Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như v...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2017

Trong hai đoạn văn câu bị động là:

- a. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

- b. Người đầu tiên chịu ảnh hưởng của thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ.; Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

Tác giả chọn cách dùng câu bị động như vậy vì:

a. Trong trường hợp này, các câu bị động được lược bỏ thành phần chủ ngữ. Có thể khôi phục: Có khi tinh thần yêu nước được người ta trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi tinh thần yêu nước (được) người ta cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Việc lược bỏ chủ ngữ là nhằm tránh lặp thừa. Câu bị động trong đoạn văn này được sử dụng để đảm bảo sự liên kết. Đối tượng nói đến ở đây là tinh thần yêu nước chứ không phải chủ thể của tinh thần yêu nước. Câu đầu đoạn văn thể hiện rõ điều này.

b. Chủ đề của đoạn văn này là nói về Thế Lữ - "Người đầu tiên..." - "Tác giả "Mấy vần thơ"..." chứ không phải nói về thơ Pháp, hay những người tôn vinh ông. Hai câu bị động có chủ ngữ cùng hướng về một đối tượng và cùng thống nhất với chủ đề của đoạn.

27 tháng 4 2017

Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy.

-Tinh thân yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

(Hồ Chí Minh)

-Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ cái hương vị phương xa. Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

(Theo Hoài Thanh)

Gợi ý:

- Các câu bị động trong các đoạn trích gồm có:

+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

+ Những cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

+ Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

- Tác dụng của các câu bị động trong đoạn văn:

+ Làm cho đoạn văn tránh được cách viết trùng lặp, nhàm chán.

+ Tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong một văn bản.

24 tháng 8 2018

- Trong hai đoạn văn, câu bị động là:

    + a. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

    + b. Người đầu tiên chịu ảnh hưởng của thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ.; Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

- Tác giả chọn cách dùng câu bị động như vậy vì:

    + a. Trong trường hợp này, các câu bị động được lược bỏ thành phần chủ ngữ. Có thể khôi phục: Có khi tinh thần yêu nước được người ta trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi tinh thần yêu nước (được) người ta cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Việc lược bỏ chủ ngữ là nhằm tránh lặp thừa. Câu bị động trong đoạn văn này được sử dụng để đảm bảo sự liên kết. Đối tượng nói đến ở đây là tinh thần yêu nước chứ không phải chủ thể của tinh thần yêu nước. Câu đầu đoạn văn thể hiện rõ điều này.

    + b. Chủ đề của đoạn văn này là nói về Thế Lữ - "Người đầu tiên..." - "Tác giả "Mấy vần thơ"..." chứ không phải nói về thơ Pháp, hay những người tôn vinh ông. Hai câu bị động có chủ ngữ cùng hướng về một đối tượng và cùng thống nhất với chủ đề của đoạn.

5 tháng 1 2019

Câu bị động trong đoạn trích: Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

Tác giả chọn như vậy để tránh lặp lại kiểu câu trước đó, đồng thời để liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn

23 tháng 2 2018

Tìm câu bị động trong đoạn trích dưới đây . Giải thích tại sao tác giả lại chọn cách viết như vậy ?

" Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ . Những bài thơ nổi tiếng của Thế Lữ ra đời đầu năm 1933 đến 1924. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ một cái hương vị phương xa . Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ "

TL :

-- Câu bị động : "Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ ."

-- Tác giả chọn vậy để tránh lặp lại câu trước đó, đồng thời để liên kết tốt hơn các câu trong đoạn.

1.Tìm trong các ví dụ dưới đây những câu đặc biệt và câu rút gọn. a/ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đau trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy dều được dưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức,...
Đọc tiếp

1.Tìm trong các ví dụ dưới đây những câu đặc biệt và câu rút gọn.

a/ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đau trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy dều được dưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Hồ Chí Minh)

b/ Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giấy…Bốn giây…Năm giây…Lâu quá!

(Vũ Tú Nam)

c/ Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.

(Nguyễn Trí Huân)

d/ Chim sâu hỏi chiếc lá:

-Lá ơi!Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

-Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

(Trần Hoài Dương)

2. Mỗi câu đặc biệt và câu rút gọn em vừa tìm được trong bài tập trên có tác dụng gì?

3. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có một vài câu đặc biệt.

