K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 3

- Một số truyện hiện đại có yếu tố kì ảo: Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp; Bức tranh thiếu nữ áo lục của Quê Hương; Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp…

- Một số truyện truyền kì: Thánh Tông di thảo; Thiên Nam vân lục liệt truyện của Nguyễn Hãng; Ngọc Thanh u minh thần lục; Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng…

22 tháng 8 2018

Truyền kì mạn lục - ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền.

Yếu tố kì ảo: Vũ Nương trầm mình tự vẫn, gặp Linh Lang, linh hồn trở về dương thế gặp Trương Sinh

Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương không làm cho bi kịch tác phẩm mất đi vì người con gái tư dung tốt đẹp, phẩm chất cao đẹp vẫn không được hưởng hạnh phúc thật sự nơi trần thế, tính chất tố cáo xã hội, tố cáo chiến tranh phi nghĩa vẫn đậm nét trong tác phẩm này

12 tháng 2 2017

Những yếu tố truyền kì:

- Chuyện nằm mộng của Phan Lang

- Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động của Linh Phi… lập đàn giải oan

    + Vũ Nương hiện lên ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ lúc ẩn, lúc hiện “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”

- Tác giả đã sử dụng cách đưa yếu tố kì ảo vào câu chuyện kết hợp với các yếu tố tả thực

Tạo hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyền kì vào câu chuyện kết hợp với các yếu tố tả thực

Tạo ra một thế giới ước mơ, khát vọng của nhân dân về sự công bằng, bác ái

18 tháng 11 2021

Các yếu tố kì ảo trong truyện người con gái Nam Xương:

- Vũ Nương đc cứu và sống dưới thủy cung

- Phan Lang gặp đc Vũ Nương ở động Rùa

- Vũ Nương trở về dương thế

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
15 tháng 8 2018

a. Truyền kì mạn lục: là ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ vốn được lưu truyền trong dân gian.

b. Các yếu tố kì ảo trong truyện:

- Vũ Nương chết được xuống Thủy Cung.

- Vũ Nương gặp Linh Phi (người cùng làng, nhân nằm mộng và cứu rùa xanh mà được cứu khỏi chết đuối)

- Vũ Nương trở về trong cờ hoa võng lọng, gặp Trương Sinh chốc lát rồi biến mất.

c. Chi tiết kì ảo cuối truyện tưởng như khiến chuyện có kết thúc có hậu nhưng vẫn nhấn mạnh tính bi kịch của truyện:

- Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan, gặp chàng để nói lời tạ từ, nhưng mãi chẳng thể trở về chốn dương gian.

- Bởi chế độ phong kiến hà khắc còn tồn tại, những người độc đoán gia trưởng như Trương Sinh còn đó thì Vũ Nương có sống lại thì cuộc sống gia đình cũng không được hạnh phúc, trọn vẹn.

=> Bởi vậy, mà người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, có công dung ngôn hạnh như Vũ Nương, vốn chỉ mong cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc trước sau vẫn chịu kết cục bi thương. Tính bi kịch của câu chuyện không vì những chi tiết cuối truyện mà bị giảm đi. Đó chỉ là chút xót thương, bênh vực của tác giả, thể hiện mong muốn của nhân dân: có oan thì sẽ được giải oan, ngay trong cuộc sống thực, không phải ở cõi khác.

20 tháng 12 2016

*hai khổ thơ cuối bạn xem trong sgk

*về nội dung và nghệ thuật:

-trong hai khổ thơ cuối:

+ Khổ 1 vầng trăng trở thành một biểu tượng gợi lại quá khứ tình nghĩa giữa con người và trăng, con người và thiên nhiên trong tư thế mặt người nhìn mặt trăng. Trong phút giây mặt đối mặt, lòng nhân vật trữ tình tràn ngập hình ảnh của quá khứ tình nghĩa thuở sống ở ruộng đồng, sông ngòi và rừng bể… Lời thơ vẫn tiếp tục giản dị nhưng có sức biểu cảm lớn gợi những nỗi niềm rưng rưng xúc động về quá khứ. Từ “như”, từ “là” của phép điệp ngữ kết hợp với những từ ngữ thể hiện không gian sống quen thuộc của thời quá khứ (đồng, bể, sông, rừng) làm cho giọng thơ có sắc thái dồn dập, mạnh mẽ như xúc cảm đầy ắp đang trào dâng trong lòng nhân vật trữ tình.

