K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Cách hiểu: 

+ 8X; 9X: Sinh ra vào thập niên thứ 8 và thứ 9 của thế kỉ XX.

+ Y2K: Sinh ra vào thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, bắt đầu từ năm 2000. 

27 tháng 8 2023

- Cách hiểu: 

+ 8X; 9X: Sinh ra vào thập niên thứ 8 và thứ 9 của thế kỷ XX.

+ Y2K: Sinh ra vào thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, bắt đầu từ năm 2000. 

6 tháng 9 2019

ð Đáp án B

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Đề tài Nguyễn Du quan tâm trong sáng tác của ông: Đề tài người phụ nữ được khám phá một cách sâu sắc toàn diện.

Ông luôn trân trọng ngợi ca nhan sắc cũng như sự tài hoa ở họ. Nguyễn Du khóc cho hết thảy kiếp phận đàn bà, đặc biệt là những người con- gái hồng nhan bạc mệnh. Viết về người phụ nữ, nhà thơ luôn bày tỏ một tình cảm yêu mến, trân trọng, ngợi ca không đứng ngoài nhìn vào rồi khóc thương mà Nguyễn Du luôn nhập thân vào những nỗi đau đớn mà người phụ nữ phải chịu đựng.

31 tháng 8 2023

- Nội dung chính và ý nghĩa văn bản: 

+ Thương nhớ mùa xuân: Qua văn bản, tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, đắm say trước mùa xuân Hà Nội. Từ đó khơi gợi trong lòng người đọc tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. 

+ Vào chùa gặp lại: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện những hi sinh mất mát mà cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mà nhân dân phải chịu, đồng thời làm nổi bật lên tình người, tình đồng chí, tình yêu thương sâu sắc giữa con người với con người. 

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện nét đẹp của dòng sông Hương ở các nơi khác nhau. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước đồng thời là tình yêu quê hương, yêu cảnh đẹp say đắm. 

- Kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình: Các văn bản đều đưa ra những câu chuyện về cảnh đẹp mùa xuân; dòng sông Hương hoặc cuộc đời của những người dân khi kháng chiến. Bên cạnh đó, tác giả kể lại những câu chuyện bằng yếu tố biểu cảm, bộc lộ cảm xúc, trữ tình của tác giả gửi gắm trong đó. 

31 tháng 8 2023

Nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu:

Thương nhớ mùa xuân: “Thương nhớ mùa xuân" là nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình. Văn bản đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình của tác giả.Với cách viết tùy bút chân thực và cụ thể, ông đã biểu lộ tình cảm thiêng liêng đó. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Ông đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi...” Vào chùa gặp lại: “Vào chùa gặp lại” là một trong những tác phẩm tiểu biểu của nhà văn Minh Chuyên - người dành cả cuộc đời để viết về hậu chiến. Văn bản nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đôi, hành quân tiến vào chiến trường. Truyện ca ngợi sự hi sinh cao cả của những người phụ nữ nhưng đồng thời cũng lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh, của những kẻ xâm lược. Qua truyện, tác giả gửi đến thế hệ trẻ, thông điệp về lòng yêu nước, sự biết ơn với những thế hệ đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Thông điệp này có giá trị đến mãi về sau. Nó dạy thế hệ trẻ phải biết ơn, cố gắng học tập và rèn luyện phát triển đất nước đi lên, không phụ sự hi sinh của thế hệ ông cha đi trước đã đổ xương máu để có được hòa bình.Ai đã đặt tên cho dòng sông: Văn bản đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dàng, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm.

Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn:

Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tìnhNhân vật "tôi" kể, tả, biểu cảm... với giọng điệu nhịp nhàng, hài hòa, trôi chảy, tự nhiên.Cảnh vật qua dưới ngòi bút nhà văn hiện lên thật sinh động, như được thổi hồn bên trong. Qua đó, thể hiện được sự tài hoa, khả năng quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả.Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, các câu bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình.

Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí:

Đối với các sáng tác truyện kí, hư cấu nghệ thuật là rất cần thiết nhưng hư cấu là để làm rõ sự thật, chứ không được bóp méo, xuyên tạc sự thật làm sai lệch lịch sử. Nhà văn không được làm sai lệch tính cách nhân vật và bản chất sự kiện. Khi tái hiện bức tranh hiện thực và con người lịch sử, nhà văn phải quan tâm đến chân lí lịch sử, tôn trọng những gì đã từng diễn ra trong quá khứ và được sử quan ghi lại trong chính sử, được số đông độc giả đồng thừa nhận. Những quy định vô hình này khiến cho công việc hư cấu, sáng tạo nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết lịch sử bị giới hạn trong phạm vi nhất định. Nhà văn chủ yếu hư cấu, sáng tạo ở các phương diện chính như: đi sâu miêu tả phương diện nội tâm nhân vật; hư cấu thêm nhân vật, sự kiện không có thật trong lịch sử để làm nổi bật tầm vóc, vai trò nhân vật lịch sử; sử dụng yếu tố biến hóa, luân hồi, huyền thoại, huyền sử, dã sử, huyền tích để tô đậm thêm phần nguồn gốc xuất thân, phẩm hạnh, tài năng của nhân vật lịch sử cũng như tô đậm thêm phần đời sống tâm linh, văn hóa dân tộc cho bối cảnh câu chuyện, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
5 tháng 2 2017

Các bước làm bài văn nghị luận:

- Tìm hiểu đề

- Tìm ý

- Lập dàn ý

+ Xác lập luẩn điểm

+ Xác lập luận cứ

+ Sắp xếp luận điểm, luận cứ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Một số lưu ý về cách đọc văn bản thuộc thể loại truyện kí:

- Cần phải chú ý đến thời gian và địa điểm diễn ra các sự kiện.

- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu nhưng cũng có thể sử dụng ngôn ngữ phức tạp, mang tính nghệ thuật cao.

- Tìm hiểu về nhân vật chính và các nhân vật phụ, cảm nhận sự tương tác giữa các nhân vật để hiểu rõ hơn về câu chuyện.

- …

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Bài viết tham khảo:

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HANH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH HIỆN NAY

Tóm tắt

Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành tình trạng tức gây nhức nhối của ngành giáo dục và toàn xã hội. Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường cũng vô cùng phức tạp từ cá nhân, gia đình, bạn bè, trường học cho đến môi trường bên ngoài xã hội. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra những ảnh hưởng dẫn đến hành vi bạo lực học đường của học sinh hiện nay. Và với một số khảo sát đối với các học sinh khối THCS và THPT về vấn đề này, sau khi phân tích thu được kết quả như sau: hành vi bạo lực từ những học sinh nam chiếm ưu thế nhiều hơn học sinh nữ và xuất hiện đa phần ở khối THPT và THCS thì chiếm ít hơn.

Từ khóa: ảnh hưởng, bạo lực học đường

1. Giới thiệu

Bạo hành học đường được hiểu như là một hành động đối xử thô bạo của giới học sinh. Dưới góc độ pháp luật quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường thì “bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập ”. Như vậy có thể hiểu một cách chung nhất về bạo hành học đường đó là một hành vi gây thương tích một cách có chủ đích đối với người khác, gây tổn hại về mặt sức khỏe cũng như tinh thần của người bị hại, từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách và tương lai của người đó. Đây là thực trạng phổ biến trên toàn cầu với mức độ, số lượng ngày càng tăng, theo thống kê về số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, cứ khoảng trên 5 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau..ông chỉ vậy, bạo lực có thể từ chính thầy cô, nhà trường với học sinh, từ học sinh cùng trường với nhau hoặc học sinh khác trường, có thể từ các mâu thuẫn rất nhỏ. Bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.

2. Sơ lược một số nghiên cứu liên quan

BLHĐ (bạo lực học đường) có thể xảy ra giữa GV và HS hoặc giữa các em HS với nhau, có từ 22,4 % đến 66,3 % HS cho biết, đã bị bạn học dùng điện thoại internet đưa tỉn nói xấu xúc phạm hoặc chửi mắng, đe dọa; 2,2 % bị bạn dùng hung khí tấn công. Từ 22,2 % đến 62,5 % HS cho biết, có thực hiện bạo lực với bạn học, trong khi đó , nhiều nhất ( 6,0 % ) HS nói xấu xúc phạm thầy cô. HS cho biết có tình trạng GV xúc phạm HS ( 27,1 % ). 7,1 % HS bị thầy cô nói xấu xúc phạm và 18,3 % bị thầy cô đánh. Như vậy, chủ thể và đối tượng của BLHĐ chủ yếu là HS.

