K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 6

* Câu chuyện về những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước:

- Câu chuyện chị Võ Thị Sáu

- Thơ: Lượm

1 bài văn miêu tả cung cấp thông tin

Mẫu 1:

Võ Thị Sáu - một người con gái sinh ra ở vùng Đất Đỏ thuộc vùng Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của nước Việt Nam ta ngày nay. Chị sinh năm 1933, là người con gái vô cùng thông minh, mưu trí, có tinh thần yêu nước và dũng cảm. Dù tuổi đời còn rất nhỏ nhưng chị đã tham gia làm liên lạc viên cho đoàn quân cách mạng của chúng ta và lập được rất nhiều chiến công hiển hách đáng khen thưởng.

Năm 1948, chị được cấp trên giao cho nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là phải đánh phá một buổi lễ mít tinh nhằm kỷ niệm ngày chào mừng Quốc khánh của thực dân Pháp để gây nhiễu loạn và phá hoại âm mưu của kẻ thù. Tại buổi lễ mít tinh đó chị Võ Thị Sáu đã tung lựu đạn vào khán đài có tỉnh trưởng Lê Thành Trường - một lãnh đạo cấp cao của bè lũ tay sai cho thực dân Pháp để giải tán đám đông. Chính chiến công này đã giúp cho chị Võ Thị Sáu của chúng ta lập thêm nhiều chiến công khác oanh liệt hơn.

Sau đó, chị Võ Thị Sáu được cơ quan trung ương Đảng giao cho nhiệm vụ tiêu diệt kẻ gian tế, nên tháng 2 năm 1950 trong khi đi làm nhiệm vụ chị đã bị kẻ thù bắt giữ. Bọn giặc ngoại xâm đã tra tấn chị Võ Thị Sáu của chúng ta vô cùng dã man, bắt chị khai ra những đồng đội của mình. Nhưng chị anh dũng kiên quyết không khai chúng dùng nhiều thủ đoạn tra tấn tàn bạo như dùng dùi điện cho điện giật vào người chị, hay dùng dùi nung lửa nóng khoan lên người chị…Nhưng mọi hình thức tra tấn dã man thời trung cổ đó càng làm chị thêm căm hận kẻ thù chị kiên quyết không hé răng nửa lời.

Cuối cùng không làm được gì chị Võ Thị Sáu chúng buộc lòng đày chị ra Côn Đảo là nơi chuyên giam giữ và đày đọa những người tù chính trị của nước ta, là nấm mồ chôn thân của rất nhiều người anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam ta.

Tới ngày 23/1/1952, chị Võ Thị Sáu anh hùng của chúng ta bị mang ra pháp trường xử tử khi tuổi đời chỉ tròn mười chín tuổi. Cho tới sau này khi đất nước chúng ta hoàn toàn sạch bóng kẻ thù năm 1993 chị Võ Thị Sáu được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, là một trong những chiến sĩ vô cùng trẻ tuổi của ta được vinh danh thiên cổ.

Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.

Mẫu 2:

Đã là học sinh thì phải biết đến đến bài thơ Lượm do Tố Hữu – một nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác.

Bài thơ nói về Lượm, một cậu bé liên lạc thông minh, dũng cảm, nhanh nhẹn. Cậu đi thoăn thoắt, cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hẳn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Ở những câu thơ cuối, vẫn là Lượm vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như một người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ. Dù "đạn bay vèo vèo", cái chết luôn rình rập nhưng cậu không hề sợ hãi. Trước nhiệm vụ phải truyền tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt qua tất cả, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. "Bỗng lòe chớp đỏ", Lượm đã hi sinh trên đất mẹ quê hương và hóa thân vào dáng hình xử sở.

Tinh thần dũng cảm, sự thông minh và lòng yêu nước của Lượm sẽ là tấm gương để thế hệ trẻ Việt học hỏi.

5 tháng 1 2022

B

Hãy đọc bài “ Chuyện một khu vườn nhỏ”- SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1- trang 102.* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp vào chỗ chấm:  Câu 1: Bé Thu thích ra ban công nghe ông nội kể chuyện gì?A. Chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa.B. Chuyện về khu vườn, về cây quỳnh.C. Chuyện về các loài cây. Câu 2: Ban công của nhà bé Thu có những loài cây gì?A. Cây quỳnh, cây hoa...
Đọc tiếp

Hãy đọc bài “ Chuyện một khu vườn nhỏ”- SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1- trang 102.

