K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3

Ảnh hưởng của việc khai thác bô-xít đến môi trường ở vùng Tây Nguyên:
1. Ô nhiễm môi trường:

- Ô nhiễm nguồn nước: Hoạt động khai thác và chế biến bô-xít có thể gây ô nhiễm nguồn nước do xả thải bùn đỏ, hóa chất.
- Ô nhiễm không khí: Bụi mịn từ hoạt động khai thác có thể gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
- Ô nhiễm đất đai: Hoạt động khai thác có thể làm mất đi lớp đất mặt, ảnh hưởng đến khả năng canh tác.
2. Hủy hoại hệ sinh thái:

- Phá rừng: Việc khai thác bô-xít cần phải phá rừng để lấy đất, dẫn đến mất đi môi trường sống của nhiều loài động thực vật.
 -Giảm đa dạng sinh học: Hoạt động khai thác có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, sông suối, và các loài động thực vật quý hiếm.
3. Ảnh hưởng đến đời sống người dân:

- Gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt: Nguồn nước bị ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
- Mất đi đất canh tác: Hoạt động khai thác có thể khiến người dân mất đi đất canh tác, ảnh hưởng đến sinh kế.
- Mâu thuẫn xã hội: Việc khai thác bô-xít có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa người dân địa phương và doanh nghiệp khai thác.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ?1) Biển thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển.2) Việc phát hiện dầu khí và khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn đã làm cho Vũng Tàu hạn chế phát triển ngành du lịch...
Đọc tiếp

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ?

1) Biển thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển.

2) Việc phát hiện dầu khí và khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn đã làm cho Vũng Tàu hạn chế phát triển ngành du lịch biển, tập trung phát triển dầu khí.

3) Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.

4) Việc phát triển công nghiệp lọc, hoá dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ của vùng.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
3 tháng 8 2019

Đáp án C

6 tháng 9 2019

Đáp án C

24 tháng 11 2018

Hướng dẫn: SGK/180, địa lí 12 cơ bản.

 

Chọn: A

25 tháng 5 2019

Đông Nam Bộ là vùng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp cả nước. Tăng trưởng nhanh sản xuất công nghiệp tác động mạnh đến môi trường: không khí, nước, biển... ví dụ như ngành khai thác chế biến dầu khí nên việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ cần phải quan tâm đến những vấn đề về môi trường.

=> Chọn đáp án A

18 tháng 7 2017

Nguyên nhân chính gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi là do địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc (sgk Địa lí 12 trang 34)

=> Chọn đáp án C

16 tháng 7 2018

Đáp án D

23 tháng 1 2018

Đáp án: D

Giải thích: Ảnh hưởng của các hạn chế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng là:

- Số dân đông trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đã trở thành vấn đề nan giải.

- Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây tác hại nhiều mặt đến sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống.

- Một số tài nguyên (như đất, nước trên mặt,...) bị xuống cấp do khai thác quá mức gây khó khăn cho việc nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi.

- Vùng thiếu nguyên liệu. Phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến, nên chi phí lớn, giá thành sản phẩm cao,...

6 tháng 3 2017

HƯỚNG DẪN

- Các cánh cung núi lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông về mùa đông hút gió Đông Bắc, làm cho nền nhiệt độ ở vùng này thấp nhất cả nước. Về mùa hè, cánh cung núi Đông Triều đón gió Đông Nam gây mưa nhiều ở sườn đón gió (phía Quảng Ninh), trong khi đó, phía sườn khuất gió (Lạng Sơn), ít mưa.

- Dãy núi Hoàng Liên Sơn, về mùa đông chắn gió Đông Bắc, làm cho gió mùa Đông Bắc không xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc, làm cho nhiệt độ vùng này cao hơn ở Đông Bắc (ở những nơi có cùng độ cao).

- Các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào hướng tây bắc - đông nam (Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh) đón gió Tây Nam gây mưa nhiều ở sườn Tây, khi gió này vượt các dãy núi sang gây hiện tượng phơn ở các vùng phía nam Tây Bắc.

- Dãy núi Trường Sơn Bắc, về mùa hạ đón gió Tây Nam, gây nên hiện tượng phơn khi gió này vượt núi tràn xuống vùng đồng bằng phía đông; về mùa đông đón gió mùa Đông Bắc gây mưa từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên Huế.

- Dãy núi Trường Sơn Nam, về mùa hạ đón gió Tây Nam gây mưa nhiều ở Tây Nguyên, gây hiện tượng phơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ, về mùa đông đón gió Đông Bắc gây mưa ở sườn đông Trường Sơn Nam.

- Dãy Bạch Mã ngăn gió mùa Đông Bắc, làm cho phía nam nước ta không chịu tác động của mùa đông lạnh.

- Các đỉnh núi cao đón gió thường là nơi mưa nhiều nhất nước ta (các núi cao dọc biên giới Việt - Trung, các đỉnh núi cao trên 2000m ở Hà Giang, dãy Bạch Mã, Ngọc Lĩnh...). Ngược lại, những nơi trũng thấp, khuất gió (Mường Xén...) hoặc không đón được gió Tây Nam (Phan Rang) thường là nơi ít mưa.