BLHĐ có hình thức rất đa dạng, có thể là chửi mắng sỉ nhục hoặc dùng điện thoại internet đưa tin nói xấu nhau. Mức độ nghiêm trọng là HS đánh nhau và dùng hung khí tấn công bạn học / thầy cô , phổ biến nhất là nói xấu , xúc phạm bạn ( 62,5 % ). đánh nhau cũng khá cao ( 29,8 % ). Cá biệt , có 2,2 % dùng hung khí tấn công bạn , từ 0,6 % đến 6,0 % HS đã thực hiện một số hình thức bạo lực với GV , 18,3 % bị thầy cô đánh , 8,5 % bị thầy cô chửi mắng sỉ nhục và 7,1 % bị thầy cô xúc phạm.

BLHD gồm hai cấp độ chính: (1) Bạo lực bằng ngôn ngữ gây tổn hại về mặt tinh thần , bao gồm các hình thức cụ thể như : Nói xấu xúc phạm ; chửi mắng sỉ nhục; Sử dụng điện thoại internet đưa tỉn nói xấu , xúc phạm đe dọa bạn / thầy cô và (2) bạo lực bằng hành động gây tổn hại thể xác , bao gồm : Có hành động đe dọa ; Đánh; Sử dụng hung khí tấn công bạn / thầy cô. Kết quả điều tra cho thấy , HS bị bạo lực cả bằng ngôn ngữ.

Trong một nghiên cứu mới đây về Đề tài bạo lực học đường - một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia, PGS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, tình trạng bạo lực học đường (BLHĐ) ở Việt nam xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, mở rộng đối tượng bị bạo lực và gây bạo lực.

Số liệu thống kê năm 2012 cho thấy tình trạng BLHĐ ở Việt Nam đã tăng gấp 10 lần so với 10 năm trước đó. Một báo cáo về BLHD do UNESCO thực hiện ở Việt Nam năm 2014- 2015 cũng cho thấy, hơn một nửa (51%) số học sinh (HS) tham gia khảo sát (2636 em) cho biết là đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực trong vòng 6 tháng trước cuộc khảo sát.

Và theo điều tra của chuyên gia xã hội học, 80% số vụ xô xát giữa các em học sinh bắt nguồn từ xích mích nhưng thay vì tìm cách giảng hòa, các em đã chọn “nắm đấm” và nguy hiểm hơn là dùng hung khí. Thực ra lớp học, giảng đường là một phần và là tấm gương phản ánh trung thực xã hội bên ngoài, nơi bạo lực dường như đã trở thành một phương thức phổ biến, hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn.

Hậu quả để lại luôn rất nghiêm trọng. Với những nạn nhân là nỗi đau về thể xác và vết thương khó bề liền sẹo về tinh thần. Với gia đình là không khí căng thẳng, là sự đau đớn khi con cái bị thương tích, thậm chí mất mạng. Với trường học là cảm giác nặng nề, bất an luôn bao trùm. Với xã hội là sự lệch lạc của những quy chuẩn đạo đức, an ninh trật tự, an toàn xã hội bị đe dọa.

Theo điều tra của chuyên gia xã hội học, 80% số vụ xô xát giữa các em học sinh bắt nguồn từ xích mích nhưng thay vì tìm cách giảng hòa, các em đã chọn “nắm đấm” và nguy hiểm hơn là dùng hung khí. Thực ra lớp học, giảng đường là một phần và là tấm gương phản ánh trung thực xã hội bên ngoài, nơi bạo lực dường như đã trở thành một phương thức phổ biến, hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn.

