Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về lòng dũng cảm.
+ Bài thơ về lòng dũng cảm: Lượm.
+ Câu chuyện về lòng dũng cảm: Truyện cổ tích Thạch Sanh – Lý Thông.
- 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các con vật: (Bài văn miêu tả con chó)
Biết em rất yêu quý chó nên kỳ nghỉ hè vừa rồi về chơi với bà ngoại, bà cho em một con chó rất dễ thương, lúc đó chú chó mới được 3 tháng tuổi, em nhìn chú chó là đã thích ngay rồi, em xin bà và khi về bế chú chó theo, em đặt tên cho chú là Misa.
Misa lớn rất là nhanh. Lúc bà cho em, nó chỉ to bằng bắp chân của em bây giờ chú không những lớn nhanh mà còn rất khỏe khoắn, chú có một thân hình đẹp cân đối, bộ lông của chú mượt và mịn như nhung. Hai cái lỗ tai của Misa nhọn, luôn vểnh lên nhìn rất đáng yêu như để nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh mình, Misa rất thông minh và ngoan ngoãn. Chiếc mũi của chú ướt ướt luôn hếch lên để đánh hơi lạ. chú ta có một hàm răng sắc, khi nhìn thấy chú chắc chắn không có tên trộm nào đến gần.
Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Misa đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Misa nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé! chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung dữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em khi đi đâu vê chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người đuôi thì ngoáy tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui, bài văn tả con chó mà em yêu quý nhất.
Nhà em tất cả các thành viên ai cũng thích Misa. Chú như một thành viên quan trọng trong gia đình em. Trước khi đi ngủ, chú luôn đi vòng quanh kiểm tra quanh nhà xem có gì đó bất thường không khiến nhà em luôn yên tâm ngủ sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng.
* Bài thơ Đoàn kết xóm làng:
Thân thương làng xóm láng giềng
Sẻ chia những lúc buồn phiền khổ đau
Khi vui ta đến với nhau
Ấm trà chén nước chung câu tâm tình
Xây dựng thôn tổ văn minh
Toàn dân đoàn kết chân tình nhắc nhau
Tình làng nghĩa xóm trước sau
Mất đoàn kết chỉ thêm sầu làm chi
Những chuyện vụn vặt bỏ đi
Không nên tính toán nghĩ suy phiền hà
Bác đi vắng tôi trông nhà,
Gần gũi hơn cả ruột rà xa xôi
Nghĩa tình lỡ để mất rồi
Lòng bác đau ít lòng tôi đau nhiều
Xuân về thôn xóm thân yêu
Niềm vui hạnh phúc sớm chiều có nhau!
* Bài báo về tình làng nghĩa xóm: “Vượt qua Covid-19: Ấm áp tình làng nghĩa xóm”, báo Thanh niên: https://thanhnien.vn/vuot-qua-covid-19-am-ap-tinh-lang-nghia-xom-1851069501.htm
Em có thể đọc truyện Tiếng trống Mê Linh
Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em đứng đầu đất Mê Linh. Đã từ lâu, Mê Linh rộn rã tiếng trống. Đó là những chiếc trống lớn đúc toàn bằng đồng, rực rỡ sắc vàng, rền vang những âm thanh hùng tráng. Đó cũng là vậy quý có từ thời các vua Hùng bắt đầu dựng nước.
Bỗng giặc Hán tràn sang xâm lược nước ta. Đám quân mạnh nhất của chúng đóng ngay trên đất Mê Linh. Giáo sắt, gươm thép của giặc tua tủa khắp nơi. Tướng giặc tên là Tô Định, rất tham lam, tàn bạo. Quân lính của hắn cầm gươm giáo lăm lăm trong tay để vơ vét sản vật của đất Mê Linh, lùa ép dân Mê Linh vào rừng săn tê giác, đào núi tìm mỏ quý, khiến bao người chết mất xác. Thế là trên đất Mê Linh tắt lịm tiếng trống đồng.
Trưng Trắc đau lòng trước cảnh đất nước bị giày xéo, muôn dân bị lầm than. Bà bàn với chồng là Thi Sách mưu việc khởi nghĩa, đuổi giặc ra khỏi đất nước. Trưng Nhị cũng hăm hở cùng chị ngày đêm lo việc luyện rèn dân binh. Trống đồng Mê Linh sắp sửa rung lên những hiệu lệnh ra quân.
Giữa lúc ấy tướng giặc Tô Định dỏng tai nghe ngóng tình hình. Hắn rắp tâm dập tắt cuộc nổi dậy ngay từ khi mới nhen nhóm. Lập tức hắn cho người mời Thi Sách đến rồi trở mặt thét quân lính bắt trói ông về tội chống lại chúng. Hắn ra lệnh chém đầu ngay để đe dọa những người khác.