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp vào chỗ chấm:

 

Câu 1: Bé Thu thích ra ban công nghe ông nội kể chuyện gì?

A. Chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa.

B. Chuyện về khu vườn, về cây quỳnh.

C. Chuyện về các loài cây.

 Câu 2: Ban công của nhà bé Thu có những loài cây gì?

A. Cây quỳnh, cây hoa mai, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ.

B. Cây quỳnh, cây hoa giấy, cây hoa hồng, cây đa Ấn Độ.

C. Cây quỳnh, cây hoa ti gôn, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ.

 Câu 3: Chú chim lông xanh biếc đã làm gì trên ban công nhà bé Thu?

A. Ngắm cây trên ban công, bắt sâu cho cây .

B. Bắt sâu , rỉa cánh rồi ngắm cây.

C. Bắt sâu cho cây, rỉa cánh, hót líu ríu.

 Câu 4: Chú chim về đậu trên ban công làm Thu rất vui. Vì sao vậy?

A. Vì Thu đã được nhìn thấy một loài chim đẹp.

B. Vì bé Thu muốn khoe với Hằng là ban công có chim đến đậu.

C. Vì ban công có chim về đậu tức là vườn rồi.

 Câu 5:  Em hiểu Đất lành chim đậu là thế nào?

 Đất lành chim đậu có nghĩa đên là vùng đất nào bình yên, yên lành, có nhiều mồi ăn, không bị bắn giết thì chim kéo về làm tổ, trú ẩn. Nghĩa bóng khuyên mọi người biết tránh xa những nơi loạn lạc, tìm đến những nơi bình yên để sinh sống, cũng chỉ nơi có điều kiện thuận lợi, nhiều người tìm đến sinh sống. Câu tục ngữ thể hiện ước vọng sống yên vui hòa bình của nhân dân

 Câu 6:  Đọc bài văn trên em cảm nhận được điều gì?

Chuyện về bé Thu và ông nội yêu thiên nhiên. Ông trồng một ban công toàn cây cảnh, hoa lá. Thu thích nghe ông nói về các loài cây. Em còn muốn chứng minh cho bạn thấy ban công của ông là vườn, vì có chim về đậu.

Vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong vườn và tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.

 

Câu 7: Từ "xuân" trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

A. Anh ấy đã ngoài 70 xuân.

B. Một sớm đầu xuân, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc.

C. Em rất yêu mùa xuân.

Câu 8: Dòng nào chỉ gồm toàn những từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc?

A. sung sướng, bất hạnh, mãn nguyện.

B. mãn nguyện, bất hạnh, khốn khổ.

C. sung sướng, mãn nguyện, toại nguyện.

Câu 9:.  Cho câu văn:  “ Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu.” Ghi lại động từ và tính từ có trong câu văn trên.

Động từ là: ………………………………………………

Tính từ là:…………………………………………………………………..

 Câu 10. Hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân -kết quả nói về  ban công nhà bé Thu.

-Vì vườn nhà bé Thu không có chim nên lann bảo đó không phải là vườn.

Câu 11: Ghi lại các từ láy có trong bài:……………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

Câu 12: Dấu hai chấm trong câu văn sau có tác dụng gì? : “ Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!”

..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 13: Câu hỏi: “Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?” được dùng với mục đích gì?

............................................................................................................................................................

Câu 14: Gạch chân các đại từ có trong các câu sau:

– Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!

Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:

Câu 15: “Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy cứ như những cái vòi voi bé xíu.”

a. Từ “râu trong câu văn trên được dùng theo nghĩa gôc hay nghĩa chuyển:…………………….

b. Ghi lại CN, VN trong câu văn trên:

CN:………………………………………………………………………………………………….

VN:………………………………………………………………………………………............