+ Khổ 2 quá khứ hồn nhiên, tình nghĩa đã thức tỉnh tâm hồn thi nhân đưa nhân vật trữ tình trở về đối diện với chính mình và nhận ra mình là “người vô tình” đã có một thời vì cuộc sống, vì hoàn cảnh ấm êm mà trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Đối diện với vầng trăng bao dung, một vầng trăng “tròn vành vạnh, im phăng phắc”, không lời buộc tội nhưng đủ để cho nhân vật trữ tình “giật mình” thấm thía với lỗi lầm, đã hờ hửng và bội bạc với những kỷ niệm thân thương của mình. Lời thơ vừa gợi hình vừa biểu cảm gợi tả vẻ đẹp của vầng trăng, vẻ đẹp của quá khứ thân thương. Lời thơ giản dị nhưng trữ tình và giàu ý nghĩa triết lí. Nó gợi cho con người đạo lý thủy chung, uống nước nhớ nguồn .

– Hai khổ thơ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình. Giọng điệu thơ tâm tình của thể thơ năm chữ được thể hiện với một nhịp thơ đặc biệt: khi thì trôi chảy tự nhiên nhịp nhàng theo lời kể, khi ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng suy tư. Hai khổ thơ có giọng điệu chân thành, truyền cảm, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Hai khổ thơ chỉ là một phần của bài thơ nhưng là một phần có ý nghĩa, với hình ảnh vầng trăng ngời tỏ trên bầu trời nhưng lại gợi được cả một thời quá khứ đầy cảm động, làm cho tâm hồn thi nhân bừng tỉnh, trở về với chính mình trong suy tư sâu lắng, trong ân hận thiết tha, nhắc nhở đến đạo lý sống thủy chung, tình nghĩa vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Bài thơ khép lại nhưng dư hai của cảm xúc và suy nghĩ vẫn còn vương vấn lòng người đọc hôm nay và mai sau.

19 tháng 12 2016

câu 2 là nêu ý nghĩa nhan để hả bạn

 

26 tháng 7 2021

Em tham khảo:

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ là người Hải Dương, sống ở thế kỉ thứ XVI.

Chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 trong số 20 câu chuyện được Nguyễn Dữ ghi chép lại trong cuốn Truyền khi mạn lục.

Dẫn dắt vấn đề: truyện có nhiều yếu tố kì ảo, đặc biệt là đoạn cuối của câu chuyện

2. Thân bài

Các yếu tố kì ảo xuất hiện trong truyện:Vũ Nương được Linh Phi, vợ vua Nam Hải, cứu và về sống tại thủy cung.

Khi Phan Lang nằm mộng, thả con rùa và lạc vào động Rùa của Linh Phi, được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương – người cùng làng đã chết oan, được sứ giả Xích Hỗn do Linh Phi sai đưa trở về.

Vũ Nương trở về dương thế.

Yếu tố kì ảo đặc sắc nhất của tác phẩm là hình ảnh Vũ Nương hiện ra khi Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang: lung linh huyền ảo với kiệu hoa, võng lọng rực rỡ, lúc ẩn lúc hiện rồi loang loáng, mờ nhạt dần.

Các yếu tố kì ảo được trình bày đan xen với những chi tiết thực (địa danh, sự kiện lịch sử) làm tăng thêm sự gần gũi với đời thực, thêm tính thuyết phục.

Ý nghĩa của các yếu tố kì ảo

Tạo một kết thúc có hậu, mang đặc trưng của thể loại: ước nguyện của nhân dân “ở hiền gặp lanh”, “bị oan sẽ được giải oan”,…

Tô đậm bản chất tốt đẹp của Vũ Nương (nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, trọng danh dự, nhân phẩm,…)

Tạo kịch tính, tố cáo Xã hội Phong kiến nam quyền bất công buộc con người mà nhất là người phụ nữ phải chết trong oan ức, không có chỗ đứng của người lương thiện.

Lòng nhân đạo của tác giải: hạnh phúc không có trong ảo ảnh hay thế giới bên kia, hạnh phúc chỉ có thực ở trần gian và con người cần phải biết trân quý và gìn nó.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề: các yếu tố kì ảo đã góp phần làm cho câu chuyện thêm hay, kịch tính, khắc họa rõ tính cách nhân vật,…

Lòng nhân đạo của tác giả: thông cảm, trân trọng, bảo vệ,…