K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2017

Đáp án: A

→ Cả hai đoạn trích đều miêu tả cảnh sông nước

29 tháng 2 2020

Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác tuy đều miêu tả cảnh sông nước nhưng phong cảnh thiên nhiên ở mỗi bài lại có những nét riêng và nghệ thuật miêu tả của mỗi nhà văn cũng vậy. Cảnh Sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, gợi nên sức sống đầy hoang dã. Cảnh sông ngòi chằng chịt và cảnh chợ nổi Năm Căn tấp nập, trù phú cũng là những nét riêng về phong cảnh trong tác phẩm này. Những trang văn Sông nước Cà Mau cho thấy bút pháp miêu tả đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi, cảnh vật, con người và cuộc sống biến ảo không ngừng. Nó hiộn lên vừa cụ thể lại vừa hao quái dưới ngòi bút của nhà văn. Vượt thác lại tập trung miêu tả vẻ đẹp hùng dũng của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hoành tráng và hùng vĩ. Giọng văn trong sáng, tươi đẹp, lúc thì mạnh mẽ hào hùng, lúc thì hồn nhiên, thơ mộng.

22 tháng 2 2021

Đọc Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi và Vượt thác người đọc bắt gặp vẻ đẹp của cảnh sông nước Việt Nam. Nếu như trong Vượt thác của Võ Quảng, điều thú vị đầu tiên là người đọc đều bắt gặp cảnh sông nước. Nếu như trong Vượt thác của Võ Quảng, chúng ta đến với sông Thu Bồn, một con sông ở miền Trung với nét đặc trưng là quanh co và nhiều ghềnh thác nhưng không kém phần hấp dẫn thì với Sông nước Cà Mau. Đoàn Giỏi lại đưa ta vào vùng đất cực Nam của Tổ quốc nơi mà kênh rạch “bủa giăng chi chít như mạng nhện” cũng tạo nên những nét riêng hết sức thú vị.

Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

 

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sống. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi”, là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình từ tự nhiên hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông nước, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời, của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió. Trên trời thì xanh…không ngớt vọng về trong hơi gió muối… Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tổ quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bo Mắt, kênh Ba Khía… Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đem đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, (12 chữ “những”) trong đoạn văn gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè có thể mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang…Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị!.

 

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cuốn phim quay chậm với sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm | thanh có phân mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà Mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

 

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn của tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn. Sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước n. Ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác. Ở đoạn cuối, dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng bằng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng. – Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó là sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật – so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi.. lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hổ đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những vòm cây cổ thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

22 tháng 2 2021

arigotougozaimasu

11 tháng 5 2020

Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác tuy đều miêu tả cảnh sông nước nhưng phong cảnh thiên nhiên ở mỗi bài lại có những nét riêng và nghệ thuật miêu tả của mỗi nhà văn cũng vậy. Cảnh Sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, gợi nên sức sống đầy hoang dã. Cảnh sông ngòi chằng chịt và cảnh chợ nổi Năm Căn tấp nập, trù phú cũng là những nét riêng về phong cảnh trong tác phẩm này. Những trang văn Sông nước Cà Mau cho thấy bút pháp miêu tả đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi, cảnh vật, con người và cuộc sống biến ảo không ngừng. Nó hiộn lên vừa cụ thể lại vừa hao quái dưới ngòi bút của nhà văn. Vượt thác lại tập trung miêu tả vẻ đẹp hùng dũng của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hoành tráng và hùng vĩ. Giọng văn trong sáng, tươi đẹp, lúc thì mạnh mẽ hào hùng, lúc thì hồn nhiên, thơ mộng.

*Ryeo*

12 tháng 1 2018

a)  đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh và ... tiếng rì rào bất tận ... của rừng, của sóng. Ấn tượng ấy được thể hiện qua các câu văn dài ngắn xen kẽ, biến hoá linh hoạt: vừa tả vừa kể, tạo ra một mạch văn trữ tình lôi cuốn.