 

 

1
25 tháng 4 2017

Bài 1:

a.

- Câu đặc biệt: Không có.

- Câu rút gọn:

+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lề, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

b.

- Câu đặc biệt: Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!

- Câu rút gọn: Không có.

c.

- Câu đặc biệt: Một hồi còi.

- Câu rút gọn: Không có.

d. Câu đặc biệt: Lá ơi!

- Câu rút gọn:

+ Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

+ Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

Bài 2: Tác dụng của từng câu đặc biệt và câu rút gọn vừa tìm được:

a. Câu rút gọn: Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

b. Câu đặc biệt:

  • Ba giây... Bốn giây... Năm giây...: Xác định, gợi tả thời gian.

  • Lâu quá!: Bộc lộ trạng thái cảm xúc

c. Câu đặc biệt: Thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng

d.

- Câu đặc biệt: gọi đáp

- Câu rút gọn: làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

Bài 3:

Từ lúc bé tẹo, tôi đã được đùa giỡn với sóng, với cát mỗi dịp về quê. Ông đưa tôi ra bờ biển, bế bổng tôi lên rồi lại đặt xuống mép nước cho chơi thoả thích. Ấy là bố và ông hay kể vậy thôi chứ tôi nào nhớ gì. Lớn, tôi mới có kí ức của riêng mình về biển và quê. Thanh bình. Yên ả. Biển quê nội tôi cho tôi cảm giác ấy. Căn nhà của ông bà nội hướng ra biển, đón gió lồng lộng suốt cả ngày. Tôi thích cảm giác thức dậy sáng sớm, chân trần đi ra biển. Làng chài nhộn nhịp từ lúc tinh mơ, dân làng bận rộn, vui mừng với những mẻ lưới vừa vào bờ. Trong những mẻ lưới buổi sáng ấy thế nào cũng có những con sao biển lấp lánh, con sứa trong suốt và thể nào chúng cũng bị vứt lại bên bờ biển. Tôi tha thẩn gom những con sao biển tội nghiệp ấy. Thật lạ. Dù chết nó vẫn giữ nguyên vẻ lấp lánh như lúc vừa ở biển vào.

hần I. ( 4 điểm)Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền,...
Đọc tiếp

hần I. ( 4 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

( Ngữ văn 7 tập 2, trang 25)

Câu 1 ( 0,25 đ) Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?

Câu 2: ( 0,25 đ) Tác giả của đoạn văn trên là ………………………………

Câu 3: ( 0,25 đ) Trong các câu sau, câu nào là câu rút gọn?

A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

C. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

D. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.

E. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

0
Câu 1: Tìm câu bị động trong đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy? Người đầu tiên chịu ảnh hưởng của Pháp rất đậm đó là Thế Lữ. Những bài thơ nổi tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến năm 1944. Giữa lúc những thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đem về cho họ một cái hương vị phương xa....
Đọc tiếp

Câu 1:

Tìm câu bị động trong đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy?

Người đầu tiên chịu ảnh hưởng của Pháp rất đậm đó là Thế Lữ. Những bài thơ nổi tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến năm 1944. Giữa lúc những thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đem về cho họ một cái hương vị phương xa. Tác giả " mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ. ( Theo Hoài Thanh )

Câu 2 :

Hãy chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong khổ thơ sau:

[...] Ôi! Sáng xuân nay, xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về...Im lặng. Con chim hót

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...

( Tố Hữu, "Theo chân bác" )

1
24 tháng 3 2017

Câu 1:Người đầu tiên chịu ảnh hưởng của Pháp rất đậm đó là Thế Lữ. Những bài thơ nổi tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến năm 1944. Giữa lúc những thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đem về cho họ một cái hương vị phương xa. Tác giả " mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

- Tác giả chọn như vậy để tránh lặp lại kiểu câu trước đó, đồng thời để liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.

Câu 2:

a. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hai tác phẩm.

- Nêu nội dung cơ bản của hai bài thơ, dẫn lời Ana- tôn Prăng- xơ

b. Thân bài

- Bác có tâm hồn yêu thiên nhiên, gắn bó chan hòa với thiên nhiên.

