buôn bán đông đúc.
- Sự phân bố dân cư khu vực không đồng đều. Cao ở vùng thành thị, khu nhiều chợ cơ sở hạ tầng phát triển và thấp ở các vùng điều kiện tự nhiên, kinh tế khó khăn.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Tên lễ hội: Lễ hội Gầu Tào

- Thời gian: tổ chức vào đầu năm mới.

- Hoạt động chính: tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: kéo co, đánh cù, múa khèn, múa ô, thổi sáo, thi hát đối giao duyên,…

- Ý nghĩa: cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu

31 tháng 7 2023

Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc, bên cạnh đó còn có các chợ phiên bán các sản phẩm thủ công do người dân làm ra.

30 tháng 1 2024

Phạm Lê Ngân Khánh

Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc, bên cạnh đó còn có các chợ phiên bán các sản phẩm thủ công do người dân làm ra.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Chia sẻ hiểu biết của em:

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi sinh sống của một số dân tộc như: Mường, Thái, Dao, Mông, Tày, Nùng, Kinh,... Mỗi dân tộc có tiếng nói, tập quán sinh hoạt và trang phục truyền thống riêng, tạo nên sự đa dạng về văn hoá của vùng.

+ Hoạt động kinh tế của yếu của cư dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: trồng lúa trên ruộng bậc thang; trồng cây ăn quả, cây dược liệu; khai thác khoáng sản và phát triển du lịch.