B)Qua cách miêu tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, tả xen kể… cùng với việc sử dụng các từ ngữ gợi cảm tinh tế của tác giả, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là một nơi có khung cảnh thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ – nơi có những dòng sông rộng lớn và rừng đước bạt ngàn; đồng thời đó cũng là nơi có cảnh chợ Năm Căn đặc sắc, tấp nập đông vui.

12 tháng 1 2018

trang 18 là            2) tìm hiểu văn bản

26 tháng 2 2016

2.Cảnh vật u ám sau trận mưa. Gió thổi từng đợt rét buốt. Màn mây xám xịt hé sang một chút để lộ một phần của mặt trời. Đám tang thầm lặng cứ diễn ra. Dân trong làng đều kéo tới. Mục sư Dế dõng dạc đọc bài kinh cầu nguyện cho linh hồn Dế Choắt. Tiếng đọc vừa dứt, mọi người xúm lại quanh một bà cào cào ngất vì quá xúc động. Mèn cứ đứng đó, nước mắt cứ chảy dài trên má cậu ta. Nom cậu ta có vẻ rất buồn. Cậu ta để bông hoa mà mình đã cầm suốt buổi lên mộ Dế Choắt, cầm thêm nắm đất tơi đắp vào rồi đứng lặng rất lâu. Lúc sau, đã có một số người ra về. Dần dần, mọi người ra về hết, chỉ còn Mèn vẫn đứng đó, vẫn khóc thầm. Cậu ta nghĩ thầm: "Choắt ơi! Cậu chết là tại mình. Tại mình tất cả. Tại sao mình ngốc thế. Tại sao mình lại trêu chị Cốc cơ chứ. Mình là đồ hèn. Đồ hèn Choắt ạ. Chỉ vì mình hèn nhát mà cậu chết oan. Tại sao trêu chị Cốc xong, mình lại chạy trốn nhỉ. Sao mình không ở lại nhận lỗi với chị Cốc hoặc có thể đối đầu với chị ấy. Mình là một chàng Dế khoẻ mạnh cơ mà. Choắt ơi! Mình hối hận lắm nhưng muộn mất rồi, muộn mất rồi Choắt ơi!!!…" Dế Mèn lại khóc, xung quanh vắng vẻ đến rợn người. Gió vẫn thổi hun hút, cỏ cây nghiêng ngả. Nước rỏ xuống người Mèn làm bộ áo của cậu ướt sũng. Người Mèn run lên vì lạnh. Cậu ta chuẩn bị ra về thì phải. Hai tay cậu ta giơ lên trời, nói to: “Choắt ơi! Mình không thể đi theo cậu được, đành phải để cậu nằm đây. Hãy yên nghỉ và tha thứ cho lỗi lầm của mình. Tất nhiên mình không xứng đáng được như vậy. Choắt ơi! Những lời của cậu mình sẽ ghi lòng tạc dạ đến hết đời. Mình đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên nhưng đã phải trả giá quá đắt. Hãy yên nghỉ Choắt nhé!!!…" Khuôn mặt Mèn nhạt nhoà nước mắt. Cậu ta quay về để lại người bạn của mình đang yên giấc ngàn thu…

26 tháng 2 2016

Không ngắc gọn mà xúc tích cơ ( chỉ sử dụng từ ngữ) hihi

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
25 tháng 1 2019

Giống nhau: Hai tác phẩm đều tái hiện vẻ đẹp thiên nhiên và con người miền sông nước. => làm nên vẻ đẹp, diện mạo của đất nước.

Khác nhau:

- Bài sông nước Cà Mau miêu tả mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt và cuộc sống trên thuyền của những người dân miền sông nước.

- Bài Vượt thác lại miêu tả độ cao, dốc của con sông miền Tây Bắc, từ đó làm hiện lên vẻ đẹp của con người vượt thác rắn rỏi, cường tráng, say mê lao động.