+ Viết về thiên nhiên (đặc biệt là trăng)

+ Có những rung động thực sự và say mê trước vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc.

+ Sống chan hòa, gắn bó với thiên nhiên, cảnh vật.

- Tình yêu thiên nhiên luôn gắn liền với tình yêu nước sâu nặng.

- Chất nghệ sĩ và tâm hồn thi sĩ luôn thống nhất trong con người Bác.

c. Kết bài

- Khẳng định giá trị của hai tác phẩm

- Nêu bài học cho bản thân.

24 tháng 3 2017

Bạn có thể viết hẳn ra thành một bài được không? haha

21 tháng 2 2020

lm hộ nha mn 

Đề bài:Qua các bài ca dao, bài thơ văn đã học ở lớp 7 em hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định của Đặng Thai Mai: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”

1.Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây: a/ Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của nhà thơ. Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp ký sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm. Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy...
Đọc tiếp

1.Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây:

a/ Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của nhà thơ.

Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp ký sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.

Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,... Đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,…

(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)

b/ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không?Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì… […]. Lúc còn học phổ thông, Lu-I Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

(Theo Trái tim có điều kì diệu)

2.Chỉ ra các trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây. Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành.

a/ Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.

(Theo báo Văn nghệ)

 

b/ Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đỡn vẫn khắc khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.

(Anh Đức)

3. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong những trường hợp ấy.

 