0
A. Đọc thầm bài Hộp thư mật - SGK TV 5 tập 2 (trang 62).  B. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy chọn và ghi lại câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu. Câu 1: Nhân vật nhận hộp thư mật được nhắc đến trong câu chuyện có tên là gì? A. Hữu Lâm B. Hải Long C. Phú Lâm D. Hai Long Câu 2:  Hộp thư mật được ngụy trang khéo léo như thế nào? A. Che hộp thư kín đáo giữa những đám cỏ dày và rậm. B. Bỏ báo cáo...
Đọc tiếp

A. Đọc thầm bài Hộp thư mật - SGK TV 5 tập 2 (trang 62).  
B. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy chọn và ghi lại câu trả lời đúng nhất hoặc thực 
hiện theo yêu cầu. 
Câu 1: Nhân vật nhận hộp thư mật được nhắc đến trong câu chuyện có tên là gì? 
A. Hữu Lâm 
B. Hải Long 
C. Phú Lâm 
D. Hai Long 


Câu 2:  Hộp thư mật được ngụy trang khéo léo như thế nào? 
A. Che hộp thư kín đáo giữa những đám cỏ dày và rậm. 
B. Bỏ báo cáo trong một chiếc hộp đánh răng. 
C. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều 
lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng 
những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. 
D. Tất cả các ý trên 


Câu 3: Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long 
điều gì? 
A.  Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình. 
B.  Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến 
thắng. 
C.  Người liên lạc muốn nhắn gửi lời chào chiến thắng. 
D.  Ý nghĩa khác.

  
Câu 4: Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào 
đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc? 
A. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì nhờ có những thông tin mật mà các chiến sĩ 
tình báo cung cấp ta mới có thể chủ động chống trả và giành được thắng lợi mà 
không thiệt hại quá nhiều về sức người và sức của 
B. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi khi các chiến sĩ tình báo được bọn chúng tín 
nhiệm, ta sẽ có thêm những đồng chí xuất sắc đạt được các danh hiệu, chức quyền 
cao của địch. 
C. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo mà ta mới nắm rõ 
được nhân thân của bọn giặc để tấn công gia đình bọn giặc 
D. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo ta mới có thể nắm 
được những sở thích thú vị của bọn giặc 


Câu 5: Ý nghĩa câu chuyện Hộp thư mật? 
A. Phê phán những kẻ bán nước và bọn giặc xấu xa, đê hèn 
B. Ca ngợi Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch vô cùng 
kiên định, dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần vào thắng lợi 
chung của toàn dân tộc. 
C. Trình bày diễn biến một lần hoạt động cách mạng của một chiến sĩ tình báo 
D. Ca ngợi những chiến sĩ giải phóng quân mưu trí, dũng cảm 


Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “truyền thống”? 
A.  Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà. 
B.  Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người và địa phương khác nhau. 
C.  Được ca ngợi và truyền từ đời này sang đời khác. 
D.  Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này 
sang thế hệ khác. 


Câu 7: Hai “Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp 
thư cũng đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất” liên kết với nhau bằng cách 
nào? 
A.  Bằng cách thay thế từ ngữ. 
B.  Bằng cách lặp từ ngữ. 
C.  Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ. 
D.  Một cách khác. 

Bài đọc : Hộp Thư Mật

Hộp thư mật

Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.

Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại.

Anh dừng xe trước một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng. Tháo chiếc bu-gi ra xem, nhưng đôi mắt anh không nhìn chiếc bu-gi mà chăm chú quan sát mặt đất phía sau một cây số. Nó kia rồi! Một hòn đá hình mũi tên (lại hình chữ V quen thuộc) trỏ vào một hòn đá dẹt chỉ cách anh ba bước chân.

Hai Long tới ngồi cạnh hòn đá, nhìn trước nhìn sau, một tay vẫn cầm chiếc bu-gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá. Hộp thư lần này cũng là một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng. Anh nhẹ nhàng cạy đáy hộp thuốc, rút ra một mảnh giấy nhỏ, thay vào đó thư báo cáo của mình, rồi thả hộp thuốc về chỗ cũ.

Công việc thế là xong. Một giờ nữa sẽ có người đến lấy thư. Anh trở lại bên xe, lắp bu-gi vào rồi đạp cần khởi động máy. Tiếng động cơ nổ giòn. Chưa đầy nửa giờ sau, anh đã hòa lẫn vào dòng người giữa phố phường náo nhiệt.