Hậu quả để lại luôn rất nghiêm trọng. Với những nạn nhân là nỗi đau về thể xác và vết thương khó bề liền sẹo về tinh thần. Với gia đình là không khí căng thẳng, là sự đau đớn khi con cái bị thương tích, thậm chí mất mạng. Với trường học là cảm giác nặng nề, bất an luôn bao trùm.

Với xã hội là sự lệch lạc của những quy chuẩn đạo đức, an ninh trật tự, an toàn xã hội bị đe dọa.

3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến bạo lực học đường

3.1. Những yếu tố thuộc về chính bản thân học sinh

3.1.1. Yếu tố sinh lý

Thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 12 đến 18 đang ở trong giai đoạn dậy thì với những dấu hiệu rất rõ nét và diễn ra hết sức nhanh chóng ở hệ thống thần kinh, hệ thống các cơ quan  trong cơ thể, sự phát triển nhanh chóng của các cơ quan tế bào màng não, bộ phận sinh dục bắt đầu hoàn  thiện, và bắt đầu có những cảm giác tò mò muốn tìm hiểu về giới tính. Những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến tâm lí, cảm xúc, tinh thần, hành vi của thanh thiếu niên.

3.1.2. Yếu tố tâm lý

Thanh thiếu niên trong giai đoạn tuổi dậy thì, hệ thống thần kinh ở vào trạng thái chưa ổn định, về nhận thức, tình cảm, ý chí có sự thay đổi, điều này dễ khiến cho các em dễ hưng phấn, dễ hành động và làm việc theo cảm tính, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài.

3.1.3. Sự không cân bằng trong phát triển tâm sinh lí

Do thời kì thanh thiếu niên có sự phát triển không đồng bộ và không cân bằng về tâm sinh lí, cùng với những hạn chế về kiến thức xã hội, do đó ở giai đoạn này thanh niên dễ nảy sinh những hành vi bạo lực.

3.1.4. Một số yếu tố khác từ bản thân học sinh

Học sinh có tiền án, tiền sự vi phạm pháp luật; học sinh có sử dụng các chất kích thích; học sinh có những vấn đề về tâm lý như hiếu động, giảm tập trung chú ý, lo âu, trầm cảm,…; học sinh tham gia vào các hiệp hội, băng nhóm bạo lực hoặc có liên quan đến các đường dây bạo lực;…

3.2. Những yếu tố ảnh hưởng thuộc về gia đình, nhà trường và xã hội

3.2.1. Ảnh hưởng từ gia đình

a. Sự buông lỏng trong quản lý và giáo dục con cái của gia đình

b. Môi trường gia đình phức tạp

c. Nhân cách, đạo đức của cha mẹ chưa tốt

d. Những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế gia đình

3.2. Ảnh hưởng từ trường học

a. Sự phân bổ trình độ học sinh chưa hợp lý

b. Quan niệm giáo dục thiên lệch

c. Mối quan hệ giữa thầy và trò chưa tốt

d. Vai trò quản lý của nhà trường chưa chặt chẽ

e. Giáo dục luật pháp chưa triệt để và thiếu sót hỗ trợ tâm lý, giáo dục kỹ năng mềm

3.2.3 Ảnh hưởng từ xã hội

a. Những nhân tố tiêu cực và các yếu tố văn hóa không lành mạnh trong xã hội

b. Những ảnh hưởng của môi trường xung quanh trường học.

4. Phương pháp và số liệu dùng cho nghiên cứu

4.1. Phương pháp nghiên cứu

- Tổng số HS trung học được chọn vào mẫu khảo sát định lượng là 496 trường hợp tại 8 trường.

- Sử dụng các phương pháp chọn mẫu đảm bảo tính đại diện.

- Sử dụng các phương pháp thu thập thông tin.

- Phương pháp phân tích dữ liệu.