4
26 tháng 4 2017
1. Tìm các trạng ngữ trong những câu dưới đây và nhận xét về công dụng của chúng.
a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự hoạ rất rõ nét và sinh động của nhà thơ.
Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.
Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,... đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,...
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)
b) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì... [...]. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.
Gợi ý:
- Các trạng ngữ:
+ Đoạn a:
Kết hợp những bài này lại,(1) ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự hoạ rất rõ nét và sinh động của nhà thơ.
Ở loại bài thứ nhất,(2) người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.
Ở loại bài thứ hai,(3) ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,... đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,...
+ Đoạn b:
Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi,(4) bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi,(5) bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn,(6) bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì... [...]. Lúc còn học phổ thông,(7) Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hoá,(8) ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.
- Công dụng:
+ Bổ sung ý nghĩa cho câu: về thời gian - (4), (5), (6), (7); về không gian, nơi chốn - (2), (3); về cách thức - (1); về phương diện - (8);
+ Liên kết: Ở cả hai đoạn này, các trạng ngữ đều được liên kết với nhau theo kiểu lập luận diễn dịch giúp cho bài văn trở nên rõ ràng, dễ hiểu.
2. Việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong các ví dụ dưới đây có tác dụng gì?
a) Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.
(Theo báo Văn nghệ)
b) Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
(Anh Đức)
Gợi ý:
- Xác định câu được tách từ thành phần trạng ngữ;
- Nhận xét tác dụng:
+ Thử gộp câu được tách từ trạng ngữ với câu có nòng cốt thành một câu:
Bố cháu đã hi sinh năm 72.
Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối, trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
+ Đọc và so sánh với các câu khi được tách để thấy được tác dụng nhấn mạnh thông tin của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.
3. Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 10 câu về sự giàu đẹp của tiếng Việt, trong đó có sử dụng trạng ngữ để bổ sung ý nghĩa và để liên kết các câu.
Tiếng Việt ra đời từ rất sớm, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tiếng Việt có nhiều thể loại và nhiều cách thể hiện khác nhau, từ hội họa, ca nhạc, điêu khắc, đến thơ, văn chương truyền khẩu, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Văn học cũng là một khía cạnh của Tiếng Việt. Cũng như Tiếng Việt, văn học Việt Nam ra đời từ thời viễn cổ ((chỗ này hơi lũng cũng)), phát triển qua các giai đoạn lịch sử và phân hóa thành hai thể loại: Văn chương truyền khẩu và văn học viết ((bao gồm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ)). Dù ở giai đoạn nào ((vh vn phát triển qua 4 giai đoạn)), thể loại ((văn xuôi, hồi kí, tùy bút, tác phẩm tự sự,ca dao, tục ngữ...)) hay hình thức thể hiện ((văn xuôi hoặc thơ)) nào thì văn học Việt Nam vẫn mang đậm truyền thống yêu nước ((Nguyễn Trãi, HCM,Huy Cận, Tố Hữu,...)) và tinh thần tự hào dân tộc ((HCM, Tế Hanh,...)), tình nhân ái, tấm lòng nhân đạo ((Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,...)), yêu thương con người và bản sắc dân tộc, yêu cảnh sắc non sông đất nước....((nên kể thêm các tp và tg: Tản Đà, Trần Huy Khải, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân,...)). Văn chương thể hiện số phận của con người, cuộc sống của người dân qua các giai đoạn lịch sử, con người trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Văn học giúp con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Văn chương thể hiện tình cảm của tác giả, nhà văn, nhà thơ trước thực tế cuộc sống. Vì vậy, có thể nói văn học Việt Nam cũng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
26 tháng 4 2017
1. Tìm các trạng ngữ trong những câu dưới đây và nhận xét về công dụng của chúng.
a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự hoạ rất rõ nét và sinh động của nhà thơ.
Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.
Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,... đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,...
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)
b) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì... [...]. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.
Gợi ý:
- Các trạng ngữ:
+ Đoạn a:
Kết hợp những bài này lại,(1) ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự hoạ rất rõ nét và sinh động của nhà thơ.
Ở loại bài thứ nhất,(2) người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.
Ở loại bài thứ hai,(3) ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,... đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,...
+ Đoạn b:
Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi,(4) bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi,(5) bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn,(6) bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì... [...]. Lúc còn học phổ thông,(7) Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hoá,(8) ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.
- Công dụng:
+ Bổ sung ý nghĩa cho câu: về thời gian - (4), (5), (6), (7); về không gian, nơi chốn - (2), (3); về cách thức - (1); về phương diện - (8);
+ Liên kết: Ở cả hai đoạn này, các trạng ngữ đều được liên kết với nhau theo kiểu lập luận diễn dịch giúp cho bài văn trở nên rõ ràng, dễ hiểu.
2. Việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong các ví dụ dưới đây có tác dụng gì?
a) Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.
(Theo báo Văn nghệ)
b) Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
(Anh Đức)
Gợi ý:
- Xác định câu được tách từ thành phần trạng ngữ;
- Nhận xét tác dụng:
+ Thử gộp câu được tách từ trạng ngữ với câu có nòng cốt thành một câu:
Bố cháu đã hi sinh năm 72.
Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối, trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
+ Đọc và so sánh với các câu khi được tách để thấy được tác dụng nhấn mạnh thông tin của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.
3. Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 10 câu về sự giàu đẹp của tiếng Việt, trong đó có sử dụng trạng ngữ để bổ sung ý nghĩa và để liên kết các câu.
Gợi ý: Chú ý đảm bảo tính thống nhất chủ đề của đoạn. Về việc sử dụng trạng ngữ để liên kết các câu, có thể dựa theo quan hệ về thời gian (lịch sử tiếng Việt) hoặc quan hệ giữa các phương diện (chữ viết, âm thanh, ý nghĩa,...),...
1 tháng 5 2018

- Nội dung: Phải làm cho tinh thần yêu nước của mỗi người được bộc lộ rõ nhất, trở thành sức mạnh để chống lại quân địch

- Phép liệt kê: +) Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy: Tinh thần yêu nước được bộc lộ ra bên ngoài

                       +) Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm: Đôi khi nó cũng bị vùi lấp, ẩn dấu không để mọi người thấy, cũng như không để nó thể hiện ra bên ngoài

                       +) Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến: Nêu ra những việc cần làm để mọi người cùng nhau thực hiện công việc yêu nước, cũng như góp sức mình vào công việc kháng chiến

1 tháng 5 2018

Nội dung là :

Nói đến tinh thần yêu nước rất quan trọng 

và mỗi chúng ta cần pải giữ gìn và nâng cao 

tinh thần đó . 

liệt kê :- trong tủ kính , trong bình pha lê 

- Trong dương , trong hòm 

- giải quyết , tuyên truyền , tổ chức , lãnh đạo 

- công viện yêu nước , công việc kháng chiến 

phân tích thì mik ko bít ! 

~~hok tốt ~~