K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

- Câu rút gọn:

Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi...

=> Rút gọn thành phần chủ ngữ.

Hãy mang tên họ nào khác đi!

=> Rút gọn thành phần chủ ngữ.

22 tháng 10 2019

Thành phần gọi đáp: bầu ơi. Đây chỉ là lời gọi hướng tới mọi người nói chung (bầu, bí, giàn - ẩn dụ chỉ những người cùng trong một nước, có quan hệ gắn bó)

6 tháng 2 2021

a)

Nói băm nói bổ: nói bộp chát, xỉa xói (đây là phương châm lịch sự).Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu (đây là phương châm lịch sự).Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc chỉ chiết (đây là phương châm lịch sự).Nửa úp nửa mở: thái độ mập mờ, ỡm ờ, không nói hết ý (đây là phương châm cách thức).Mồm loa tép nhảy: nói nhiều, lắm lời, đanh đá, nói át người khác (đây là phương châm lịch sự).Đánh trống lảng: né tránh, không muốn vào tham dự một việc nào đó, (đây là phương châm quan hệ).Nói như dùi đục chấm mấm cáy: nói không khéo léo, thô kệch, thiếu tế nhị (đây là phương châm lịch sự).

b) Việc sử dụng phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu?  Nói ở đâu? Nói để làm gì?

6 tháng 2 2021

a) Nói băm nói bổ: nói bộp chát, xỉa xói (đây là phương châm lịch sự).

Nửa úp nửa mở: thái độ mập mờ, ỡm ờ, không nói hết ý (đây là phương châm cách thức).

b) Việc sử dụng phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu?  Nói ở đâu? Nói để làm gì?)

Bài 1: Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào.1. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!2. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.3. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chã nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn thế được.4. Hãy bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiếm môi trường đang gia tăng.5. Ôi...
Đọc tiếp

Bài 1: Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào.

1. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

2. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.

3. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chã nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn thế được.

4. Hãy bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiếm môi trường đang gia tăng.

5. Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa

6. Lan, bạn thân nhất của tớ, đã chuyển lên thành phố.

7. Có lẽ chiều nay trời sẽ mưa.

8. Cậu vàng đi đời rồi ông Giáo ạ.

9. Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu.

10. Hình như đó là bạn Lan

11. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.

12. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

13. Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông

   Tình Bắc Nam chung chảy một dòng

14. Chao ôi, bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

15. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mệt mỏi lắm.

16. Hôm nay có lẽ trời sẽ nắng.

 

0
23 tháng 8 2021

1 Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chã nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn thế được. (thành phần tình thái). Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến.

2 Có lẽ chiều nay trời sẽ mưa. (thành phần tình thái). Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến.

3. Cậu vàng đi đời rồi ông Giáo . (thành phần tình thái). Thể hiện cách nìn của người nói đối với sự việc được nói đến.

4. Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu. (thành phần cảm thán). Bộc lộ tâm lý người nói.

5. Hình như đó là bạn Lan. (thành phần tình thái). Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến.

23 tháng 6 2020

Bài thơ là lời của người cháu nói với bà, nói về kỉ niệm tuổi thơ bên bà và những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.

Mạch cảm xúc của bài thơ: Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, bài thơ giống như lời tâm sự của người cháu hiếu thảo gửi cho người bà.

Bắt đầu ngọn nguồn cảm xúc từ hình ảnh bếp lửa. Từ đó gợi lại kỉ niệm tuổi thơ được bà chăm sóc, nuôi nâng. Từ những kỉ niệm người cháu thấu hiểu, suy ngẫm về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị và cao quý. Mạch cảm xúc thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm tới suy ngẫm.

23 tháng 6 2020

a) Xét theo mục đích nói , câu trên thuộc kiểu câu cảm thán. Dấu hiệu : Ôi. Câu trên diễn tả sự ngạc nhiên , ngỡ ngàng.

b) Mặc dù tác giả đã có ý sắp xếp theo trật tự thời gian nhưng toàn bài vẫn cứ là một dòng chảy tự nhiên xáo động. Những thương nhớ cứ xô đẩy trật tự sắp đặt, cảm xúc cứ giành lấy quyền dẫn dắt ý tứ.Mặc dù tác giả đã có ý sắp xếp theo trật tự thời gian nhưng toàn bài vẫn cứ là một dòng chảy tự nhiên xáo động. Những thương nhớ cứ xô đẩy trật tự sắp đặt, cảm xúc cứ giành lấy quyền dẫn dắt ý tứ.

c)-vì bếp lửa là hình ảnh gợi lên sự đầm ấm của gia đình hay nói rõ hơn , trong bài thơ này chính là người bà kính yêu.Bếp lửa là hình ảnh tả thực xuyên suốt bài thơ thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.Đồng thời , bếp lửa vốn thân thuộc trong mỗi gia đình bỗng trở nên kì lạ => bếp lửa kì diệu thiêng liêng có kỉ niệm và hồi ức gọi nhớ về bà , tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn cháu trong suốt cuộc đời.

-thành phần gạch chân là thành phần  phụ chú được ngăn cách bởi  dấu gạch ngang