Hộp thư mật

3
23 tháng 3 2022

chia giùm

Câu 1: Nhân vật nhận hộp thư mật được nhắc đến trong câu chuyện có tên là gì? 
A. Hữu Lâm 
B. Hải Long 
C. Phú Lâm 
D. Hai Long 


Câu 2:  Hộp thư mật được ngụy trang khéo léo như thế nào? 
A. Che hộp thư kín đáo giữa những đám cỏ dày và rậm. 
B. Bỏ báo cáo trong một chiếc hộp đánh răng. 
C. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều 
lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng 
những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. 
D. Tất cả các ý trên 


Câu 3: Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long 
điều gì? 
A.  Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình. 
B.  Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến 
thắng. 
C.  Người liên lạc muốn nhắn gửi lời chào chiến thắng. 
D.  Ý nghĩa khác.

  
Câu 4: Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào 
đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc? 
A. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì nhờ có những thông tin mật mà các chiến sĩ 
tình báo cung cấp ta mới có thể chủ động chống trả và giành được thắng lợi mà 
không thiệt hại quá nhiều về sức người và sức của 
B. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi khi các chiến sĩ tình báo được bọn chúng tín 
nhiệm, ta sẽ có thêm những đồng chí xuất sắc đạt được các danh hiệu, chức quyền 
cao của địch. 
C. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo mà ta mới nắm rõ 
được nhân thân của bọn giặc để tấn công gia đình bọn giặc 
D. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo ta mới có thể nắm 
được những sở thích thú vị của bọn giặc 


Câu 5: Ý nghĩa câu chuyện Hộp thư mật? 
A. Phê phán những kẻ bán nước và bọn giặc xấu xa, đê hèn 
B. Ca ngợi Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch vô cùng 
kiên định, dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần vào thắng lợi 
chung của toàn dân tộc. 
C. Trình bày diễn biến một lần hoạt động cách mạng của một chiến sĩ tình báo 
D. Ca ngợi những chiến sĩ giải phóng quân mưu trí, dũng cảm 


Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “truyền thống”? 
A.  Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà. 
B.  Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người và địa phương khác nhau. 
C.  Được ca ngợi và truyền từ đời này sang đời khác. 
D.  Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này 
sang thế hệ khác. 


Câu 7: Hai “Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp 
thư cũng đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất” liên kết với nhau bằng cách 
nào? 
A.  Bằng cách thay thế từ ngữ. 
B.  Bằng cách lặp từ ngữ. 
C.  Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ. 
D.  Một cách khác. 

13 tháng 4 2022

THAM KHẢO 

Tuần trước, trong giờ sinh hoạt lớp, cô em đã kể cho bọn em nghe rất nhiều những câu chuyện về những vị anh hùng và những danh nhân của nước ta. Nhưng trong số đó, em thích nhất là câu chuyện về Hai Bà Trưng.

Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.

Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân của Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc. Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.
Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.

Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.

Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.

20 tháng 3 2022

Năm nhuận ấy tôi lên tám. Đúng vào ngày sinh nhật của tôi thì bố tôi mất việc ở nhà máy nước đá. Chuyện bố tôi mất việc cũng đơn giản thôi. bắt nguồn từ người thợ quét vôi bị thằng xếp Tây ở nhà máy mắng bằng tiếng Việt ngay cạnh cái bàn nguội của bố tôi, vì mấy giọt vôi bắn vào đôi giày của hắn.

20 tháng 3 2022

tôi - tôi - mất việc - nó

9 tháng 5 2022

tk

Từ lúc được cắp sách tới trường đến nay, tôi đã được học nhiều thầy cô giáo. Ai cũng thương học trò, quan tâm chăm chút dạy bảo cho học trò từng li từng tý. Nhưng có lẽ, người tôi cảm thấy ngưỡng mộ và kính trọng nhất vẫn là cô giáo Ngọc, giáo viên chủ nhiệm lớp 3 của tôi. Bởi tôi cảm thấy, cô là một người rất gần gũi, những câu chuyện xung quanh cô đều khiến tôi kính nể. Và câu chuyện dưới đây cũng vậy:

Buổi học hôm đó, trong giờ ra chơi, Hải và một bạn lớp bên tên Hùng giành nhau một quả bóng. Hải giành được nhưng không cho Hùng chơi nên Hùng nhảy vào đánh Hải. Tự nhiên bị đấm, Hải tức quá nên cũng nhảy vào đấm Hùng chảy máu mũi bất chấp sự can ngăn của các bạn.