Không ngờ vừa nghe tin dữ, lòng người trên khắp nước Việt bừng bừng căm giận. Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị lại đã từ lâu nung nấu hận thù, quyết định ra lệnh khởi nghĩa. Trống đồng gầm lên như sấm. Những tiếng trống ầm ầm giục giã mọi người cầm vũ khí đứng lên giết giặc.
Dân Mê Linh và cả nước ùn ùn kéo theo hau chị em bà Trưng. Giáo đồng, rìu đồng vung lên sáng lóa. Giặc Hán cuống cuồng tháo chạy khắp nơi. Tướng giặc Tô Định vô cùng hoảng sợ phải cắt râu, thay áo, giả làm người dân thường để lẩn trốn. Tiếng trống đồng vang vang đuổi theo bọn giặc. Chẳng mấy chốc, đất nước sạch bóng quân thù. Thế là Hai Bà Trưng đã giành lại non sông, trả xong thù nhà. Quê hương xanh tươi trở lại. Tiếng trống đồng lại dõng dạc rền vang trên đất Mê Linh và trên khắp non sông hùng vĩ của nước Việt ta.
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về các bạn cùng lứa tuổi với em:
+ Bài thơ Ngắm trăng của Hoa Diên Vỹ.
+ Câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng.
- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
“Sự tích hoa cúc” là một câu chuyện ý nghĩa, đã để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về tình mẫu tử.
Vì thương mẹ em bé đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ và muốn mẹ sống lâu nên em đã tước cánh hoa thành nhiều cánh nhỏ. Tình yêu thương được thể hiện qua hành động, câu chuyện ngợi ca lòng hiếu thảo của em bé từ đó, khẳng định tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng, bất diệt. Câu chuyện “Sự tích hoa cúc trắng” là một câu chuyện ý nghĩa, sâu sắc, đã bồi đắp thêm cho chúng ta tình cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng, giúp mỗi người nhận thức được trách nhiệm và có những hành động, việc làm chuẩn mực, phù hợp với đạo lý của con người.
Tình mẫu tử là tình cảm bất diệt vì thế mỗi con người phải có những hành động thể hiện sự hiếu thảo và đừng bao giờ làm đau lòng cha mẹ từ những việc làm nhỏ nhất. Đó cũng là trách nhiệm trả công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Em có thể tham khảo truyện Edison và bà cụ
"Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.
Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói :
- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?
- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ?
- Đi xe đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.
Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên:
- Cụ ơi ! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.
Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo:
- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.
Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo :
- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé !
Bà cụ cười móm mém :
- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi"
Câu hỏi 1: Em có thể đọc câu chuyện
NƯỚC NÓNG, NƯỚC NGUỘI
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng tháng Tám.
Được tin nhân dân phản ánh về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ nên đồng chí Trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa.
- Câu hỏi 2: Qua câu chuyện này chúng ta thấy được sự quan tâm của Bác đến cách quản lý con người, một bài học về tâm lý và cách ứng xử sâu sắc, khôn khéo cho tất cả chúng ta. Khi giận dữ rất dễ mất kiểm soát bản thân mình, khi giận lên chúng ta có thể làm nhiều việc mà không suy nghĩ đến hậu quả của nó, hoặc đưa ra một số quyết định không mấy sáng suốt, nói ra những điều không nên… chỉ để thỏa mãn cơn giận.
Tồi tệ hơn, vì cơn giận chúng ta có thể vô tình làm tổn thương đến những người xung quanh. Lưu lại trong ký ức của họ một hình ảnh không tốt đẹp. Vì vậy, trong mọi trường hợp hãy thật bình tĩnh, xử lý khéo léo tình huống để có được kết quả tốt nhất.