5. Kết luận và một số kiến nghị nhằm hạn chế hành vi bạo lực học đường

5.1. Kết luận

Bao lực học đường là một hiện tượng phổ biến ở học sinh. Hai phần ba học sinh được khảo sát đã trải nghiệm qua hành vi bạo lực này ở vị trí là người đi bắt nạt hoặc bị bắt nạt. Hành vi bạo lực học đường xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Hành vi bạo lực học đường và bắt nạt học đường có mối tương quan với nhau. Hành vi bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên trường học, theo phản ánh của học sinh hành vi này xảy ra cả trong và ngoài trường học, nhất là những nơi kín đáo không có giáo viên vàngười lớn qua lại. Hành vi bao lực học đường liên quan đến nhiều hiện tượng tâm lý cá nhân và xã hội của học sinh. Mức độ căng thẳng tâm lý ở trường học,khó khăn trong giao tiếp, mức độ thay đổi cảm xúc, mức độ mâu thuẫn với bạn, có xu hướng gia tăng ở nhóm học sinh có hành vi bạo lực. Đây là những yếu tố khơi nguồn hoặc duy trì hành vi bạo lực của họcsinh.

5.2. Một số kiến nghị nhằm hạn chế hành vi bạo lực học đường

- Thứ nhất là đối với HS: HS cần nhận thức đúng đắn về BLHD để có thể tự kiểm soát và định hướng hành vi.

- Thứ hai là đối với GĐ: Các bậc phụ huynh cần quan tâm sâu sát đến quá trình học tập và rèn luyện của con em mình.

- Thứ ba là đối với nhà trường: GV chủ nhiệm cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý HS, cần quan tâm nhiều hơn đến những HS cá biệt. Ngoài ra, GV cần thông qua các tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp thông tin cho HS về vấn đề BLHD để các em có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề này, từ đó, có những hành vi tích cực hơn.

- Thứ tư là đối với xã hội: Các cấp, các ngành liên quan cần xem xét nghiêm túc vấn để BLHĐ để có những biện pháp hiệu quả nhất.

Tài liêu tham khảo

ums.vnu.edu/bao-luc-hoc-duong-nguyen-nhan-va-bien-phap-phong-tranh/

luathoangphi/bao-luc-hoc-duong-la-gi/

nhandan/khoa-hoc-giao-duc-hangthang/bao-luc-hoc-duong-s-o-s-184556/

tienphong/bao-luc-hoc-duong-gia-tang-gap-10-lan-post1102433.tpo

suckhoetamthan/tam-ly-thuc-hanh/Nhung-yeu-to-anh-huong-den-hanh-vi-bao-luc-hoc- duong-1319

slideshare/ebookfree247/mot-so-nhan-to-anh-huong-den-bao-luc-hoc-duong-trong-hoc- sinh-hien-nay

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hanh vi bạo lực học đường của học sinh hiện nay

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

1. Chí Phèo và Nam Cao

-  Bài đánh giá về Chí Phèo: https://revelogue.com/van-hoc-viet-nam-chi-pheo/

- Nhận định về Nam Cao: Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người. (Nguyễn Minh Châu).

2. Chữ người tử tù và Nguyễn Tuân

- Bài đánh giá về Chữ người tử tù: https://revelogue.com/truyen-ngan-chu-nguoi-tu-tu/

- Nhận định về Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm. (Nguyễn Đăng Mạnh).

 

3. Tấm lòng người mẹ và Victo Hugo

- Bài đánh giá Tấm lòng người mẹ: https://danhgiatot.vn/nhung-nguoi-khon-kho

- Phê bình của Victor Hugo: Ba vấn đề lớn nhất của thế kỷ này: sự tha hóa của người đàn ông trong nghèo khổ, sự khuất phục của người phụ nữ bởi cơn đói, sự teo mòn của trẻ nhỏ vì bóng tối.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Trên cõi trần gian, nàng Ờm và chàng Bồng Hương chẳng đến được với nhau, nên họ đã quyết định cùng về chốn mường Ma để hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Cái chết đã giải thoát cho nàng, sang thế giới bên kia, có cuộc sống tự do, hạnh phúc với người mình yêu. Đó là một sự giải thoát một kết quả cao nhất của một tình yêu bị cấm đoán.

- Nhưng nàng không hề oán trách cha mẹ, khi cha mẹ muốn đưa nàng về nhưng hồn vía nàng đã từ chối, xin ở lại núi Làn Ai. Qua đó, nàng muốn những người còn sống “Rút ra bài học” và “Không phải chịu số phận bất hạnh” như Ờm và Bồng Hương.