Đúng lúc đó, chú bảo vệ chạy tới, hai tay cầm hai tai của hai bạn rồi đưa vào phòng hiệu phó.

Sau khi kể lại câu chuyện, thầy yêu cầu Hải và Hùng gọi phụ huynh đến để xử lí. Bỗng có tiếng cô giáo Ngọc từ phía sau:

- Thưa thầy, trong hai bạn có một bạn học sinh lớp em. Thầy có thế cho em xử lí việc này được không ạ?

Thầy hiệu trưởng đồng ý và đưa hai bạn sang phòng bên xử lí.

Vừa đi, Hải vừa suy nghĩ: Chắc cô sẽ mắng mình vì mình suốt ngày đi gây chuyện làm lớp bị trừ hết điểm thi đua.

Đang mải suy nghĩ, thì cô giáo lên tiếng:

- Các em có thể kể lại đầu đuôi câu chuyện như thế nào cho cô nghe được không?

Hùng kể lại câu chuyện và đợi cô phân xử.

Sau khi nghe câu chuyện, cô tiến lại chỗ Hùng và nói:

- Cô là cô giáo chủ nhiệm của Hả, cô cũng có lỗi trong việc này nên cô thực sự xin lỗi em.

Hùng ấp úng:

- Cô ơi, cô không cần phải xin lỗi em đâu ạ, người sai là Hải ạ!

Cô mỉm cười và nói:

- Đúng rồi, Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác nên mới xảy ra vụ đánh nhau hôm nay.

Rồi cô ngoảnh sang Hải:

- Hải, cô nghĩ em cũng nhận thấy mình đã sai rồi đúng không? Em hãy xin lỗi bạn và mong bạn tha lỗi đi em.

Hải rụt rè quay sang chỗ Hùng và nói:

- Tớ xin lỗi cậu, lần sau tớ sẽ không làm như thế nữa, mong cậu thứ lỗi cho tớ.

Cô giáo tiếp lời Hải:

- Hùng à, bạn đã biết lỗi và xin lỗi, em có thế tha lỗi cho bạn lần này được không em?

Hùng nhìn cô và đáp:

- Dạ vâng, thưa cô.

Cô mỉm cười, xoa đầu hai bạn và nói:

- Cô có thể nhờ hai bạn cầm tau nhau làm huề được không?

Cả hai mìm cười gật đầu và cầm tay nhau làm huề.

Cuối cùng, cô giáo khuyên Hải về lớp học bài để cô đưa Hùng qua phòng y tế để rửa vết thương cho bạn. Tan học, cô cũng đưa Hùng về và không quên gửi lời xin lỗi đến phụ huynh của bạn ấy về sự việc sáng nay.

Không biết, nghe xong câu chuyện, các bạn cảm thấy thế nào nhưng đối với tôi, tôi thực sự rất khâm phục cô và tâm đắc câu nói của cô: “Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác”. Chính những hành động của cô đã khiến Hải tự nhận thấy mình có lỗi. Cô Ngọc quả là người biết dạy dỗ học sinh.

12 tháng 9 2021

Tham Khảo:

Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.

Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: "ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc".

Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.

Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.

Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.

Ý nghĩa câu chuyện:

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay.

 

12 tháng 9 2021

THAM KHẢO:

Ông cha ta vẫn thường dạy "Có chí thì nên". Những người có ý chí, vượt qua những gian khổ đều sẽ gặt hái được thành công. Ông Trạng trong câu chuyện "Ông Trạng thả diều" chính là một người như vậy. Câu chuyện như sau:

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được một cậu con trai. Cha mẹ cậu đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Được ít lâu, vì hoàn cảnh nghèo quá, chú đành phải bỏ học. Ban ngày, những khi chú đi chăn trâu, dù trời có mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối tối, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Khi học, chú cũng đèn sách như ai. Nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Dù chú bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Vài năm sau, nhà vua mở khoa thi. Chú bé thả diều lên kinh làm sĩ tử, chú đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Ông Trạng Nguyễn Hiền mãi là một tấm gương sáng mà bao thiếu niên nước Nam ta cần học tập. Dù nghèo khó, thiếu thốn, chú vẫn học tài và trở thành Trạng nguyên. Tài năng của ông Trạng đã bay cao như chính những cánh diều mà ông đã thả lên vòm trời vậy.