Em có thể đọc câu chuyện Dế Mèn phiêu lưu kí
Trích: "Tôi sống độc lập từ thủa bé. ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Rồi mẹ tôi trở về Tôi cũng không buồn. Trái lại, còn thấy làm khoan khoái vì được ở một mình nơi thoáng đãng, mát mẻ. Tôi vừa thầm cảm ơn mẹ, vừa sạo sục thăm tất cả các hang mẹ đưa đến ở. Khi đã xem xét cẩn thận rồi, tôi ra đứng ở ngoài cửa và ngửng mặt lên trời. Qua những ngọn cỏ ấu nhọn và sắc, tôi thấy màu trời trong xanh. Tôi dọn giọng, vỗ đôi cánh nhỏ tới nách, rồi cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to. Từ đây, tôi bắt đầu vào cuộc đời của tôi. Cho dù tôi sẽ sung sướng hay khổ sở, cái đó tùy ở tính tình tôi khôn ngoan hay đần độn. Song tôi chưa cần biết đến thế, tính đến thế. Mà hãy lấy sự được ung dung độc lập một mình là điều thích lắm rồi.... Ngày nào cũng vậy, suốt buổi, tôi chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn, làm thành cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng biết lo xa như các cụ già trong họ dế, tôi đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được. Chập tối, tôi tạm nghỉ tay và ra đứng ngoài cửa, họp cùng anh chị em hàng xóm quanh bờ ruộng, vừa gảy đàn vừa hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Khi đêm đã xuống hẳn, cả xóm chúng tôi, các bô lão dế lụ khụ già cốc đế cũng bỗng nhiên vui tính, ai nấy ra khỏi hang, đến tụ hội thật đông tận giữa bãi trong đêm tối mát lạnh, cùng uống sương đọng, ăn cỏ ướt và những gã tài hoa thì gảy đàn thổi sáo, cùng nhau ca hát, nhảy múa linh đình đến tận sáng bạch, lúc ông mặt trời quen thuộc lại nghiêm trang ló lên đằng đông mới tan cuộc ai về nhà nấy. Ngày nào, đêm nào, sớm và chiều nào cũng ngần ấy thứ việc, thứ chơi. Kể đời mà được như thế cũng khá an nhàn, nhưng mới đầu còn thấy hay hay, về sau cũng nhàm dần.,,..(còn tiếp)
2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về người có đức tính chăm chỉ trong học tập và lao động: câu chuyện “Bàn chân kì diệu”, “Ông Trạng thả diều”
2- Tên bài đọc: Bàn chân kì diệu
- Sự việc:
+ Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
+ Khi biết được hoàn cảnh và tình trạng đôi bàn tay của Ký, cô giáo Cương không dám nhận em vào học.
+ Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công.
- Nhân vật: cô giáo Cương, Ký.
- Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Ký tập viết bằng chân.
- Câu văn em thích: Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết.
- Cảm nghĩ của em: Em rất khâm phục thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Nhờ sự nỗ lực của mình, Ký đã vượt lên trên sự khiếm khuyết của đôi tay để trở thành một học sinh giỏi, viết chữ đẹp. Sau này trở thành một nhà giáo ưu tú.
Em có thể tìm đọc câu chuyện Chú bé chăn cừu
Có một chú bé chăn cừu thường thả cừu gần chân núi. Một hôm, thấy buồn quá, chú nghĩ ra một trò đùa cho vui. Chú giả vờ kêu toáng lên:
– Sói! Sói! Cứu tôi với!
Nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đang làm việc gần đấy tức tốc chạy tới. Nhưng họ không thấy sói đâu. Thấy vậy, chú khoái chí lắm.
Mấy hôm sau, chú lại bày ra trò ấy. Các bác nông dân lại chạy tới. Rồi một hôm, sói đến thật. Chú hốt hoảng kêu gào xin cứu giúp. Các bác nông dân nghĩ là chú lại lừa mình, nên vẫn thản nhiên làm việc. Thế là sói thỏa thuê ăn thịt hết cả đàn cừu.
1.
a) bài 1:
Ước mơ của hai hạt cây
Hai hạt cây nằm cạnh nhau trên mảnh đất màu mỡ kia. Hạt đầu tiên nói: ”Tôi muốn lớn lên! Tôi muốn đâm rễ sâu vào lòng đất. Tôi mơ thấy mình đang nở hoa báo hiệu mùa xuân. Tôi muốn cảm thấy tia nắng ấm áp của mặt trời và các giọt sương trên cánh hoa!”. Hạt này lớn lên và thành một bông hoa đẹp. Hạt thứ hai nói: ”Tôi sợ. Nếu tôi đưa rễ xuống lòng đất, tôi không biết có những gì ở đó. Nếu tôi mọc ra phần thân mảnh mai, chúng có thể bị gió làm gãy. Và nếu nở hoa, chúng có thể bị hái mất. Vì vậy, tôi thà chờ đến lúc an toàn hơn. Hạt thứ hai chờ đợi, trong lúc ấy một con gà đi qua đã mổ nó cho vào bụng.
bài 2:
Con gà Đại bàng:
Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy.
Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng cũng vì vậy chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà.
Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng con yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng con nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao.
“Ồ! Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó” - Đại bàng con kêu lên.
Bầy gà cười ầm lên: “Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao”.
Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ.
Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Cuối cùng đại bàng cũng đã tin điều đó là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà.
Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết dù tuổi thọ của loài đại bàng cao hơn gà rất nhiều.
b)
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về lòng nhân ái:
+ Câu chuyện Sự tích cây vú sữa
+ Câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể
- 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên: Bài báo "Tấm gương sáng về lòng nhân ái": Câu chuyện về anh Dương Hồng Quý, 43 tuổi, ở TP Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) đã hiến tạng cứu sống sáu người đang gây xúc động mạnh mẽ trong cộng đồng về nghĩa cử cao đẹp của anh và gia đình. Anh ra đi nhưng để lại cho đời những món quà vô giá khi sự sống khác được hồi sinh.