K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2019

Thu đi để lại lá vàng 

Yuu đi để lại cho nàng thằng cu

Mùa thu nối tiếp mùa thu

Thằng cu cứ thế tiếp nhau ra đời

22 tháng 11 2019

What ?

Tác dụng làm cho ông mặt trời và đám mây trở lên gần gữi hơn với con người. Như những người quen trong gia đình. Hình ảnh ông trời tỏa nắng ở phía đông như một ngọn lửa rực sáng. Bà Vân chính là những đám mây được ánh sáng mặt trời chiếu vào, làm cho đám mây như được cuốn một chiếc khăn màu hồng. Màu mặt trời, màu trắng của đám mây, màu xanh của bầu trời, xen lẫn là những ánh hông tạo nên một khung cảnh thơ mộng, tuyệt đẹp

# Chúc bạn học tốt!

3 tháng 4 2018

Câu 1 :

Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!

2. a ) Nhân hóa: Ngọn đèn đứng gác, Đang hành quân đi lên phía trước

b) Mẹ hỏi cây Kơ - nia

Tác dụng: Làm cho các sự vật trở nên sinh động 

3 tháng 4 2018

1. Bầu trời buổi sớm thật là trong lành.Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các tiem bé sương nh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non.Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngử dàiCòn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa. Khung cảnh thật là dễ chịu!

2. Phép nhân hóa trong câu thơ này là: " Ngọn đèn đứng gác" tác dụng của câu thơ này là lấy hành động của con người gắn vào sự vật được nhân hóa. Làm cho câu thơ trở nên sinh động, phong phú làm cho bài thơ trở nên gần gũi với cuộc sống con người.

Câu 1. Tác giả văn bản có hai dòng thơ dưới đây là ai?“Bóng Bác cao lồng lộngẤm hơn ngọn lửa hồng”A. Minh Huệ   B. Tố Hữu    C. Trần Đăng Khoa       D. Hồ Chí MinhCâu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản có hai cầu thơ trên (ở câu 1) là:A. Thuyết minh    B. Tự sự       C. Miêu tả      D. Biểu cảmCâu 3. Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa?A. Trâu ơi ta bảo trâu...
Đọc tiếp

Câu 1. Tác giả văn bản có hai dòng thơ dưới đây là ai?

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

A. Minh Huệ   B. Tố Hữu    C. Trần Đăng Khoa       D. Hồ Chí Minh

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản có hai cầu thơ trên (ở câu 1) là:

A. Thuyết minh    B. Tự sự       C. Miêu tả      D. Biểu cảm

Câu 3. Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa?

A. Trâu ơi ta bảo trâu này / Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

B. Áo chàm đưa buổi phân li / Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

C. Cả A và B có sử dụng phép nhân hóa

D. Cả A và B đều không sử dụng phép nhân hóa

Câu 4. Vị ngữ thường là:

A. Danh từ, cụm danh từ    B. Động từ, cụm động từ

C. Tính từ, cụm tính từ      D. Tất cả đều đúng

Câu 5. Chủ ngữ và vị ngữ của câu “Chim ri là dì sáo sậu” là:

A. Chủ ngữ: chim ri; vị ngữ: sáo sậu

B. Chủ ngữ: sáo sậu; vị ngữ: chim ri

C. Chủ ngữ: chim ri; vị ngữ: là dì sáo sậu

D. Tất cả đều đúng

Câu 6. Muốn tả người cần chú ý đến các yếu tố nào dưới đây?

A. Quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu

B. Xác định đối tượng cần tả, trình bày kết quả quan sát đó theo thứ tự

C. Trình bày kết quả quan sát theo thứ tự

D. Cả 3 câu trên đều sai

Câu 7. Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn?

A. Em muốn vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

B. Em bị ốm không đi học được

C. Xin miễn giảm học phí

D. Em gây mất trật tự trong giờ học

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,5 điểm)

Câu 8 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu dưới đây (gạch dưới và ghi cụ thể: 

Câu 9. Tả ông của em

0
18 tháng 8 2019

BàI Làm:

Trong khổ thơ trên (trích trong bài Dừa ơi) của nhà thơ Lê Anh Xuân, ta thấy tác giả như muốn thông qua hình tượng cây dừa để ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

18 tháng 8 2019

Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rẽ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương

Trong khổ thơ trên (trích trong bài Dừa ơi) của nhà thơ Lê Anh Xuân, ta thấy tác giả như muốn thông qua hình tượng cây dừa để ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
.